Thí điểm hợp nhất ba Văn phòng tại 10 tỉnh và thành phố
21:57, ngày 18-09-2018
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 27, chiều 18-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án và dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thực hiện thí điểm một năm
Trình bày Tờ trình về việc xây dựng Đề án, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Đề án đề xuất Văn phòng chung có tên là “Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” để bảo đảm thể hiện đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của các chủ thể.
Về cơ cấu tổ chức, biên chế của Văn phòng, Đề án đề xuất Văn phòng chung có Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng và các đơn vị trực thuộc. Trong thời gian thực hiện thí điểm, số lượng Phó Chánh Văn phòng không vượt quá số lượng cấp phó hiện có của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi hợp nhất.
Kể từ năm 2020, số lượng Phó Chánh Văn phòng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không quá bốn người; đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá năm người. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.
Về số lượng phòng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình hoạt động, Đề án đề xuất địa phương được chủ động lựa chọn thành lập không quá 11 phòng và đơn vị theo đối tượng phục vụ, trong đó có 10 phòng có quy định cụ thể và một phòng đặc thù do cấp có thẩm quyền thành lập xem xét, quyết định theo yêu cầu đặc thù của địa phương hoặc có thể thành lập bảy phòng và đơn vị theo nội dung, tính chất công việc.
Theo Đề án, biên chế của Văn phòng chung nằm trong tổng biên chế hành chính của địa phương do Hội đồng nhân dân quyết định và Ủy ban nhân dân quản lý. Tổng số biên chế của mỗi Văn phòng chung không vượt quá tổng số biên chế hiện có của ba Văn phòng trước khi hợp nhất và không bao gồm đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, lãnh đạo Ủy ban nhân dân...
Trên cơ sở những nội dung nêu trên, Văn phòng Quốc hội kiến nghị dự kiến thực hiện thí điểm ở 10 tỉnh, thành phố, bao gồm Bắc Kạn, Đà Nẵng, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Tiền Giang.
Theo Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, việc lựa chọn danh sách địa phương đưa vào thực hiện thí điểm cần dựa trên nguyên tắc, bảo đảm đại diện cơ cấu vùng, miền; xét theo đặc điểm của chính quyền địa phương ở đô thị, nông thôn; thực hiện thí điểm đối với những địa phương chủ động có đề xuất được thực hiện thí điểm trước, những địa phương tích cực và sẵn sàng trong việc áp dụng mô hình mới. Ngoài các địa phương trên, khuyến khích các tỉnh, thành phố còn lại tiếp tục tham gia thực hiện theo mô hình thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Thời gian thực hiện thí điểm dự kiến từ ngày 01-01-2019 đến hết ngày 31-12-2019 (thực hiện theo năm ngân sách).
Không ép nếu địa phương chưa sẵn sàng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, đại diện cơ quan thẩm tra Đề án nêu rõ, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành Đề án nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng về “thực hiện hợp nhất Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thành một Văn phòng tham mưu giúp việc chung” đã được chỉ rõ trong các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị...
Về cơ cấu tổ chức của Văn phòng chung, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật cho rằng, các quy định về số lượng cấp phó trong các cơ quan đang được sửa đổi theo hướng tăng cường sự chủ động cho các địa phương, cơ quan được tự quyết định trên cơ sở “khoán cấp phó”.
Việc Đề án và dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cứng kể từ năm 2020 số lượng Phó Chánh Văn phòng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không quá 4; đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá 5 là chưa thật sự hợp lý.
Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ nên xác định số lượng cấp phó của Văn phòng sau khi hợp nhất không vượt quá số lượng cấp phó hiện có và giao cho địa phương xây dựng lộ trình để đến năm 2020 có số lượng Phó Chánh Văn phòng theo quy định chung.
Thảo luận tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các quy định trong Đề án đã có sự kế thừa vị trí, pháp lý hiện nay của ba Văn phòng cấp tỉnh, vốn được coi là cơ quan tương đương cấp sở. Việc quy định Văn phòng chung là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân là hợp lý, tạo sự thuận lợi trong công tác quản lý biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất của Văn phòng chung đồng thời, thể hiện sự thống nhất với cách xác định địa vị pháp lý hiện hành của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
Một số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định Văn phòng chung không phải là cơ quan chuyên môn, vì như vậy, các nhiệm vụ chuyên môn do Văn phòng Ủy ban nhân dân đang thực hiện theo quy định hiện hành như công tác dân tộc, công tác ngoại vụ sau khi sáp nhập sẽ phải chuyển sang cơ quan khác thực hiện.
Về thời gian thực hiện thí điểm, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí ấn định thời gian thí điểm là 1 năm, tính từ ngày 01-01-2019 đến hết ngày 31-12-2019. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu lưu ý, những địa phương nào có điều kiện, chuẩn bị sẵn sàng theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 6 thì mạnh dạn cho thí điểm hợp nhất ba Văn phòng; còn những địa phương chưa chuẩn bị thì không nên ép buộc.
Một số ý kiến cho rằng để tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phố còn lại chủ động tham gia thực hiện thí điểm, cần bổ sung vào dự thảo Nghị quyết nội dung quy định đối với trường hợp các địa phương khác chủ động thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Nghị quyết này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sau khi thống nhất ý kiến với Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp thì báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (không phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Đồng thời, bổ sung quy định “Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm bàn giao nguyên trạng biên chế, cơ sở vật chất của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi thực hiện thí điểm quản lý”.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với các tiêu chí lựa chọn, số lượng và các địa phương đề nghị thí điểm như trong Đề án; đề nghị nghiên cứu tiếp thu, bổ sung ý kiến của Ủy ban Pháp luật, để tạo sự đồng thuận, linh hoạt trong quá trình thực hiện.
Về thời gian thực hiện thí điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ mục đích của việc thí điểm là để chuẩn bị cho việc thực hiện chủ trương hợp nhất ba Văn phòng thông qua việc sửa đổi, bổ sung các Luật về tổ chức. Sau thời gian thí điểm phải có tổng kết, đánh giá để từ đó rút kinh nghiệm cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật. Nếu đã thí điểm thì phải có thời gian cụ thể. Vì thế, phương án của Văn phòng Quốc hội là hợp lý./.
Trình bày Tờ trình về việc xây dựng Đề án, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Đề án đề xuất Văn phòng chung có tên là “Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” để bảo đảm thể hiện đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của các chủ thể.
Về cơ cấu tổ chức, biên chế của Văn phòng, Đề án đề xuất Văn phòng chung có Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng và các đơn vị trực thuộc. Trong thời gian thực hiện thí điểm, số lượng Phó Chánh Văn phòng không vượt quá số lượng cấp phó hiện có của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi hợp nhất.
Kể từ năm 2020, số lượng Phó Chánh Văn phòng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không quá bốn người; đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá năm người. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.
Về số lượng phòng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình hoạt động, Đề án đề xuất địa phương được chủ động lựa chọn thành lập không quá 11 phòng và đơn vị theo đối tượng phục vụ, trong đó có 10 phòng có quy định cụ thể và một phòng đặc thù do cấp có thẩm quyền thành lập xem xét, quyết định theo yêu cầu đặc thù của địa phương hoặc có thể thành lập bảy phòng và đơn vị theo nội dung, tính chất công việc.
Theo Đề án, biên chế của Văn phòng chung nằm trong tổng biên chế hành chính của địa phương do Hội đồng nhân dân quyết định và Ủy ban nhân dân quản lý. Tổng số biên chế của mỗi Văn phòng chung không vượt quá tổng số biên chế hiện có của ba Văn phòng trước khi hợp nhất và không bao gồm đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, lãnh đạo Ủy ban nhân dân...
Trên cơ sở những nội dung nêu trên, Văn phòng Quốc hội kiến nghị dự kiến thực hiện thí điểm ở 10 tỉnh, thành phố, bao gồm Bắc Kạn, Đà Nẵng, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Tiền Giang.
Theo Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, việc lựa chọn danh sách địa phương đưa vào thực hiện thí điểm cần dựa trên nguyên tắc, bảo đảm đại diện cơ cấu vùng, miền; xét theo đặc điểm của chính quyền địa phương ở đô thị, nông thôn; thực hiện thí điểm đối với những địa phương chủ động có đề xuất được thực hiện thí điểm trước, những địa phương tích cực và sẵn sàng trong việc áp dụng mô hình mới. Ngoài các địa phương trên, khuyến khích các tỉnh, thành phố còn lại tiếp tục tham gia thực hiện theo mô hình thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Thời gian thực hiện thí điểm dự kiến từ ngày 01-01-2019 đến hết ngày 31-12-2019 (thực hiện theo năm ngân sách).
Không ép nếu địa phương chưa sẵn sàng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, đại diện cơ quan thẩm tra Đề án nêu rõ, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành Đề án nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng về “thực hiện hợp nhất Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thành một Văn phòng tham mưu giúp việc chung” đã được chỉ rõ trong các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị...
Về cơ cấu tổ chức của Văn phòng chung, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật cho rằng, các quy định về số lượng cấp phó trong các cơ quan đang được sửa đổi theo hướng tăng cường sự chủ động cho các địa phương, cơ quan được tự quyết định trên cơ sở “khoán cấp phó”.
Việc Đề án và dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cứng kể từ năm 2020 số lượng Phó Chánh Văn phòng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không quá 4; đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá 5 là chưa thật sự hợp lý.
Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ nên xác định số lượng cấp phó của Văn phòng sau khi hợp nhất không vượt quá số lượng cấp phó hiện có và giao cho địa phương xây dựng lộ trình để đến năm 2020 có số lượng Phó Chánh Văn phòng theo quy định chung.
Thảo luận tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các quy định trong Đề án đã có sự kế thừa vị trí, pháp lý hiện nay của ba Văn phòng cấp tỉnh, vốn được coi là cơ quan tương đương cấp sở. Việc quy định Văn phòng chung là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân là hợp lý, tạo sự thuận lợi trong công tác quản lý biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất của Văn phòng chung đồng thời, thể hiện sự thống nhất với cách xác định địa vị pháp lý hiện hành của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
Một số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định Văn phòng chung không phải là cơ quan chuyên môn, vì như vậy, các nhiệm vụ chuyên môn do Văn phòng Ủy ban nhân dân đang thực hiện theo quy định hiện hành như công tác dân tộc, công tác ngoại vụ sau khi sáp nhập sẽ phải chuyển sang cơ quan khác thực hiện.
Về thời gian thực hiện thí điểm, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí ấn định thời gian thí điểm là 1 năm, tính từ ngày 01-01-2019 đến hết ngày 31-12-2019. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu lưu ý, những địa phương nào có điều kiện, chuẩn bị sẵn sàng theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 6 thì mạnh dạn cho thí điểm hợp nhất ba Văn phòng; còn những địa phương chưa chuẩn bị thì không nên ép buộc.
Một số ý kiến cho rằng để tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phố còn lại chủ động tham gia thực hiện thí điểm, cần bổ sung vào dự thảo Nghị quyết nội dung quy định đối với trường hợp các địa phương khác chủ động thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Nghị quyết này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sau khi thống nhất ý kiến với Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp thì báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (không phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Đồng thời, bổ sung quy định “Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm bàn giao nguyên trạng biên chế, cơ sở vật chất của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi thực hiện thí điểm quản lý”.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với các tiêu chí lựa chọn, số lượng và các địa phương đề nghị thí điểm như trong Đề án; đề nghị nghiên cứu tiếp thu, bổ sung ý kiến của Ủy ban Pháp luật, để tạo sự đồng thuận, linh hoạt trong quá trình thực hiện.
Về thời gian thực hiện thí điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ mục đích của việc thí điểm là để chuẩn bị cho việc thực hiện chủ trương hợp nhất ba Văn phòng thông qua việc sửa đổi, bổ sung các Luật về tổ chức. Sau thời gian thí điểm phải có tổng kết, đánh giá để từ đó rút kinh nghiệm cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật. Nếu đã thí điểm thì phải có thời gian cụ thể. Vì thế, phương án của Văn phòng Quốc hội là hợp lý./.
Đẩy mạnh bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm  (18/09/2018)
Hệ thống an sinh xã hội khu vực ASEAN hướng đến cách mạng 4.0  (18/09/2018)
Đại sứ Hà Kim Ngọc trình Quốc thư lên Tổng thống Donald Trump  (18/09/2018)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Bounnhang Vorachith: Tạo điều kiện để phát triển quan hệ Quân đội Lào - Việt Nam  (18/09/2018)
Lãnh đạo Việt Nam thăm hỏi về thiệt hại do bão Mangkhut ở Philippines  (18/09/2018)
Thực phẩm chức năng dành cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá  (18/09/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay