Quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới
Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều biến đổi, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra nhanh chóng, thì hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng trở nên phức tạp và đặt ra cho các quốc gia, các khu vực nhiều vấn đề trong việc lựa chọn chiến lược phát triển và quan hệ đối ngoại, sao cho vừa phát huy được lợi thế của mình, vừa lợi dụng được cơ hội trong hội nhập và liên kết tạo ra, đồng thời bảo vệ được lợi ích.
Trong những thập kỷ qua, Đông Nam Á được đánh giá là một trong những khu vực phát triển năng động nhất, và có nhiều nỗ lực đẩy mạnh hội nhập sâu rộng nhằm hình thành một khu vực kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng và sức cạnh tranh cao. Hiện nay, ASEAN bao gồm 10 nước thành viên, đang tích cực hoàn thành việc xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Khu vực đầu tư (AIA), tăng cường mở rộng hợp tác với các nước láng giềng, và có ý tưởng xây dựng các nước trong khu vực thành Cộng đồng ASEAN, được xây dựng trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. ASEAN luôn tích cực tham gia và ủng hộ các tiến trình liên kết toàn cầu và khu vực (WTO, ASEM, APEC...) cũng như tăng cường quan hệ đối thoại và liên kết với các nước lớn, trong quan hệ đó phải kể đến quan hệ giữa Liên bang Nga và ASEAN. Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Liên Bang Nga và ASEAN đã có bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế cũng như ổn định an ninh chính trị trong khu vực và trên thế giới.
Cuốn sách được hình thành trên cơ sở tập hợp các bài tham luận của các nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga tại hai cuộc hội thảo quốc tế do Viện Nghiên cứu châu Âu thuộc viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm khoa học Nga tổ chức tại Hà Nội và Mát-xcơ-va năm 2006. Nội dung cuốn sách không chỉ đề cập đến vị trí của ASEAN trong chiến lược phát triển quan hệ Liên bang Nga - ASEAN trong bối cảnh mới, quá trình hình thành, phát triển quan hệ Liên bang Nga - ASEAN, quan hệ của Liên bang Nga và ASEAN trong một số lĩnh vực chủ yếu, mà còn nêu lên triển vọng phát triển và những vấn đề đặt ra nhằm tăng cường quan hệ hợp tác, liên kết sâu rộng hơn trên tất cả các lĩnh vực của Liên bang Nga - ASEAN thời gian tới.
Thăng Long Hà Nội - một nghìn sự kiện lịch sử  (17/04/2007)
Thấm nhuần tư tưởng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Hồ Chí Minh vào xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay  (13/04/2007)
Nhận thức và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (13/04/2007)
Con mắt giả  (10/04/2007)
Kinh tế thị trường qua các bước đổi mới tư duy  (10/04/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển