Kinh tế học
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự hội nhập này hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho chúng ta phát triển, song cũng mang lại cho chúng ta không ít thách thức phải vượt qua. Hành trang hội nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi chúng ta cần phải có kiến thức về kinh tế học hiện đại. Đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập của sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên trong các trường đại học và đặc biệt là các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách Nhà xuất bản Thống kê tổ chức biên dịch và xuất bản bộ sách kinh tế học của David Begg, phiên bản thứ 8.
So với những lần xuất bản trước, nội dung sách đã được sửa đổi, bổ sung nhiều, phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong mỗi chương, các vấn đề cơ bản được trình bày một cách có hệ thống, ngắn gọn và dễ hiểu, các định nghĩa chuẩn xác, có nhiều ví dụ thực tế minh hoạ cho phần lý thuyết, sách còn cập nhật nhiều số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế thế giới. Cuối mỗi chương có phần tóm tắt nội dung và một số bài tập để bạn đọc kiểm tra kiến thức thu nhận được của mình.
Cuốn sách là một công trình lớn của tác giả nổi tiếng: David Begg - Giáo sư kinh tế học trường Tổng hợp London, Anh; Stanley Fischer - Giáo sư kinh tế học, Thống đốc Ngân hàng trung ương Israel và Rudiger Dornbusch - Giáo sư kinh tế học Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ. Tại Việt Nam, năm 1992 bộ sách Kinh tế học (phiên bản thứ 3) lần đầu tiên đã được Nhà xuất bản Thống kê phối hợp với trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội dịch, xuất bản và phát hành. Sau 15 năm vắng bóng, cùng với sự ủy quyền của McGraw- Hill, Nhà xuất bản Thống kê lại tổ chức dịch, xuất bản bộ sách (phiên bản thứ 8).
Cùng với việc xuất bản cuốn sách Kinh tế học, Nhà xuất bản Thống kê còn tiến hành biên dịch và xuất bản cuốn sách kèm theo: Bài tập kinh tế học của tác giả Damian Ward và David Begg. Sách cung cấp các bài tập, câu hỏi tư duy và các ví dụ kinh tế học trong thực tiễn (có đáp án và bình giải)... hỗ trợ cho lý thuyết, giúp người đọc rèn luyện kỹ năng và kiểm tra sự hiểu biết của mình trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuốn sách được nhóm giảng viên đang giảng dạy tại khoa Kinh tế học trường Đại học Kinh tế quốc dân biên dịch: PGS. TS Vũ Kim Dũng; PGS. TS Phạm Văn Minh; PGS. TS Nguyễn Văn Công; Th.S Hồ Đình Bảo; PGS. TS Cao Thúy Xiêm; Th.S Nguyễn Việt Hưng; Th.S Hoàng Thúy Nga; Th.S Trần Hương Giang. Hiệu đính là ông Trần Phú Thuyết, người đã dịch và hiệu đính lần xuất bản trước.
BỐ CỤC BỘ SÁCH
Phần một - Giới thiệu
Chương 1 - Kinh tế học và nền kinh tế
Chương 2 - Các công cụ phân tích kinh tế
Chương 3 - Cầu, cung và thị trường
Phần hai - Kinh tế học vi mô thực chứng
Chương 4 - Độ co giãn của cung và cầu
Chương 5 - Lựa chọn của người tiêu dùng và quyết định cầu
Chương 6 - Các quyết định cung ứng
Chương 7 - Cung và chi phí
Chương 8 - Cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền thuần tuý
Chương 9 - Cấu trúc thị trường và cạnh tranh không hoàn hảo
Chương 10 - Thị trường lao động
Chương 11 - Các loại lao động
Chương 12 - Các thị trường yếu tố và phân phối thu nhập
Chương 13 - Rủi ro và thông tin
Chương 14 - Nền kinh tế thông tin
Phần ba - Kinh tế học phúc lợi
Chương 15 - Kinh tế học phúc lợi
Chương 16 - Thu và chi của chính phủ
Chương 17 - Chính sách ngành và chính sách cạnh tranh
Chương 18 - Độc quyền tự nhiên: công cộng hay tư nhân?
Phần bốn - Kinh tế học vĩ mô
Chương 19 - Giới thiệu về kinh tế học vĩ mô
Chương 20 - Sản lượng và tổng cầu
Chương 21 - Chính sách tài khóa và ngoại thương
Chương 22 - Tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Chương 23 - Lãi suất và cơ chế lan truyền tiền tệ
Chương 24 - Chính sách tiền tệ và tài khóa
Chương 25 - Tổng cung, giá cả và sự điều chỉnh đối với những cú sốc
Chương 26 - Lạm phát, kỳ vọng và độ tin cậy
Chương 27 - Thất nghiệp
Chương 28 - Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
Chương 29 - Kinh tế học vĩ mô cho nền kinh tế mở
Chương 30 - Tăng trưởng kinh tế
Chương 31 - Chu kỳ kinh doanh
Chương 32 - Kinh tế học vĩ mô: Tổng kết
Phần năm - Kinh tế thế giới
Chương 33 - Thương mại quốc tế
Chương 34 - Các chế độ tỷ giá hối đoái
Chương 35 - Hội nhập châu Âu
Chương 36 - Các nước kém phát triển
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 20-3-2007 đến ngày 15-4-2007  (10/05/2007)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 12-2007  (09/05/2007)
Xây dựng thành phố xứng đáng với truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng  (07/05/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển