Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở
Những thành tựu đáng khích lệ
Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo; trong quá trình thực hiện đã tìm tòi, cải tiến, đổi mới nội dung và phương thức tiến hành nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị. Vì vậy, Đảng đã khơi dậy và phát huy sức mạnh của toàn đảng cũng như của toàn dân tộc tham gia thực hiện nhiệm vụ cách mạng do Đảng lãnh đạo. Những thắng lợi và thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam giành được trong hơn 84 năm qua đã chứng tỏ điều đó.
Một là, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ đạo biên soạn xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống chương trình học tập đa dạng, phong phú cho nhiều đối tượng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các chương trình vừa thể hiện được tính lý luận, tính thực tiễn, tính nghiệp vụ đồng thời cũng định hướng, nêu ra những vấn đề về trách nhiệm cần thực hiện phù hợp với từng đối tượng người học… Việc nghiên cứu, học tập Nghị quyết của Đảng ở cơ sở đã thành nền nếp, khi tổ chức nghiên cứu, học tập, các tổ chức đã xây dựng được chương trình hành động thực hiện nghị quyết cụ thể, hiệu quả, ngày càng thiết thực hơn. Vì vậy, trong những năm qua đã thu hút được hàng triệu lượt người tham gia học tập, nghiên cứu.
Hai là, công tác giáo dục lý luận chính trị đã góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị cơ bản của địa phương, cơ sở. Những nội dung có tính định hướng chính trị trong các loại chương trình đã góp phần củng cố niềm tin, uốn nắn những lệch lạc, chống các luận điệu sai trái, thù địch, tạo cơ sở cho sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong toàn Đảng, giúp cho cán bộ, đảng viên có tầm nhìn bao quát, có năng lực tự đánh giá, tự lý giải các vấn đề phức tạp đang đặt ra trong cuộc sống, góp phần quan trọng cho việc giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở.
Ba là, công tác giáo dục lý luận chính trị đã cung cấp những kiến thức về lý luận và thực tiễn có hệ thống, giúp cho người học xây dựng tư duy mới, giúp họ thay đổi phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Đồng thời, giúp cán bộ, đảng viên nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước để họ đổi mới suy nghĩ và hành động trong cơ chế mới, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bốn là, công tác giáo dục lý luận chính trị đã có những đổi mới về phương thức công tác, phương pháp giảng dạy và truyền đạt nên chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng lên một bước, góp phần tích cực vào kết quả cuộc vận động xây dựng đổi mới, chỉnh đốn đảng, kiện toàn xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên; nâng cao trình độ và phương thức lãnh đạo của cấp ủy, chấn chỉnh và cải tiến sinh hoạt đảng; góp phần nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Năm là, đã có bước chuyển biến trong tổ chức và chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền trong nhận thức về vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị nên đã xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ của địa phương, cơ sở. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các địa phương đã đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, xây dựng đội ngũ giảng viên và quan tâm đến cả người dạy và người học…
Song vẫn còn những hạn chế
Tuy nhiên, công tác giáo dục lý luận chính trị ở cơ sở vẫn còn không ít hạn chế.
Một là, chất lượng và hiệu quả của công tác giáo duc học tập lý luận chính trị chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ.
Hai là, các chương trình giáo dục lý luận chính trị khi trình bày nặng về lý luận chung, phần bồi dưỡng nghiệp vụ công tác còn hạn chế, phương pháp giảng dạy, truyền đạt chậm đổi mới, chủ yếu thuyết giảng.
Ba là, chế độ chính sách đối với người dạy, người học chưa phù hợp. Ngân sách dành cho công tác giáo dục lý luận chính trị có nơi còn hạn chế, lại chưa được quy định cụ thể, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
Từ những thành tựu và tồn tại trên, chúng ta thấy rõ hơn thực chất và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị trong những năm qua. Có thể khẳng định, việc tổ chức học tập lý luận chính trị góp phần nâng nhận thức chính trị của cán bộ đảng viên, tạo sự đồng thuận trong xã hội trong việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của công tác tư tưởng, đóng góp hiệu quả vào thành tựu của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những yếu kém, hạn chế cần được khắc phục để công tác giáo dục lý luận chính trị ở cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ phát triển mới.
Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị
Hiện nay, sự nghiệp đổi mới của nước ta đang phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu, được tiến hành trong điều kiện trong nước và quốc tế có những thuận lợi, song khó khăn thách thức cũng rất lớn, nhiều vấn đề mới đặt ra cả lý luận và thực tiễn, chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa nghiên cứu lý luận vừa tổng kết thực tiễn. Tình hình đó đòi hỏi sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động trong Đảng, sự đồng thuận của toàn xã hội, trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Thực tiễn đòi hỏi phải tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Để đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng, khắc phục những khó khăn, nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị trong những năm tới cần tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức về công tác giáo dục lý luận chính trị, thực hiện nghiêm túc Quy định 54-QĐ/TW ngày 12-5-1999 của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng. Khắc phục một cách có hiệu quả tình trạng lười học tập, ngại học tập lý luận chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.
Hai là, cần tạo bước đột phá trong việc xây dựng, đổi mới các chương trình giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên theo phương châm lý luận gắn với thực tế, phát huy tính tích cực của người học. Tăng cường nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công tác, xử lý các tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
Ba là, cần đổi mới hơn nữa về phương thức tổ chức và phương pháp giảng dạy và học tập, khắc phục tình trạng mở lớp quá đông, cần áp dụng nhiều hình thức và biện pháp như: mở lớp ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, mở lớp tại cơ sở... Đồng thời, áp dụng biện pháp quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học bằng cách tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập... Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách giảm dần độc thoại, diễn giảng tiến tới áp dụng phương pháp nêu vấn đề, đối thoại, hướng dẫn người học, tự đọc tài liệu có sự kiểm tra, theo dõi của cán bộ giảng viên. Đồng thời, từng bước sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại phù hợp với thực tế vào trong giảng dạy như: đèn chiếu,máy tính, biểu mẫu, thống kê, tăng cường trao đổi thảo luận, tranh luận để hiểu rõ vấn đề,...
Bốn là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch cán bộ, xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, có phương pháp giảng dạy phù hợp, tâm huyết với nghề. Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách cởi mở để thu hút đội ngũ giảng viên kiêm chức giảng dạy là cán bộ lãnh đạo, quản lý và các chuyên gia giỏi để tham gia giảng dạy và truyền đạt tại các cơ sở bồi dưỡng lý luận chính trị. Cần có quy định cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có nhiệm vụ làm giảng viên kiêm nhiệm, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.
Năm là, về cơ sở vật chất và chế độ chính sách. Để công tác giáo dục chính trị tiến hành có hiệu quả, cần có cơ sở vật chất và kinh phí bảo đảm cho hoạt động dạy và học. Những năm qua, các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng cơ sở vật chất như: Hội trường, phòng học, thư viện, mua sắm tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học,... Tuy nhiên, việc đầu tư của một số nơi còn thấp, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị hội trường, phòng học còn đơn sơ. Về kinh phí, nhìn chung ngân sách dành cho công tác giáo dục chính trị đã có sự đầu tư nhưng vẫn còn rất hạn chế so yêu cầu và nhiệm vụ, thậm chí có lúc có nơi chưa bảo đảm cho hoạt động dạy và học, chế độ cho người dạy và người hoc còn thấp, lại chưa được quy định và thực hiện đầy đủ.../.
Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam  (03/10/2014)
Sự tương đồng là nền tảng vững chắc cho quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam  (02/10/2014)
Tổng Bí thư hội kiến Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc và gặp Chủ tịch Đảng Saenuri  (02/10/2014)
Thủ tướng làm việc với Bộ Công Thương  (02/10/2014)
Chủ tịch nước tiếp cựu Quốc Vụ khanh Nhật Bản Matsuda Iwao  (02/10/2014)
Triều Tiên khẳng định không ngừng tăng cường quan hệ với Việt Nam  (02/10/2014)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay