Liên hợp quốc thông qua văn kiện kêu gọi tăng cường viện trợ và cải cách tài chính
Sau ba ngày thảo luận sôi nổi, ngày 26-6, Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua một văn kiện kêu gọi tăng cường viện trợ và đẩy mạnh cải cách cơ cấu tài chính quốc tế. Đặc biệt, tiếng nói của các quốc gia đang phát triển đã được ghi nhận tại cuộc họp của LHQ về khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và các tác động của nó đối với sự phát triển. | ||
Bản văn kiện dày 15 trang đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ 140 quốc gia thành viên LHQ, đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi tiếng nói của các quốc gia đang phát triển được lắng nghe trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Miguel D'Escoto Brockmann đánh giá cao kết quả cuộc họp, nhấn mạnh thế giới đã có cơ hội lắng nghe G192 (nhóm các thành viên LHQ). Đây là bước tiến đầu tiên trong quá trình đưa thế giới tiến lên trên con đường hướng tới sự đoàn kết và ổn định. Đại sứ Xu-đan tại LHQ Abdalmahmood Abdalhaleem Mohamed đại diện cho Nhóm G77 (các nước đang phát triển và kém phát triển) coi sự đồng thuận là một thành tựu đáng kể, giúp tạo nên cơ sở thực hiện mục tiêu của các quốc gia đang phát triển hướng tới công bằng và bình đẳng trong trật tự thế giới. Kiến nghị đối phó với khủng hoảng tài chính Văn kiện đã phác thảo một bức tranh toàn cảnh về tình trạng trì trệ của nền kinh tế thế giới khi hàng triệu người đã mất việc làm, tiền tiết kiệm, nhà cửa, hơn 50 triệu người bị đẩy vào tình cảnh nghèo khổ cùng cực, và nguy cơ sẽ có hơn 1 triệu người phải đối mặt với nạn đói trầm trọng nhất trong lịch sử. Các thành viên LHQ kêu gọi nhóm G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) thực hiên cam kết chi 1,1 nghìn tỷ USD hỗ trợ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tài chính toàn cầu khác giúp cứu nền kinh tế thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, xem xét tăng thêm viện trợ (bằng với mức cam kết 0,7% GDP) giúp đỡ các quốc gia đang phát triển. Các đại biểu cũng lưu ý các quốc gia, trong khi thực hiện các biện pháp kích thích nền kinh tế trong nước, tránh chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức, có khả năng tạo ra tác động tiêu cực cho các quốc gia đang phát triển. Văn kiện đề cập tới sự cần thiết phải tiếp tục cải cách thể chế Bretton Woods (1944) - IMF và WB - trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng của các nước đang phát triển, nới rộng các nguyên tắc và sự giám giát đối với các trung tâm tài chính, định chế tài chính, tổ chức đánh giá tín nhiệm và quỹ đầu tư mạo hiểm. Văn kiện kêu gọi phải đưa ra các biện pháp ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tín dụng khác, các cách thức để tái cơ cấu các khoản dư nợ, tiến hành nghiên cứu về tính khả thi của việc cải cách hệ thống dự trữ toàn cầu (chủ yếu sử dụng đồng USD). Đại hội đồng sẽ thành lập một nhóm công tác triển khai các vấn đề được nêu ra trong văn kiện, dự định sẽ thông báo kết quả trong phiên họp tiếp theo vào tháng 9 tới./. |
20 năm thu hút FDI của Thành phố Hồ Chí Minh  (28/06/2009)
Khởi công Nhà máy điện Nhơn Trạch 2  (28/06/2009)
Khánh thành trại chăn nuôi gà lạnh Thùy Thảo giai đoạn II và nhà máy phân bón sinh học Đồng Phú  (28/06/2009)
Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsovpetro kỷ niệm 28 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh  (28/06/2009)
Xếp hạng đại học và cách tiếp cận mới trong xếp hạng đại học  (28/06/2009)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 800 (6-2009)  (27/06/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm