Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đồng chí Lê Đức Anh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”
TCCS - Ngày 30-11-2020, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra Hội thảo khoa học: “Đồng chí Lê Đức Anh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”. Đây là Hội thảo khoa học cấp quốc gia lần đầu tiên về Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, do Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Đồng chí Lê Đức Anh (1-12-1920 - 1-12-2020).
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư dự và chỉ đạo Hội thảo.
Tham dự Hội thảo còn có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội; đại diện gia đình Đại tướng Lê Đức Anh.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, Hội thảo khoa học về đồng chí Lê Đức Anh là một trong những hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Lê Đức Anh. Đồng chí Võ Văn Thưởng mong muốn các tham luận và ý kiến trình bày tại Hội thảo sẽ góp phần bổ sung những thông tin, tư liệu để khẳng định sâu sắc cuộc đời, sự nghiệp cách mạng sôi nổi, phong phú của đồng chí Lê Đức Anh; tôn vinh và tri ân công lao, cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị Hội thảo tập trung thảo luận, làm rõ một số vấn đề:
Thứ nhất, tập trung thảo luận, khẳng định cuộc đời, sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng vẻ vang của đồng chí Lê Đức Anh.
Thứ hai, làm rõ công lao, cống hiến to lớn của đồng chí Lê Đức Anh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Thứ ba, phân tích và làm sâu sắc hơn những quan điểm tư tưởng của đồng chí Lê Đức Anh về những vấn đề lý luận và thực tiễn trên các lĩnh vực.
Thứ tư, khẳng định những giá trị tinh thần và bài học kinh nghiệm từ cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú và cuộc sống bình dị của đồng chí Lê Đức Anh.
Hội thảo nhận được hơn 90 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, đại diện một số địa phương, nhân chứng lịch sử gửi tới Ban Tổ chức Hội thảo và nhiều ý kiến phát biểu, trao đổi tại hội trường, tập trung làm rõ cuộc đời và quá trình công tác của đồng chí Lê Đức Anh từ nhỏ đến khi tham gia hoạt động cách mạng.
Đồng chí Lê Đức Anh, có bí danh là Nguyễn Phú Hòa, còn gọi là Chín Hòa, Sáu Nam, sinh ngày 1-12-1920. Tuy sinh ra tại làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng quê quán của đồng chí Lê Đức Anh ở xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống văn hóa và tinh thần đấu tranh cách mạng.
Năm 1937, đồng chí Lê Đức Anh tham gia phong trào dân chủ ở huyện Phú Vang và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; tháng 5-1938, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đó, đồng chí liên tục tham gia, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, cho đất nước. Đồng chí Lê Đức Anh được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Các tham luận tại Hội thảo đã nêu bật vai trò, những cống hiến của đồng chí Lê Đức Anh trong lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, bảo vệ thành quả cách mạng; làm rõ tư duy sáng tạo, tính quyết đoán của đồng chí về thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời kỳ đổi mới đất nước. Qua đó, đúc rút những bài học kinh nghiệm quý, có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, vận dụng vào hoạt động xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, phát triển nền khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Các đại biểu tham gia Hội thảo còn tập trung thảo luận về những giá trị tinh thần, bài học quý đúc rút từ cuộc đời hoạt động cách mạng và cuộc sống đời thường của Đồng chí Lê Đức Anh.
Các ý kiến phát biểu và tham luận của các đại biểu đều khẳng định, đồng chí Lê Đức Anh là người cộng sản kiên cường, suốt đời cống hiến, hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; là người chỉ huy tài ba, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, dày dạn kinh nghiệm trận mạc, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả; là nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân, với nhiều dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; một nhân cách đức độ, giản dị, gần gũi, thẳng thắn, chân thành, giàu tình yêu thương con người. Theo các đại biểu, những giá trị tinh thần và bài học quý đó đã và đang góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, hun đúc niềm tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng của Việt Nam nói chung và của quê hương Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như vận dụng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong dịp này, Ban tổ chức Hội thảo còn tổ chức Lễ Dâng hương tại Nhà lưu niệm Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh; thăm và tặng quà các gia đình chính sách ở xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế./.
Khởi nghĩa Nam Kỳ - ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam  (23/11/2020)
Nam Bộ kháng chiến - ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử  (21/11/2020)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên