Số phận các nền văn minh và thế giới ngày nay
Mùa hè năm 1993, trên tạp chí Những vấn đề ngoại giao (Foreign Affairs) ở Hoa Kỳ xuất hiện bài viết của học giả người Mỹ Samuel P.Huntington với nhan đề “Sự đụng độ giữa các nền văn minh”. Vài tháng sau, cũng trên tạp chí đó, là bài viết “Nếu không phải là các nền văn minh thì là cái gì? Các chuẩn thức của thế giới sau chiến tranh lạnh” của cùng tác giả. Và năm 1996, Huntington cho ra đời cuốn sách trên 300 trang “Sự đụng độ giữa các nền văn minh và xây dựng lại trật tự thế giới”.
Tác giả của “Sự đụng độ giữa các nền văn minh” cho rằng: mâu thuẫn cố hữu giữa các nền văn minh chính là nguyên nhân sâu xa và quyết định dẫn đến mọi cuộc xung đột, kể cả xung đột vũ trang trong thế giới ngày nay, trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế. Theo Huntington, trong các giai đoạn lịch sử trước đây, mâu thuẫn này dường như bị chìm đi dưới những mâu thuẫn quốc gia - dân tộc hay mâu thuẫn hệ tư tưởng; nhưng ngày nay, sau khi Liên Xô sụp đổ và kết thúc chiến tranh lạnh, thì mâu thuẫn đó đang bùng lên với tất cả sức mạnh tiềm ẩn. Điều đó cũng có nghĩa là những hành động bành trướng, xâm lược của các thế lực bá quyền mà thời đại đang chứng kiến, đều phải được hiểu là bắt nguồn từ xung đột văn hóa - văn minh chứ không phải là kết quả của một mưu đồ địa - chính trị hay địa - kinh tế của một tập đoàn quyền lực và quyền lợi nào. Tương lai của các nền văn minh, nghĩa là của loài người cũng được nhìn nhận dưới quan điểm xung đột mang tính định mệnh đó.
Nhà văn, nhà nghiên cứu khoa học xã hội Nguyễn Chí Tình, là một trong những người có điều kiện sớm tiếp xúc với các tài liệu nguyên bản ở nước ngoài liên quan đến luận thuyết “Sự đụng độ giữa các nền văn minh” - một luận thuyết được dư luận trên thế giới, đặc biệt giới khoa học và giới chính khách tỏ ra rất quan tâm. Bằng nhận thức khoa học tích luỹ được, tác giả Nguyễn Chí Tình đã có những phản ứng và những đánh giá đầu tiênđối với một luận thuyết như vậy, và từ đó, đã hình thành dự định viết một công trình khoa học nói lên quan điểm tư tưởng của mình về thực chất mối quan hệ giữa các nền văn minh, mà cũng chính là số phận của các nền văn minh trong thời đại ngày nay. Nói một cách khác, đó cũng là dự định về một cuộc đối thoại với luận thuyết Huntington. Ý thức được mức độ phức tạp, tầm quan trọng và sự nghiêm túc của vấn đề, tác giả đã để gần mười năm tìm đọc thêm tài liệu, nghiên cứu, suy ngẫm, và viết (từ 2004 đến 2006) thành cuốn sách Số phận các nền văn minh và thế giới ngày nay.
Trong cuộc đối thoại với luận thuyết Huntingtơn, tác giả đã quan niệm ngay từ đầu là cần phải đề cập vấn đề một cách tương đối toàn diện, đi từ những nhận thức được coi là cơ bản nhất, kể cả nhận thức lịch sử, trước khi trả lời câu hỏi: “Phải chăng những xung đột ngày nay trên thế giới là sự đụng độ giữa các nền văn minh?”. Tác giả đã dành phần đầu tiên của cuốn sách để xác định lại một lần nữa các khái niệm “văn hoá” và “văn minh”, là những khái niệm không phải bao giờ cũng được hiểu một cách chính xác trong đời sống học thuật và xã hội. Tiếp theo là những chương sách dành cho 6 nền văn minh lớn đang tiếp tục tồn tại: Nền văn minh phương Tây, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Hồi Giáo, nền văn minh Sông Hồng, nền văn minh Xã hội chủ nghĩa. Điều cần nhấn mạnh là: tác giả không viết lịch sử các nền văn minh, mà căn cứ trên thực tế lịch sử để ghi lại những nét chủ yếu trong diện mạo từng nền văn minh như nó đã và đang tồn tại để tìm ra thực chất, cốt lõi văn hóa xuyên suốt. Trên cơ sở đó đi đến một nhận thức làm tiền đề cho cuộc đối thoại về quan hệ giữa các nền văn minh: Có phải chăng thực chất, cốt lõi của các nền văn minh là điều kiện định mệnh dẫn đến khuynh hướng xung đột lẫn nhau hay lại chính là nền tảng cho một khuynh hướng ngược lại? Và, tác giả đã phân tích - chứng minh rằng: không hề có xung đột giữa các nền văn minh, hay giữa các tôn giáo theo đúng nghĩa của nó.
Cuốn sách Số phận các nền văn minh và thế giới ngày nay, do Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 2007, dày 1016 trang, chia thành 4 phần với 16 chương.
Phần một: Trao đổi về khái niệm
Phần hai: Đi tìm diện mạo và thực chất các nền văn minh
Phần ba: Mối quan hệ giữa các nền văn minh: Quá khứ và sự thật lịch sử
Phần bốn: Quan hệ giữa các nền văn minh trong thế giới ngày nay
Nghị quyết Trung ương 5, khóa X tập trung giải quyết các vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách  (16/09/2007)
Nghị quyết Trung ương 5, khóa X tập trung giải quyết các vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách  (16/09/2007)
Về việc tổ chức kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười và 160 năm "Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản"  (16/09/2007)
I-ran sẽ là I-rắc thứ hai?  (14/09/2007)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên