Tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn
TCCSĐT - Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 03-6-2017, của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, “Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, ngày 19-9-2018, Ban Kinh tế Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”.
Chủ trì Hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành và tổ chức đoàn thể ở Trung ương; đại diện lãnh đạo Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện lãnh đạo một số trường đại học, học viện, tổ chức nghiên cứu khoa học và các nhà khoa học, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Bình cho biết, qua hơn 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta từng bước được hình thành và phát triển, nhờ đó, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nâng cao thế và lực, sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế, trở thành mô hình phát triển kinh tế xã hội được quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng mục tiêu của Đảng đề ra, đồng thời có nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Do vậy, tại Nghị quyết số 11-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5, khóa XII, Trung ương đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban Đảng Trung ương, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, các bộ, ngành, nghiên cứu tiến tới xây dựng Bộ tiêu chí về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, hội thảo này là cơ hội để các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và các chuyên gia, các nhà khoa học tập trung trao đổi, thảo luận và làm sáng tỏ những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế và gợi mở các tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để giúp Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan tham mưu của Đảng xây dựng bộ tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở định hướng đó, các tham luận và thảo luận tại Hội thảo đã tập trung vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất, khẳng định việc xây dựng bộ tiêu chí về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là hết sức quan trọng, cấp thiết trong quá trình nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Việc xây dựng bộ tiêu chí này góp phần tăng cường sự thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng và xã hội về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà đất nước ta xây dựng, đồng thời tăng tính chủ động, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp, các ngành phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó còn phục vụ tuyên truyền đối ngoại và vận động, đấu tranh với các nước trong việc công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, thống nhất tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là những dấu hiệu, những đặc trưng làm căn cứ để nhận biết, phân biệt, đánh giá nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể bao gồm nhiều chỉ tiêu định tính hay định lượng phản ánh bản chất và phải bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, tính lịch sử cụ thể, thiết thực và mở.
Thứ ba, tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải thể hiện được đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vừa tuân thủ đầy đủ, đồng bộ các quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Do đó, việc xây dựng tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, hiểu rõ những đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay trên thế giới, đồng thời, phải nghiên cứu, làm rõ những đặc trưng định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
Nhiều tham luận, ý kiến thảo luận đã phân tích các tiêu chí nền kinh tế thị trường ở một số nước và tổ chức quốc tế trên thế giới để tham khảo khi xác định tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Đây là hướng đi đúng, cần tiếp tục nghiên cứu song cần chú ý là phải tham khảo, tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện cụ thể, đặc thù của Việt Nam.
Thứ tư, một số tham luận, ý kiến thảo luận đã bước đầu đề xuất hệ tiêu chí cụ thể trên từng lĩnh vực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như: tiêu chí về sở hữu, về các thành phần kinh tế; tiêu chí về tổ chức quản lý, điều tiết nền kinh tế (vai trò của thị trường và của Nhà nước); tiêu chí về cơ chế huy động, phân phối nguồn lực (đầu vào) và phân phối kết quả hoạt động kinh tế; tiêu chí về các yếu tố thị trường, các loại thị trường; tiêu chí về các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường; tiêu chí về hội nhập kinh tế quốc tế... Trong đó, một số ý kiến đưa ra những tiêu chí cụ thể về mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế; tự do hóa thương mại và gia nhập thị trường; về bảo đảm tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền, chống bóp méo giá cả, chống bán phá giá; mức độ tự do kinh tế, môi trường kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp...
Kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu: Đã có nhiều hội thảo về những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng đây là hội thảo đầu tiên bàn về tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII “về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đề ra là “nghiên cứu tiến tới xây dựng bộ tiêu chí về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mặc dù là Hội thảo đầu tiên, nhưng các báo cáo, tham luận và các ý kiến trao đổi, thảo luận cho thấy, việc xây dựng tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đề cập từ các góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau với những nội dung phong phú. Những kết quả bước đầu về xác định tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Hội thảo là tích cực, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu Hội thảo đề ra. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và xây dựng hệ tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mới và khó, những nội dung, kết luận được rút ra từ hội thảo này là những bước khai phá ban đầu, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu và có những trao đổi, thảo luận tiếp theo sâu hơn, cụ thể hơn để từng bước làm rõ hơn về vấn đề này./.
Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội  (19/09/2018)
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khi nào đến hồi kết?  (19/09/2018)
Thí điểm hợp nhất ba Văn phòng tại 10 tỉnh và thành phố  (18/09/2018)
Đẩy mạnh bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm  (18/09/2018)
Hệ thống an sinh xã hội khu vực ASEAN hướng đến cách mạng 4.0  (18/09/2018)
Đại sứ Hà Kim Ngọc trình Quốc thư lên Tổng thống Donald Trump  (18/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên