Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh
Sáu tháng đầu năm nay, cả nước đã đón trên 2,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số này, lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng là gần 1,6 triệu lượt; khách đến vì công việc là trên 502 nghìn lượt; khách đến thăm thân nhân là gần 289 nghìn lượt, so với cùng kỳ năm trước, mức tăng tương ứng là tăng 40,3%, 44,6% và 2,9%. Riêng khách đến vì các mục đích khác lại giảm 3,4%, chỉ với khoảng 124 nghìn lượt.
Các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch có hiệu quả
Với những con số này, dường như các chương trình quảng bá và xúc tiến du lịch trong thời gian qua của ngành đã bắt đầu phát huy hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường (Tổng cục Du lịch) cho biết, theo kế hoạch đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Tài chính chấp thuận, tổng kinh phí dành cho quảng bá du lịch thuộc chương trình xúc tiến du lịch và hành động quốc gia về du lịch trong năm nay là 71 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí dành cho xúc tiến du lịch là 40 tỉ đồng, tăng thêm 15 tỉ đồng. Chương trình hành động quốc gia về du lịch có kinh phí 31 tỉ đồng, tăng 6 tỉ đồng so với năm trước.
Trong 2010, ngành du lịch tổ chức quảng bá về du lịch Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Ở nước ngoài chủ yếu là tham gia các hội chợ du lịch lớn trên thế giới như Travex (Brunei), ITB (Đức)...; phát động thị trường (roadshow) tại các nước: Trung Quốc, Úc, Na Uy, Tây Âu (Đức, Anh, Pháp, Bỉ); tổ chức liên hoan du lịch văn hóa tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Trong nước có hàng loạt các sự kiện được tổ chức như lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; Festival Huế 2010; chương trình du lịch về nguồn tại 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ; thi sáng tác logo và slogan của ngành Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2015...
Với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, hội tụ ngàn năm”, ngày 10-10-2010, Năm du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội sẽ chính thức được công bố.
Đây là sự kiện văn hoá du lịch lớn trong năm 2010 và sẽ được tổ chức xuyên suốt trong cả năm, chủ yếu tại Hà Nội với nhiều hoạt động hưởng ứng của các tỉnh, thành trên cả nước.
Ngoài các chương trình trên, ngành du lịch còn phối hợp với các tỉnh, thành phố trong nước và trên thế giới để tổ chức hơn 30 hoạt động du lịch lồng ghép gắn với các lĩnh vực văn hoá, thể thao như Lễ hội Phố hoa; triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng - cổ truyền và hiện đại”; liên hoan thả diều ba miền, lễ hội áo dài ba miền; quảng bá điểm đến Việt Nam tại Bắc Kinh- Thượng Hải - Quảng Châu (Trung Quốc), tham gia hội chợ Travex trong khuôn khổ diễn đàn Du lịch châu Á tại Brunei…
Chú trọng thị trường gần
Trong 6 tháng đầu năm, theo thống kê thì du khách tới từ Trung Quốc giữ vị trí dẫn đầu về mức tăng với 92,5%, tiếp đến là Campuchia tăng 88,9%, Hàn Quốc tăng khoảng 28,3%, Thái Lan tăng 28,1%...
Đây cũng là kết quả cụ thể của việc ngành du lịch bắt đầu chú trọng khai thác thị trường gần và nằm trong định hướng phát triển du lịch "ASEAN- 10 quốc gia - Một điểm đến" nhằm tạo điểm kết nối các giá trị văn hóa, tinh thần cũng như nâng cao hiểu biết giữa các quốc gia.
Ngay từ đầu năm, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức quảng bá du lịch tại Thái Lan, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.
Sản phẩm được giới thiệu lần này chủ yếu là hướng tới năm du lịch quốc gia 2010 có chủ đề “Thăng Long - Hà Nội - Hội tụ ngàn năm”, với các điểm đến đa dạng gắn với các tour du lịch kỳ quan thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới, du lịch làng nghề, du lịch nội đô, hay du lịch gắn với nghệ thuật truyền thống, ẩm thực… để thu hút du khách và cả các nhà đầu tư trong khu vực đến với Việt Nam.
Chương trình phát động thị trường tại ba nước lần này dự kiến sẽ thu hút trên 100 doanh nghiệp và đại diện các cơ quan quản lý du lịch, các hãng hàng không, báo chí và truyền hình của mỗi nước sở tại.
Trong số này, Thái Lan, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a là những thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam và vẫn được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng.
Kế hoạch được ngành du lịch đặt ra trong 2010 là đón từ 4,2-4,5 triệu khách du lịch quốc tế./.
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 122 (2-7-2010)  (01/07/2010)
Công tác cán bộ ở thị xã Hồng Lĩnh  (01/07/2010)
Kinh tế toàn cầu trước nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng mới  (30/06/2010)
Giới thiệu chính sách mới số 204  (30/06/2010)
Hưng Yên “trải thảm đỏ” đón 300 sinh viên về xã  (30/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên