Phát động cuộc thi viết về xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp
09:07, ngày 23-06-2017
TCCSĐT - Chiều 22-6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi "Báo chí viết về xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020".
Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu, cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan báo chí.
Cuộc thi “Báo chí viết về nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp” nhằm tăng cường sự quan tâm của các cơ quan báo chí, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của xã hội đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cuộc thi được tổ chức từ năm 2017 đến năm 2020, được bình xét và chấm giải vào ngày 20-10 hằng năm, gắn với tổng kết phong trào thi đua Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới. Chủ đề của Cuộc thi yêu cầu tập trung phản ánh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cùng với đó là những kết quả nổi bật, thành tựu, gương điển hình, mô hình mới, cách làm hay về xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, về phát triển kinh tế tập thể trên cả nước. Ngoài ra, phản ánh thực trạng khó khăn, bất cập, những biểu hiện tiêu cực, các vấn đề bức xúc trong xã hội về xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Tại lễ phát động cuộc thi, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, lễ phát động này diễn ra trong bối cảnh hết sức ý nghĩa khi Quốc hội vừa hoàn thành Kỳ họp thứ 3. Hiếm có một kỳ nào Quốc hội dành sự quan tâm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn như kỳ họp này, khi mà trong một kỳ họp Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua 3 dự án luật liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, các thành viên Chính phủ, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, nông thôn Việt Nam luôn là nguồn cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực và trí lực cho đất nước, là nơi lưu giữ hồn cốt, bản sắc văn hóa dân tộc và là nơi trở về cội nguồn của mỗi người dân.
Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp là chủ trương, chính sách lớn, lâu dài của Đảng và Nhà nước. Phó Thủ tướng nhìn nhận, xây dựng nông thôn mới phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mà tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm hai thành tố cốt lõi là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Trong tổ chức sản xuất phải gắn với phát triển kinh tế tập thể, phấn đấu ít nhất một xã hoàn thành nông thôn mới phải có ít nhất một hợp tác xã kiểu mới. Xây dựng nông thôn mới cũng phải gắn với chương trình giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề cho nông dân.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: “Truyền thông báo chí có vai trò quan trọng trong phản biện để xây dựng chính sách sát thực tiễn. Báo chí là kênh thông tin quan trọng để tăng cường đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với nông dân, chủ thể xây dựng nông thôn mới, qua đó phát huy dân chủ, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp”.
Nhấn mạnh vai trò của báo chí, Phó Thủ tướng khẳng định, báo chí là kênh thông tin quan trọng để tăng cường đối thoại giữa chính quyền với người dân nông thôn - chủ thể của xây dựng nông thôn mới. Việc đối thoại thẳng thắn, công khai, trách nhiệm sẽ phát huy hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về nhiều cách làm hay, mô hình tốt trong xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan báo chí, nhà báo dành trách nhiệm, tâm huyết hơn nữa tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đi sâu, đi sát tìm hiểu đời sống người dân để nắm bắt những đòi hỏi nóng bỏng của nông nghiệp, nông thôn. Từ đó sáng tạo ra các tác phẩm báo chí có chất lượng, mang đậm hơi thở cuộc sống, khơi dậy tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới.
Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày phát động đến hết ngày 20-10-2020. Cơ cấu giải thưởng xét tặng cho mỗi loại hình báo chí gồm: 1 giải A trị giá 15 triệu đồng, 2 giải B, mỗi giải trị giá 7 triệu đồng, 3 giải C, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng và 5 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 3 triệu đồng. Các tác phẩm được xét chọn năm 2017, tính từ ngày 01-01 đến 20-10-2017.
Địa chỉ nhận bài dự thi: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, số 2 Ngọc Hà, Hà Nội; hoặc thư điện tử nongthonmoi@mard.gov.vn./.
Cuộc thi “Báo chí viết về nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp” nhằm tăng cường sự quan tâm của các cơ quan báo chí, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của xã hội đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cuộc thi được tổ chức từ năm 2017 đến năm 2020, được bình xét và chấm giải vào ngày 20-10 hằng năm, gắn với tổng kết phong trào thi đua Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới. Chủ đề của Cuộc thi yêu cầu tập trung phản ánh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cùng với đó là những kết quả nổi bật, thành tựu, gương điển hình, mô hình mới, cách làm hay về xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, về phát triển kinh tế tập thể trên cả nước. Ngoài ra, phản ánh thực trạng khó khăn, bất cập, những biểu hiện tiêu cực, các vấn đề bức xúc trong xã hội về xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Tại lễ phát động cuộc thi, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, lễ phát động này diễn ra trong bối cảnh hết sức ý nghĩa khi Quốc hội vừa hoàn thành Kỳ họp thứ 3. Hiếm có một kỳ nào Quốc hội dành sự quan tâm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn như kỳ họp này, khi mà trong một kỳ họp Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua 3 dự án luật liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, các thành viên Chính phủ, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, nông thôn Việt Nam luôn là nguồn cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực và trí lực cho đất nước, là nơi lưu giữ hồn cốt, bản sắc văn hóa dân tộc và là nơi trở về cội nguồn của mỗi người dân.
Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp là chủ trương, chính sách lớn, lâu dài của Đảng và Nhà nước. Phó Thủ tướng nhìn nhận, xây dựng nông thôn mới phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mà tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm hai thành tố cốt lõi là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Trong tổ chức sản xuất phải gắn với phát triển kinh tế tập thể, phấn đấu ít nhất một xã hoàn thành nông thôn mới phải có ít nhất một hợp tác xã kiểu mới. Xây dựng nông thôn mới cũng phải gắn với chương trình giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề cho nông dân.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: “Truyền thông báo chí có vai trò quan trọng trong phản biện để xây dựng chính sách sát thực tiễn. Báo chí là kênh thông tin quan trọng để tăng cường đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với nông dân, chủ thể xây dựng nông thôn mới, qua đó phát huy dân chủ, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp”.
Nhấn mạnh vai trò của báo chí, Phó Thủ tướng khẳng định, báo chí là kênh thông tin quan trọng để tăng cường đối thoại giữa chính quyền với người dân nông thôn - chủ thể của xây dựng nông thôn mới. Việc đối thoại thẳng thắn, công khai, trách nhiệm sẽ phát huy hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về nhiều cách làm hay, mô hình tốt trong xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan báo chí, nhà báo dành trách nhiệm, tâm huyết hơn nữa tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đi sâu, đi sát tìm hiểu đời sống người dân để nắm bắt những đòi hỏi nóng bỏng của nông nghiệp, nông thôn. Từ đó sáng tạo ra các tác phẩm báo chí có chất lượng, mang đậm hơi thở cuộc sống, khơi dậy tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới.
Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày phát động đến hết ngày 20-10-2020. Cơ cấu giải thưởng xét tặng cho mỗi loại hình báo chí gồm: 1 giải A trị giá 15 triệu đồng, 2 giải B, mỗi giải trị giá 7 triệu đồng, 3 giải C, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng và 5 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 3 triệu đồng. Các tác phẩm được xét chọn năm 2017, tính từ ngày 01-01 đến 20-10-2017.
Địa chỉ nhận bài dự thi: Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, số 2 Ngọc Hà, Hà Nội; hoặc thư điện tử nongthonmoi@mard.gov.vn./.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn được cử giữ chức vụ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc  (22/06/2017)
Nga khôi phục hợp tác kinh tế với phần lớn các nước trong EU  (22/06/2017)
Chính phủ Nhật Bản đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinh tế  (22/06/2017)
Vietnam Airlines lọt top 20 hãng có hạng ghế tốt nhất thế giới  (22/06/2017)
Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố  (22/06/2017)
Agribank tiếp nhận món quà quý do quân, dân Trường Sa tặng  (22/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay