Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Khoa học xã hội - nhân văn nghiên cứu xã hội và con người từ đời sống xã hội hiện thực, từ lịch sử vận động, tiến hóa và phát triển của nó trong những điều kiện xác định của những thời đại lịch sử xác định, nhằm khám phá bản chất, quy luật, động lực của lịch sử xã hội và con người, đem những kiến giải khoa học soi sáng nhận thức của con người; thúc đẩy con người hành động sáng tạo, phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách để xã hội phát triển ngày một văn minh, hiện đại.
Ở nước ta, qua hơn 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã mở ra cơ hội phát triển và cả một chân trời rộng lớn để phát triển nền khoa học xã hội - nhân văn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định những đóng góp to lớn của khoa học xã hội - nhân văn trong việc điều tra, nghiên cứu, cung cấp tư liệu và luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
Để thúc đẩy nền khoa học xã hội - nhân văn có những bước phát triển mới, cần phải tạo động lực phát triển khoa học từ cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn.
Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về vấn đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn do GS, TS. Hoàng Chí Bảo làm chủ biên.
Cuốn sách gồm nhiều bài viết của các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Viện Khoa học Chính trị, Tạp chí Nghiên cứu lý luận và Vụ Quản lý khoa học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa dân chủ với sự phát triển các năng lực sáng tạo của người nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, từ đó bước đầu tìm tòi những vấn đề lý luận và thực tiễn của cơ chế thực hiện dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn ở nước ta nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học xã hội - nhân văn vì sự bền vững của chế độ, sự phồn vinh của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân và triển vọng tươi sáng của nền khoa học nước nhà./.
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI  (20/02/2009)
Bàn về vấn đề lý luận  (20/02/2009)
Công ước Biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam  (20/02/2009)
Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh  (20/02/2009)
Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam  (20/02/2009)
G7 và những cam kết vực lại nền kinh tế  (19/02/2009)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay