Tự làm khó mình
22:14, ngày 17-03-2016
TCCSĐT - Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Nga trở nên xấu đi kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga trên lãnh thổ Syria. Tiếp đó là việc quân đội nước này nã pháo vào lãnh thổ Syria, đe dọa đưa quân đội tấn công sang lãnh thổ Syria nói là để chống lại người Kurd. Bằng những hành động nêu trên, chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan đang tự đưa mình đi vào “ngõ cụt”, nhất là khi nguy cơ chiến tranh toàn diện, không chỉ với Syria mà còn có cả sự tham gia của Nga và Iran.
Thổ Nhĩ Kỳ đang đi về đâu?
Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua xuất phát từ tình trạng bế tắc mà chính quyền Ankara đang gặp phải xuất phát từ chiến lược với hai mục tiêu là vừa lật đổ chế độ của Tổng thống Syria B.Assad, vừa đàn áp người Kurd ở Syria có quan hệ với bản địa. Cả hai mục tiêu trên đều trái với lập trường của Mỹ và phương Tây.
Đối với mục tiêu thứ nhất, không còn như ban đầu, giờ đây phương Tây đã chấp nhận để Tổng thống B.Assad tồn tại trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị và thừa nhận vai trò của ông trong giải pháp hòa bình cho Syria đang được tái khởi động. Còn mục tiêu thứ hai là tiêu diệt người Kurd, thì ngay từ đầu đã trái với lập trường của Mỹ và phương Tây, vì người Kurd ở Syria luôn được phương Tây coi là thành phần quan trọng trong phe đối lập, thậm chí Mỹ còn đánh giá người Kurd ở Syria là lực lượng chủ chốt trong cuộc chiến chống IS. Và lực lượng này đang nhận được sự hỗ trợ của cả Mỹ và Nga trong các chiến dịch quân sự.
Vì thế, việc giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn trực tiếp tung quân vào Syria với sự hỗ trợ của Saudi Arabia, các tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) và Qatar có thể là một sai lầm lịch sử. Giới phân tích cho rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không nhạy bén để nhận ra rằng các đồng minh phương Tây của mình đã thay đổi quan điểm, và ủng hộ giải pháp chính trị thông qua đàm phán. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không nhận được sự hỗ trợ nào của của phương Tây nếu họ đưa quân sang Syria, nhất là việc tấn công vào lực lượng người Kurd với sự hỗ trợ của quân đội Nga.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân sang Syria sẽ gây ra một cuộc chiến toàn diện, với sự tham chiến tiềm năng của Iran - đồng minh hồi giáo dòng Shia duy nhất và quan trọng nhất của Damascus. Vì thế mà dư luận dự đoán Tehran sẽ không ngồi yên để cho quân của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công đồng minh của họ. Giới chuyên gia quân sự đã đưa ra cảnh cáo, tình hình chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ còn xấu hơn nữa, nếu cuộc chiến tranh này có sự tham gia của Nga - quốc gia đã chứng tỏ sức mạnh quân sự đáng gờm của họ và sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó khi cần thiết.
Mặc dù Moscow cũng thể hiện họ không hề muốn chiến tranh xảy ra và tình hình vẫn trong vòng kiểm soát, nhưng điều đó không phụ thuộc vào ý muốn của Nga, Syria hay Iran, mà nó xuất phát từ chính hành động của Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình Trung Đông và cả thế giới đang phụ thuộc vào cách mà Tổng thống Tayyip Erdogan dẫn dắt đất nước này như thế nào? Dư luận cho rằng, các bên liên quan, nhất là các nước lớn cần phải có những động thái mạnh mẽ từ ngoại giao đến quân sự, để thuyết phục Ankara không đi quá giới hạn để chiến tranh khu vực có thể nổ ra.
Nguy cơ “kẹt giữa hai làn đạn”
Trong những ngày cuối tháng 2 vừa qua, Tổng thống Tayyip Erdogan đã tố cáo nhóm lực lượng người Kurd ở Syria (YPG) sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công dân thường. Chính quyền ông T.Erdogan cũng cho rằng, chính lực lượng người Kurd này là thủ phạm vụ đánh bom tự sát ở thủ đô Ankara hôm 17-02, làm 28 người thiệt mạng. Tuy nhiên, ngay sau đó một nhóm ly khai người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ có tên là Những con chim ưng người Kurd tự do (TAK) đã nhận trách nhiệm. Nhóm này tuyên bố lý do đánh bom là để trả đũa các chính sách của Tổng thống Tayyip Erdogan đối với họ.
Điều quan trọng hơn là ngày 19-02, các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một liên minh do người Kurd đứng đầu đã chiếm được một thành trì của IS ở phía Đông Bắc Syria. Các tay súng IS đã rút khỏi khu vực phía Nam của thị trấn trên và những chiến binh của SDF đang tiến hành các hoạt động “càn quét” ở khu vực ngoại ô của Al-Shadadi. Cả Nga và Mỹ đều xem các chiến binh người Kurd là đồng minh trong cuộc chiến chống IS. Mặt khác, Mỹ cũng đang theo đuổi các cuộc đàm phán tích cực với Nga - đồng minh của Syria, để có thể chấm dứt chiến sự. Những động thái trên của Mỹ càng đẩy mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ, hai thành viên của NATO trở nên căng thẳng hơn.
Nhằm xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 19-02, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm kéo dài hơn 1 giờ với Tổng thống Tayyip Erdogan. Theo đó, ông B.Obama đã khuyên ông T.Erdogan nên kiềm chế. Còn ông T.Erdogan cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền được tự vệ và đã bày tỏ sự lo ngại về việc lực lượng người Kurd ở Syria tiến sát biên giới của họ. Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Barack Obama cũng nhấn mạnh với Tổng thống Tayyip Erdogan rằng YPG không nên lợi dụng những thắng lợi gần đây của quân đội Syria để xâm chiếm thêm lãnh thổ. Tổng thống Mỹ đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “thể hiện sự kiềm chế” bằng cách ngưng những cuộc pháo kích trong khu vực.
Trước cuộc điện đàm này, ông T.Erdogan nói rằng, ông cảm thấy buồn về việc phương Tây không chịu xem lực lượng người Kurd ở Syria là “khủng bố” và cho biết sẽ giải thích với Tổng thống Mỹ rằng vũ khí do Mỹ cung cấp “đã có 3 chuyến bay của Mỹ chở vũ khí đến Syria, một nửa số đó rơi vào tay IS, nửa còn lại rơi vào tay Liên minh dân chủ người Kurd (PYD). Trong khi đó chính phủ Syria lại cáo buộc Ankara dẫn đầu cuộc chiến chống lại chế độ của Tổng thống B. Assad, bằng cách lợi dụng biên giới chung để cho những phần tử khủng bố từ khắp nơi trên thế giới tiến vào Syria. Thậm chí, Syria còn tố cáo Ankara đang tấn công trực tiếp nhằm cứu nguy cho các lực lượng thánh chiến mà họ gửi đến Syria.
Bà Maria Zakharova ngày 19-02 cho biết, Moscow rất quan ngại về các lối di chuyển và việc xây dựng tại Syria các căn cứ mới của bọn khủng bố. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Việc IS xây dựng căn cứ mới ở Syria sẽ làm suy yếu những nỗ lực nhằm khởi động một giải pháp chính trị ở quốc gia Trung Đông này”. Tình hình hiện tại ở Syria đang nóng lên từng ngày, từng giờ, do sự gia tăng căng thẳng ở khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, cùng kế hoạch triển khai quân đội ở miền bắc Syria của Ankara.
RIA Novosti dẫn lời một quan chức cao cấp Nga ngày 15-02 rằng, với những hành động ngông cuồng của chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đang đi vào “ngõ cụt”, khi tự đẩy mình vào nguy cơ chiến tranh toàn diện, không chỉ với Syria mà còn có cả sự tham gia của Nga và Iran. Người đứng đầu Ủy ban quốc tế Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev đã phát biểu rằng, sự hiếu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Syria không nhận được sự ủng hộ của phương Tây. Hành động đưa quân xâm lược Syria có thể sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn diện với cả Iran và Nga.
Vài ngày trước, các chiến binh người Kurd đã giải phóng thành phố Minneh và căn cứ không quân cùng tên, qua đó cắt đứt đường tiếp tế của quân khủng bố từ thị trấn biên giới Azaz với Tel Rifaat. Giao tranh ác liệt giữa quân đội Syria và các phần tử khủng bố đang diễn ra ở khu vực cách Tel Rifaat 2 km về phía Nam. Nếu lực lượng vũ trang của YPG đánh chiếm được những cứ điểm cuối cùng ở Aleppo, những huyết mạch vận chuyển phiến quân và vũ khí trang bị từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria sẽ bị cắt đứt hoàn toàn. Trước đó, quân đội Syria cũng đã cắt đứt những “vòi bạch tuộc” này ở trên địa bàn tỉnh Latakia.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz đột nhiên đưa ra tuyên bố với Hãng thông tấn Anh Reuters vào ngày 15-02 rằng, chính quyền nước này “không có ý định đưa quân sang Syria và hiện cũng chưa gửi quân đến Syria”. Tuy nhiên, tuyên bố này được đưa ra nhưng không làm ai thấy an tâm khi pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ hàng chục lần nổ súng vào địa điểm đồn trú của lực lượng người Kurd ở căn cứ không quân Minneh các vị trí khác ở phía Bắc Aleppo. Theo Bộ chỉ huy lực lượng dân quân Syria, với hành động này, lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn giam chân lực lượng dân quân Kurd ở các thị trấn biên giới.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu gọi đây là biện pháp đáp trả, trong bối cảnh có “mối đe dọa với biên giới nước này” từ phía YPG và đòi lực lượng người Kurd phải rời bỏ các vị trí của họ ở phía Bắc Aleppo. Thủ lĩnh người Kurd Syria là Salih Muslim đã từ chối thực hiện yêu sách nói trên. Ngoài ra, người Kurd và các lực lượng dân quân Syria tuyên bố rằng, Ankara vẫn tiếp tục hỗ trợ các nhóm khủng bố ở Syria. Lực lượng tình báo của họ ghi nhận được quá trình đưa các tay súng vũ trang và xe địa hình gắn súng máy từ Thổ Nhĩ Kỳ sang khu vực Bab al-Hawa.
Như vậy, với tham vọng chiến lược của mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã xử lý tình huống một cách “lúng túng” để rồi tự làm khó mình và giờ đây đang bị “kẹt giữa hai làn đạn” của cả Nga và NATO./.
Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua xuất phát từ tình trạng bế tắc mà chính quyền Ankara đang gặp phải xuất phát từ chiến lược với hai mục tiêu là vừa lật đổ chế độ của Tổng thống Syria B.Assad, vừa đàn áp người Kurd ở Syria có quan hệ với bản địa. Cả hai mục tiêu trên đều trái với lập trường của Mỹ và phương Tây.
Đối với mục tiêu thứ nhất, không còn như ban đầu, giờ đây phương Tây đã chấp nhận để Tổng thống B.Assad tồn tại trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị và thừa nhận vai trò của ông trong giải pháp hòa bình cho Syria đang được tái khởi động. Còn mục tiêu thứ hai là tiêu diệt người Kurd, thì ngay từ đầu đã trái với lập trường của Mỹ và phương Tây, vì người Kurd ở Syria luôn được phương Tây coi là thành phần quan trọng trong phe đối lập, thậm chí Mỹ còn đánh giá người Kurd ở Syria là lực lượng chủ chốt trong cuộc chiến chống IS. Và lực lượng này đang nhận được sự hỗ trợ của cả Mỹ và Nga trong các chiến dịch quân sự.
Vì thế, việc giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn trực tiếp tung quân vào Syria với sự hỗ trợ của Saudi Arabia, các tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) và Qatar có thể là một sai lầm lịch sử. Giới phân tích cho rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không nhạy bén để nhận ra rằng các đồng minh phương Tây của mình đã thay đổi quan điểm, và ủng hộ giải pháp chính trị thông qua đàm phán. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không nhận được sự hỗ trợ nào của của phương Tây nếu họ đưa quân sang Syria, nhất là việc tấn công vào lực lượng người Kurd với sự hỗ trợ của quân đội Nga.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân sang Syria sẽ gây ra một cuộc chiến toàn diện, với sự tham chiến tiềm năng của Iran - đồng minh hồi giáo dòng Shia duy nhất và quan trọng nhất của Damascus. Vì thế mà dư luận dự đoán Tehran sẽ không ngồi yên để cho quân của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công đồng minh của họ. Giới chuyên gia quân sự đã đưa ra cảnh cáo, tình hình chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ còn xấu hơn nữa, nếu cuộc chiến tranh này có sự tham gia của Nga - quốc gia đã chứng tỏ sức mạnh quân sự đáng gờm của họ và sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó khi cần thiết.
Mặc dù Moscow cũng thể hiện họ không hề muốn chiến tranh xảy ra và tình hình vẫn trong vòng kiểm soát, nhưng điều đó không phụ thuộc vào ý muốn của Nga, Syria hay Iran, mà nó xuất phát từ chính hành động của Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình Trung Đông và cả thế giới đang phụ thuộc vào cách mà Tổng thống Tayyip Erdogan dẫn dắt đất nước này như thế nào? Dư luận cho rằng, các bên liên quan, nhất là các nước lớn cần phải có những động thái mạnh mẽ từ ngoại giao đến quân sự, để thuyết phục Ankara không đi quá giới hạn để chiến tranh khu vực có thể nổ ra.
Nguy cơ “kẹt giữa hai làn đạn”
Trong những ngày cuối tháng 2 vừa qua, Tổng thống Tayyip Erdogan đã tố cáo nhóm lực lượng người Kurd ở Syria (YPG) sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công dân thường. Chính quyền ông T.Erdogan cũng cho rằng, chính lực lượng người Kurd này là thủ phạm vụ đánh bom tự sát ở thủ đô Ankara hôm 17-02, làm 28 người thiệt mạng. Tuy nhiên, ngay sau đó một nhóm ly khai người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ có tên là Những con chim ưng người Kurd tự do (TAK) đã nhận trách nhiệm. Nhóm này tuyên bố lý do đánh bom là để trả đũa các chính sách của Tổng thống Tayyip Erdogan đối với họ.
Điều quan trọng hơn là ngày 19-02, các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một liên minh do người Kurd đứng đầu đã chiếm được một thành trì của IS ở phía Đông Bắc Syria. Các tay súng IS đã rút khỏi khu vực phía Nam của thị trấn trên và những chiến binh của SDF đang tiến hành các hoạt động “càn quét” ở khu vực ngoại ô của Al-Shadadi. Cả Nga và Mỹ đều xem các chiến binh người Kurd là đồng minh trong cuộc chiến chống IS. Mặt khác, Mỹ cũng đang theo đuổi các cuộc đàm phán tích cực với Nga - đồng minh của Syria, để có thể chấm dứt chiến sự. Những động thái trên của Mỹ càng đẩy mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ, hai thành viên của NATO trở nên căng thẳng hơn.
Nhằm xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 19-02, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm kéo dài hơn 1 giờ với Tổng thống Tayyip Erdogan. Theo đó, ông B.Obama đã khuyên ông T.Erdogan nên kiềm chế. Còn ông T.Erdogan cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền được tự vệ và đã bày tỏ sự lo ngại về việc lực lượng người Kurd ở Syria tiến sát biên giới của họ. Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Barack Obama cũng nhấn mạnh với Tổng thống Tayyip Erdogan rằng YPG không nên lợi dụng những thắng lợi gần đây của quân đội Syria để xâm chiếm thêm lãnh thổ. Tổng thống Mỹ đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “thể hiện sự kiềm chế” bằng cách ngưng những cuộc pháo kích trong khu vực.
Trước cuộc điện đàm này, ông T.Erdogan nói rằng, ông cảm thấy buồn về việc phương Tây không chịu xem lực lượng người Kurd ở Syria là “khủng bố” và cho biết sẽ giải thích với Tổng thống Mỹ rằng vũ khí do Mỹ cung cấp “đã có 3 chuyến bay của Mỹ chở vũ khí đến Syria, một nửa số đó rơi vào tay IS, nửa còn lại rơi vào tay Liên minh dân chủ người Kurd (PYD). Trong khi đó chính phủ Syria lại cáo buộc Ankara dẫn đầu cuộc chiến chống lại chế độ của Tổng thống B. Assad, bằng cách lợi dụng biên giới chung để cho những phần tử khủng bố từ khắp nơi trên thế giới tiến vào Syria. Thậm chí, Syria còn tố cáo Ankara đang tấn công trực tiếp nhằm cứu nguy cho các lực lượng thánh chiến mà họ gửi đến Syria.
Bà Maria Zakharova ngày 19-02 cho biết, Moscow rất quan ngại về các lối di chuyển và việc xây dựng tại Syria các căn cứ mới của bọn khủng bố. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Việc IS xây dựng căn cứ mới ở Syria sẽ làm suy yếu những nỗ lực nhằm khởi động một giải pháp chính trị ở quốc gia Trung Đông này”. Tình hình hiện tại ở Syria đang nóng lên từng ngày, từng giờ, do sự gia tăng căng thẳng ở khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, cùng kế hoạch triển khai quân đội ở miền bắc Syria của Ankara.
RIA Novosti dẫn lời một quan chức cao cấp Nga ngày 15-02 rằng, với những hành động ngông cuồng của chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đang đi vào “ngõ cụt”, khi tự đẩy mình vào nguy cơ chiến tranh toàn diện, không chỉ với Syria mà còn có cả sự tham gia của Nga và Iran. Người đứng đầu Ủy ban quốc tế Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev đã phát biểu rằng, sự hiếu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Syria không nhận được sự ủng hộ của phương Tây. Hành động đưa quân xâm lược Syria có thể sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn diện với cả Iran và Nga.
Vài ngày trước, các chiến binh người Kurd đã giải phóng thành phố Minneh và căn cứ không quân cùng tên, qua đó cắt đứt đường tiếp tế của quân khủng bố từ thị trấn biên giới Azaz với Tel Rifaat. Giao tranh ác liệt giữa quân đội Syria và các phần tử khủng bố đang diễn ra ở khu vực cách Tel Rifaat 2 km về phía Nam. Nếu lực lượng vũ trang của YPG đánh chiếm được những cứ điểm cuối cùng ở Aleppo, những huyết mạch vận chuyển phiến quân và vũ khí trang bị từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria sẽ bị cắt đứt hoàn toàn. Trước đó, quân đội Syria cũng đã cắt đứt những “vòi bạch tuộc” này ở trên địa bàn tỉnh Latakia.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz đột nhiên đưa ra tuyên bố với Hãng thông tấn Anh Reuters vào ngày 15-02 rằng, chính quyền nước này “không có ý định đưa quân sang Syria và hiện cũng chưa gửi quân đến Syria”. Tuy nhiên, tuyên bố này được đưa ra nhưng không làm ai thấy an tâm khi pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ hàng chục lần nổ súng vào địa điểm đồn trú của lực lượng người Kurd ở căn cứ không quân Minneh các vị trí khác ở phía Bắc Aleppo. Theo Bộ chỉ huy lực lượng dân quân Syria, với hành động này, lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn giam chân lực lượng dân quân Kurd ở các thị trấn biên giới.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu gọi đây là biện pháp đáp trả, trong bối cảnh có “mối đe dọa với biên giới nước này” từ phía YPG và đòi lực lượng người Kurd phải rời bỏ các vị trí của họ ở phía Bắc Aleppo. Thủ lĩnh người Kurd Syria là Salih Muslim đã từ chối thực hiện yêu sách nói trên. Ngoài ra, người Kurd và các lực lượng dân quân Syria tuyên bố rằng, Ankara vẫn tiếp tục hỗ trợ các nhóm khủng bố ở Syria. Lực lượng tình báo của họ ghi nhận được quá trình đưa các tay súng vũ trang và xe địa hình gắn súng máy từ Thổ Nhĩ Kỳ sang khu vực Bab al-Hawa.
Như vậy, với tham vọng chiến lược của mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã xử lý tình huống một cách “lúng túng” để rồi tự làm khó mình và giờ đây đang bị “kẹt giữa hai làn đạn” của cả Nga và NATO./.
Không thể xem nhẹ vai trò của ASEAN trong vấn đề Biển Đông  (17/03/2016)
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam  (17/03/2016)
Đã giới thiệu 197/198 ứng viên đại biểu Quốc hội tại Trung ương  (17/03/2016)
Tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Pháp - Việt Nam  (17/03/2016)
Hội báo toàn quốc năm 2016 thành công tốt đẹp  (17/03/2016)
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục “nóng”  (17/03/2016)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên