Tiếp tục nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Nghị quyết nêu rõ quan điểm: đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ quan trọng của Ðảng. Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, gắn học tập với rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách người cách mạng.
Quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; bảo đảm tính hệ thống và liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức đào tạo, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh cán bộ để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải luôn bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của chiến lược cán bộ và gắn kết chặt chẽ với các khâu khác của công tác cán bộ.
Nghị quyết nhấn mạnh mục tiêu là tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, phong cách làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết chỉ rõ các nhiệm vụ, giải pháp:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị và hệ thống các cơ sở đào tạo.
Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về mục tiêu, yêu cầu và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, gắn việc xây dựng quy hoạch cán bộ với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh của từng giai đoạn. Chọn, cử cán bộ đi đào tạo đúng đối tượng, thiết thực, tránh tràn lan, gây tốn kém, lãng phí.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy có thẩm quyền đối với các cơ sở đào tạo lý luận chính trị, đặc biệt là trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực quản trị nội bộ của cơ sở đào tạo.
Xác định rõ trách nhiệm của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Thực hiện nghiêm việc phân cấp đối tượng đào tạo, gắn với thẩm định tiêu chuẩn cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Giao hệ thống trường đảng thực hiện việc cấp bằng, xác nhận trình độ lý luận chính trị.
Đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo trên cơ sở tăng cường đào tạo tập trung, từng bước giảm đào tạo tại chức, bảo đảm tốt quy mô và chất lượng đào tạo. Thực hiện chiêu sinh học lý luận chính trị đúng đối tượng và phù hợp với quy mô đào tạo; cán bộ trẻ nhất thiết phải qua đào tạo tập trung.
2. Ðổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng chức danh cán bộ
Xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp, thời gian đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chọn lọc, thiết thực, phù hợp với từng loại chức danh cán bộ. Nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian đào tạo phù hợp, bảo đảm tính kế thừa, thống nhất; bậc đào tạo càng cao, nội dung càng chuyên sâu, tránh trùng lắp nội dung ở các hệ, bậc học dưới. Chú trọng hơn về phương pháp luận, tính định hướng, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kỹ năng công tác và phong cách lãnh đạo, quản lý.
Ðổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm, người học tham gia tích cực vào quá trình đào tạo; giúp học viên tiếp tục tự học, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện về phương pháp tư duy, khả năng vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn.
Đổi mới hình thức và phương thức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo bảo đảm thực chất. Hình thành hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng các cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo, quy trình và tiêu chí đánh giá cán bộ sau đào tạo.
3. Tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
Rà soát, bổ sung quy chế, quy định về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, về phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở đào tạo trong nghiên cứu, tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, quản lý và tổ chức đào tạo.
Thống nhất quy định tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở và tương đương phải tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và tương đương trở lên phải tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị.
Bổ sung cơ chế, chính sách tài chính về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước. Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Điều chỉnh, bổ sung chế độ, chính sách đãi ngộ đối với người dạy và người học, ưu tiên đối với cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
4. Kiện toàn hệ thống cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu, tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ sở đào tạo phù hợp với tình hình mới, theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, bộ máy tinh gọn, nhiệm vụ rõ ràng, không chống chéo.
Xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng, có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có phương pháp giảng dạy phù hợp và tâm huyết với nghề. Tăng cường đội ngũ giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng là cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia giỏi trong và ngoài nước; quy định cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có nhiệm vụ làm giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo lý luận chính trị.
Kiện toàn tổ chức bộ máy tham mưu của ban tổ chức cấp ủy các cấp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu tham mưu, quản lý đào tạo. Bố trí hợp lý cán bộ chuyên trách làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ( không tăng biên chế)./.
Thủ tướng Australia phản đối hành động đơn phương ở Biển Đông  (04/06/2014)
Thủ tướng: Quảng Ninh tiếp tục giữ giao thương với Trung Quốc  (04/06/2014)
Kiểm ngư Việt Nam đủ mạnh để đáp ứng nhiệm vụ chấp pháp trên biển  (04/06/2014)
Nhiều nước lên tiếng chỉ trích Trung Quốc tại Hội nghị bàn tròn  (04/06/2014)
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc  (04/06/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên