Bất biến và vạn biến trong cục diện chính trị thế giới
23:39, ngày 14-03-2014
TCCSĐT - Ở thời khắc nào trong lịch sử phát triển thế giới, các nước lớn luôn đóng vai trò quyết định cục diện chính trị quốc tế. Mối quan hệ giữa họ với nhau được coi như là “cái bất biến” quy định cái “vạn biến” của sự phát triển vô cùng phức tạp và không ngừng nghỉ trong nền chính trị thế giới và năm 2013 cũng không phải là ngoại lệ.
Theo nhận định của một số chuyên gia nghiên cứu chính trị quốc tế, năm 2013 là “năm của các nước lớn” bởi trong năm đó Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma chính thức nhậm chức nhiệm kỳ 2 ở Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức nhậm chức ở Trung Quốc và ở nước Nga Tổng thống V. Pu-tin bắt đầu triển khai chiến lược phát triển quốc gia tới năm 2020 sau khi trở lại cầm quyền nhiệm kỳ 3 trong năm 2012.
Các vị lãnh đạo đầy quyền lực này sẽ đưa ba cường quốc là Mỹ, Nga và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo ra cục diện chính trị quốc tế không chỉ trong năm nay mà còn trong nhiều năm tới. Nếu xâu chuỗi nhiều sự kiện chính trị lớn xẩy ra trong năm 2013, có thể thấy những diễn biến đó tuy “vạn biến”, rất phức tạp nhưng suy cho cùng vẫn xoay quanh trục quan hệ giữa các nước lớn vốn là những “cái bất biến” trong quan hệ quốc tế.
Cái bất biến trong quan hệ quốc tế trong năm 2013
Trong chuyến thăm Mỹ tháng 6-2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất ý tưởng xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ sau khi Trung Quốc trở thành quốc gia có nền kinh tế thứ 2 thế giới, theo đó các nước lớn “không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng”.
Trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong khuôn khổ Đề án "Trật tự thế giới đa cực: quan hệ cạnh tranh và hợp tác giữa Nga, Trung Quốc, Mỹ ở Đông Á", các chuyên gia nghiên cứu chiến lược trên thế giới cũng đã từng đề cập tới khái niệm “quan hệ kiểu mới giữa các nước lớn”, trong đó đưa ra nhận định, các nước lớn như Nga, Trung Quốc và Mỹ có ảnh hưởng quyết định cục diện thế giới theo ba phương diện an ninh, kinh tế và năng lượng.
Trước hết nói về Nga. Đây là một siêu cường về tài nguyên năng lượng đang từng bước phục hồi ảnh hưởng chính trị ngày càng lớn trên trường quốc tế. Một số chuyên gia nghiên cứu ở châu Âu cho rằng, đã đến lúc EU nên chia tay với “ô bảo trợ” của Mỹ trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương mà nên cải thiện quan hệ với Nga bởi tương lai của “lục địa già” tùy thuộc vào mối quan hệ với Nga, trong đó EU với vốn và công nghệ cao liên kết với Nga giàu tài nguyên và thị trường rộng lớn sẽ tạo ra sự phồn vinh chưa từng có trong lịch sử trên lục địa Á - Âu.
Trung Quốc trở thành một cường quốc với nền kinh tế được xếp vào ngôi vị số 2 thế giới, chỉ thua kém Mỹ, có ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng trên phạm vi thế giới và đang chuyển từ kỷ nguyên “im lặng chờ thời” sang kỷ nguyên tích cực chủ động hành động trong các chương trình nghị sự toàn cầu. Với Đề án “Con đường tơ lụa mới trên đất liền” liên kết Trung Quốc với Trung Á, Nam Á, Tây Á, lục địa Á - Âu và “Con đường tơ lụa mới trên biển” liên kết Trung Quốc với ASEAN, Trung Quốc sẽ xây dựng “vành đai kinh tế” lớn nhất thế giới, tạo ra sự hợp tác toàn diện với nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ tuy vẫn là cường quốc mạnh nhất thế giới nhưng đang phải tư duy lại vai trò toàn cầu của mình do sự suy giảm sức mạnh toàn diện cả về chính trị, kinh tế và quân sự sau hai thập niên hành động đơn phương trong trật tự thế giới đơn cực hình thành sau Chiến tranh lạnh.
Đề xuất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ đã nhận được sự hưởng ứng của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma rằng Mỹ muốn xây dựng "hình mẫu hợp tác mới" với Trung Quốc. Tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung được tổ chức nhân chuyến thăm Mỹ không chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc cho biết, hội nghị lần này bàn thảo cách thức xây dựng mối quan hệ kiểu mới Trung - Mỹ. Có nhiều cách giải mã khác nhau về đề xuất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng có một cách lý giải nhận được sự chú ý của giới phân tích là chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong “kỷ nguyên Tập Cận Bình” sẽ có sự điều chỉnh từ “giấu mình chờ thời” trong “kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình” sang “tích cực, chủ động hành động” trên phạm vi toàn cầu.
Năm 2013 chứng kiến Mỹ và Nga “khai tử” chủ trương “cài đặt lại” quan hệ giữa hai nước đã từng được Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đề xuất sau khi bước vào Nhà Trắng trong nhiệm kỳ 1 năm 2009. Đúng hơn là, trong năm 2013, Oa-sinh-tơn đã chơi “vát bài lật ngửa” với Mát-xcơ-va sau khi Tổng thống Nga V. Pu-tin trở lại Điện Crem-li. Trên thực tế, chủ trương “cài đặt lại” quan hệ Mỹ - Nga của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma chỉ là “cái bẫy”, theo đó Mỹ đã tranh thủ được sự ủng hộ của Nga đối với Nghị quyết cấm vận I-ran do Oa-sinh-tơn đề xuất liên quan tới chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran, Nga bỏ phiếu trắng đối với dự thảo Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Li-bi, thực chất là “bật đèn xanh” cho cuộc can thiệp quân sự lật đổ nhà lãnh đạo nước này, ông Ca-đa-phi. Ông V. Pu-tin thời điểm đó trong cương vị Thủ tướng Nga đã gọi Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Li-bi là một “cuộc thập tự chinh mới”.
Trong cương lĩnh tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2012, ông V. Pu-tin đã có bài viết với tựa đề “Nước Nga và thế giới đang thay đổi”, trong đó khẳng định mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Nga mang tính chiến lược, phản ánh vị trí đặc biệt của Nga trong nền chính trị toàn cầu, vai trò của Nga trong lịch sử cũng như trong sự phát triển văn minh nhân loại; không cho phép bất cứ quốc gia nào sử dụng sức mạnh một cách vô lối mà phải dựa trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là sự kế tục tư tưởng mà Tổng thống Nga V. Pu-tin đã từng đề xuất trong bài phát biểu gây tiếng vang lớn tại Hội nghị An ninh quốc tế Mu-ních năm 2007, trong đó ông tuyên bố Nga không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực do một cường quốc lãnh đạo, dù đó là một siêu cường. Trong Thông điệp Liên bang đọc trước thêm năm mới 2014, Tổng thống Nga V. Pu-tin khẳng định, Nga sẽ đi đầu trong cuộc đấu tranh cùng với các quốc gia khác để bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.
Những “cái vạn biến” nhìn từ “cái bất biến” trong năm 2013
Hàng loạt các sự kiện tạo nên bức tranh phức tạp, đầy kịch tính, “vạn biến” trong cục diện chính trị - an ninh năm 2013, về cơ bản, đều xoay quanh trục quan hệ giữa ba nước lớn Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Trước hết là “điểm nóng” trên bán đảo Triều Tiên. Lịch sử quan hệ giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ trong những thập niên gần đây chưa bao giờ có chuyện bất thường như những tháng đầu năm 2013, khởi đầu từ sự kiện Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đẩy tầm xa mang vệ tinh vào ngày 12-12-2012. Sau sự kiện này, hàng loạt biến động liên tiếp diễn ra trên bán đảo Triều Tiên trong năm 2013, đẩy khu vực này tới bên miệng hố chiến tranh. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh lớn trong khu vực, thậm chí là chiến tranh thế giới.
Nếu căn cứ vào dư luận báo chí, dường như chiến tranh sắp nổ ra giữa hai miền Triều Tiên và giữa Triều Tiên với Mỹ và Nhật Bản trong năm 2013. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Un tuyên bố rằng, Triều Tiên đã “chuyển sang tình trạng thời chiến” với Hàn Quốc, rằng “Triều Tiên sẽ sử dụng tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân để tiến công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ”. Tuy nhiên, đúng vào lúc “điểm nóng” Triều Tiên đang sôi sục, thì ngày 24-05-2013, ông Chô Ri-âng Hê, Đặc sứ của Chủ tịch Triều Tiên Kim Châng Un có chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc và chuyển thư của nhà lãnh đạo Triều Tiên cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong chuyến thăm này, Đặc sứ Chô Ri-âng Hê cho biết, “Triều Tiên sẵn sàng làm theo lời khuyên của Trung Quốc”. Sau chuyến thăm này, “điểm nóng” Triều Tiên bất ngờ hạ nhiệt, dường như để chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong 2 ngày 07 và 08-6-2013. Xem ra, sự tăng hay hạ nhiệt trong “điểm nóng” trên bán đảo Triều Tiên có vai trò không nhỏ của Trung Quốc.
Một sự kiện khác ở Đông Bắc Á diễn ra vào gần cuối năm. Đó là ngày 23-11-2013, Trung Quốc ra tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao trùm không phận trên các nhóm đảo đang tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc - hai đồng minh chiến lược của Mỹ. Bắc Kinh giải thích quyết định này là “bình thường”, nhưng các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ô-xtrây-li-a đều lên tiếng phản đối. Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn trong chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc đều tuyên bố, Mỹ không chấp nhận vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Sau khi Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn kết thúc chuyến thăm 03 nước Đông Á, Oa-sinh-tơn ra tuyên bố coi quyết định đó của Bắc Kinh là một hành động “khiêu khích”.
Tuy nhiên, trước khi Bắc Kinh đưa ra quyết định này, thì Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo một quyết định khác còn quan trọng hơn. Đó là ngày 20-11-2013, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo ý định chuyển nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá hơn 3.600 tỷ bằng USD mà họ cho là “đầy rủi ro” sang các ngoại tệ khác có giá trị bền vững hơn. Quyết định này của Trung Quốc nằm trong lộ trình 03 giai đoạn nhằm đưa đồng nhân dân tệ lên vị thế toàn cầu, tương tự như USD. Theo nhận định của chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Mỹ Pôn Crây Rô-bớt (Paul Creig Robert), tác giả của chính sách kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Rô-nan Ri-gân thì quyết định này của Trung Quốc là tín hiệu cáo chung kỷ nguyên vị thế toàn cầu của USD và cũng là lời cảnh báo nền kinh tế Mỹ sẽ lâm vào giai đoạn khủng hoảng tiếp theo.
Như vậy, quyết định thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông có liên quan với quyết định của Trung Quốc sẽ từng bước chia tay với đồng USD nằm trong khuôn khổ khái niệm “quan hệ kiểu mới” giữa Trung Quốc và Mỹ, nghĩa là đã đến lúc Trung Quốc dám thách thức Mỹ trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Năm 2013, “Mùa xuân A-rập” có những diễn biến rất phức tạp. Nếu xâu chuỗi các sự kiện thì đó cũng chỉ là biểu hiện của “ván cờ lớn” giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, thể hiện trong Đề án Trung Đông Lớn của Mỹ. Cũng theo nhận định của ông Pôn Crây Rô-bớt và nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, mục đích của Đề án này là tranh giành ảnh hưởng với Nga và Trung Quốc.
Chính biến ở Ai Cập lật đổ cựu Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi - một trong những thủ lĩnh của tổ chức "Anh em Hồi giáo", là thất bại của một chủ trương lớn trong “Học thuyết Ô-ba-ma” sử dụng các lực lượng hồi giáo chính trị để thực hiện Đề án Trung Đông Lớn nhằm bình định một vành đai địa - chính trị rộng lớn từ châu Phi qua Trung Đông, tới Trung Á và Nam Á nhằm tranh đoạt lợi ích của Nga và Trung Quốc. Sau thất bại ở Ai Cập, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma quyết định tấn công Xy-ri. Nhưng Xy-ri không phải là Áp-ga-ni-xtan, I-rắc hay Li-bi, lại được Nga ủng hộ, nên Oa-sinh-tơn ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trước tình thế đó, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã đi một nước cờ táo bạo, có tầm nhìn chiến lược, thông minh, khiến cho “sói cảm thấy no bụng còn cừu thì vẫn nguyên vẹn”. Đó là đề nghị Xy-ri hủy bỏ vũ khí hóa học để đổi lấy hòa bình. Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma cảm thấy nhẹ nhõm vì trút được gánh nặng, vừa giữ được thể diện khi hủy quyết định tấn công quân sự Xy-ri, vừa tránh được vụ rủi ro lớn. Sáng kiến này dẫn tới Nghị quyết 2118 về Xy-ri hoàn toàn loại bỏ nguy cơ chiến tranh xâm lược từ bên ngoài vào quốc gia này. Đây là một nghị quyết có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ quốc tế.
Sáng kiến của Nga về Xy-ri như một phản ứng dây chuyền và có tác động nhất định tới thỏa thuận lịch sử của Nhóm P5+1 với I-ran ngày 24-11-2013, theo đó thế giới công nhận I-ran có quyền phát triển công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình. Thực chất, đây cũng là quan điểm bất di bất dịch của Nga và Trung Quốc về “hồ sơ hạt nhân” của I-ran. Chính biến ở Ai Cập, sáng kiến hòa bình của Nga về Xy-ri và thỏa thuận lịch sử của Nhóm P5+1 với I-ran đã dẫn tới một cục diện chính trị khác. Đó là quan hệ giữa Mỹ với đồng minh chiến lược A-rập Xê-út bị rạn nứt đến mức khó hàn gắn; A-rập Xê-út quay sang kết thân với Trung Quốc; còn quan hệ giữa Ai Cập và Nga bước vào một kỷ nguyên quan hệ mới. Trung Đông đang rung chuyển trong một quá trình dịch chuyển địa - chính trị mới, tiềm ẩn nhiều điều bất ngờ lớn còn ở phía trước.
Cuối năm 2013, tình hình chính trị ở U-crai-na bề ngoài là do một số người phản đối quyết định của Tổng thống Y-a-nu-cô-vích tạm hoãn ký hiệp định liên kết kinh tế với EU, nhưng trên thực tế đó là cuộc cạnh tranh địa - chính trị giữa các bên. Mỹ muốn lôi kéo U-crai-na vào EU để từ đây kiểm soát không gian hậu Xô-viết và làm thất bại đề án Liên kết Á - Âu của Tổng thống Nga V. Pu-tin. Xem ra, tình hình phức tạp ở U-crai-na sẽ còn tiếp diễn và kết cục thế nào tùy thuộc vào “ván cờ lớn” giữa Mỹ, EU, Nga và Trung Quốc trên lục địa Á - Âu./.
Các vị lãnh đạo đầy quyền lực này sẽ đưa ba cường quốc là Mỹ, Nga và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo ra cục diện chính trị quốc tế không chỉ trong năm nay mà còn trong nhiều năm tới. Nếu xâu chuỗi nhiều sự kiện chính trị lớn xẩy ra trong năm 2013, có thể thấy những diễn biến đó tuy “vạn biến”, rất phức tạp nhưng suy cho cùng vẫn xoay quanh trục quan hệ giữa các nước lớn vốn là những “cái bất biến” trong quan hệ quốc tế.
Cái bất biến trong quan hệ quốc tế trong năm 2013
Trong chuyến thăm Mỹ tháng 6-2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất ý tưởng xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ sau khi Trung Quốc trở thành quốc gia có nền kinh tế thứ 2 thế giới, theo đó các nước lớn “không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng”.
Trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong khuôn khổ Đề án "Trật tự thế giới đa cực: quan hệ cạnh tranh và hợp tác giữa Nga, Trung Quốc, Mỹ ở Đông Á", các chuyên gia nghiên cứu chiến lược trên thế giới cũng đã từng đề cập tới khái niệm “quan hệ kiểu mới giữa các nước lớn”, trong đó đưa ra nhận định, các nước lớn như Nga, Trung Quốc và Mỹ có ảnh hưởng quyết định cục diện thế giới theo ba phương diện an ninh, kinh tế và năng lượng.
Trước hết nói về Nga. Đây là một siêu cường về tài nguyên năng lượng đang từng bước phục hồi ảnh hưởng chính trị ngày càng lớn trên trường quốc tế. Một số chuyên gia nghiên cứu ở châu Âu cho rằng, đã đến lúc EU nên chia tay với “ô bảo trợ” của Mỹ trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương mà nên cải thiện quan hệ với Nga bởi tương lai của “lục địa già” tùy thuộc vào mối quan hệ với Nga, trong đó EU với vốn và công nghệ cao liên kết với Nga giàu tài nguyên và thị trường rộng lớn sẽ tạo ra sự phồn vinh chưa từng có trong lịch sử trên lục địa Á - Âu.
Trung Quốc trở thành một cường quốc với nền kinh tế được xếp vào ngôi vị số 2 thế giới, chỉ thua kém Mỹ, có ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng trên phạm vi thế giới và đang chuyển từ kỷ nguyên “im lặng chờ thời” sang kỷ nguyên tích cực chủ động hành động trong các chương trình nghị sự toàn cầu. Với Đề án “Con đường tơ lụa mới trên đất liền” liên kết Trung Quốc với Trung Á, Nam Á, Tây Á, lục địa Á - Âu và “Con đường tơ lụa mới trên biển” liên kết Trung Quốc với ASEAN, Trung Quốc sẽ xây dựng “vành đai kinh tế” lớn nhất thế giới, tạo ra sự hợp tác toàn diện với nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ tuy vẫn là cường quốc mạnh nhất thế giới nhưng đang phải tư duy lại vai trò toàn cầu của mình do sự suy giảm sức mạnh toàn diện cả về chính trị, kinh tế và quân sự sau hai thập niên hành động đơn phương trong trật tự thế giới đơn cực hình thành sau Chiến tranh lạnh.
Đề xuất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ đã nhận được sự hưởng ứng của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma rằng Mỹ muốn xây dựng "hình mẫu hợp tác mới" với Trung Quốc. Tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung được tổ chức nhân chuyến thăm Mỹ không chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc cho biết, hội nghị lần này bàn thảo cách thức xây dựng mối quan hệ kiểu mới Trung - Mỹ. Có nhiều cách giải mã khác nhau về đề xuất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng có một cách lý giải nhận được sự chú ý của giới phân tích là chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong “kỷ nguyên Tập Cận Bình” sẽ có sự điều chỉnh từ “giấu mình chờ thời” trong “kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình” sang “tích cực, chủ động hành động” trên phạm vi toàn cầu.
Năm 2013 chứng kiến Mỹ và Nga “khai tử” chủ trương “cài đặt lại” quan hệ giữa hai nước đã từng được Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đề xuất sau khi bước vào Nhà Trắng trong nhiệm kỳ 1 năm 2009. Đúng hơn là, trong năm 2013, Oa-sinh-tơn đã chơi “vát bài lật ngửa” với Mát-xcơ-va sau khi Tổng thống Nga V. Pu-tin trở lại Điện Crem-li. Trên thực tế, chủ trương “cài đặt lại” quan hệ Mỹ - Nga của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma chỉ là “cái bẫy”, theo đó Mỹ đã tranh thủ được sự ủng hộ của Nga đối với Nghị quyết cấm vận I-ran do Oa-sinh-tơn đề xuất liên quan tới chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran, Nga bỏ phiếu trắng đối với dự thảo Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Li-bi, thực chất là “bật đèn xanh” cho cuộc can thiệp quân sự lật đổ nhà lãnh đạo nước này, ông Ca-đa-phi. Ông V. Pu-tin thời điểm đó trong cương vị Thủ tướng Nga đã gọi Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Li-bi là một “cuộc thập tự chinh mới”.
Trong cương lĩnh tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2012, ông V. Pu-tin đã có bài viết với tựa đề “Nước Nga và thế giới đang thay đổi”, trong đó khẳng định mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Nga mang tính chiến lược, phản ánh vị trí đặc biệt của Nga trong nền chính trị toàn cầu, vai trò của Nga trong lịch sử cũng như trong sự phát triển văn minh nhân loại; không cho phép bất cứ quốc gia nào sử dụng sức mạnh một cách vô lối mà phải dựa trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là sự kế tục tư tưởng mà Tổng thống Nga V. Pu-tin đã từng đề xuất trong bài phát biểu gây tiếng vang lớn tại Hội nghị An ninh quốc tế Mu-ních năm 2007, trong đó ông tuyên bố Nga không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực do một cường quốc lãnh đạo, dù đó là một siêu cường. Trong Thông điệp Liên bang đọc trước thêm năm mới 2014, Tổng thống Nga V. Pu-tin khẳng định, Nga sẽ đi đầu trong cuộc đấu tranh cùng với các quốc gia khác để bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.
Những “cái vạn biến” nhìn từ “cái bất biến” trong năm 2013
Hàng loạt các sự kiện tạo nên bức tranh phức tạp, đầy kịch tính, “vạn biến” trong cục diện chính trị - an ninh năm 2013, về cơ bản, đều xoay quanh trục quan hệ giữa ba nước lớn Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Trước hết là “điểm nóng” trên bán đảo Triều Tiên. Lịch sử quan hệ giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ trong những thập niên gần đây chưa bao giờ có chuyện bất thường như những tháng đầu năm 2013, khởi đầu từ sự kiện Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đẩy tầm xa mang vệ tinh vào ngày 12-12-2012. Sau sự kiện này, hàng loạt biến động liên tiếp diễn ra trên bán đảo Triều Tiên trong năm 2013, đẩy khu vực này tới bên miệng hố chiến tranh. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh lớn trong khu vực, thậm chí là chiến tranh thế giới.
Nếu căn cứ vào dư luận báo chí, dường như chiến tranh sắp nổ ra giữa hai miền Triều Tiên và giữa Triều Tiên với Mỹ và Nhật Bản trong năm 2013. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Un tuyên bố rằng, Triều Tiên đã “chuyển sang tình trạng thời chiến” với Hàn Quốc, rằng “Triều Tiên sẽ sử dụng tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân để tiến công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ”. Tuy nhiên, đúng vào lúc “điểm nóng” Triều Tiên đang sôi sục, thì ngày 24-05-2013, ông Chô Ri-âng Hê, Đặc sứ của Chủ tịch Triều Tiên Kim Châng Un có chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc và chuyển thư của nhà lãnh đạo Triều Tiên cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong chuyến thăm này, Đặc sứ Chô Ri-âng Hê cho biết, “Triều Tiên sẵn sàng làm theo lời khuyên của Trung Quốc”. Sau chuyến thăm này, “điểm nóng” Triều Tiên bất ngờ hạ nhiệt, dường như để chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong 2 ngày 07 và 08-6-2013. Xem ra, sự tăng hay hạ nhiệt trong “điểm nóng” trên bán đảo Triều Tiên có vai trò không nhỏ của Trung Quốc.
Một sự kiện khác ở Đông Bắc Á diễn ra vào gần cuối năm. Đó là ngày 23-11-2013, Trung Quốc ra tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao trùm không phận trên các nhóm đảo đang tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc - hai đồng minh chiến lược của Mỹ. Bắc Kinh giải thích quyết định này là “bình thường”, nhưng các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ô-xtrây-li-a đều lên tiếng phản đối. Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn trong chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc đều tuyên bố, Mỹ không chấp nhận vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Sau khi Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn kết thúc chuyến thăm 03 nước Đông Á, Oa-sinh-tơn ra tuyên bố coi quyết định đó của Bắc Kinh là một hành động “khiêu khích”.
Tuy nhiên, trước khi Bắc Kinh đưa ra quyết định này, thì Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo một quyết định khác còn quan trọng hơn. Đó là ngày 20-11-2013, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo ý định chuyển nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá hơn 3.600 tỷ bằng USD mà họ cho là “đầy rủi ro” sang các ngoại tệ khác có giá trị bền vững hơn. Quyết định này của Trung Quốc nằm trong lộ trình 03 giai đoạn nhằm đưa đồng nhân dân tệ lên vị thế toàn cầu, tương tự như USD. Theo nhận định của chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Mỹ Pôn Crây Rô-bớt (Paul Creig Robert), tác giả của chính sách kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Rô-nan Ri-gân thì quyết định này của Trung Quốc là tín hiệu cáo chung kỷ nguyên vị thế toàn cầu của USD và cũng là lời cảnh báo nền kinh tế Mỹ sẽ lâm vào giai đoạn khủng hoảng tiếp theo.
Như vậy, quyết định thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông có liên quan với quyết định của Trung Quốc sẽ từng bước chia tay với đồng USD nằm trong khuôn khổ khái niệm “quan hệ kiểu mới” giữa Trung Quốc và Mỹ, nghĩa là đã đến lúc Trung Quốc dám thách thức Mỹ trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Năm 2013, “Mùa xuân A-rập” có những diễn biến rất phức tạp. Nếu xâu chuỗi các sự kiện thì đó cũng chỉ là biểu hiện của “ván cờ lớn” giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, thể hiện trong Đề án Trung Đông Lớn của Mỹ. Cũng theo nhận định của ông Pôn Crây Rô-bớt và nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, mục đích của Đề án này là tranh giành ảnh hưởng với Nga và Trung Quốc.
Chính biến ở Ai Cập lật đổ cựu Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi - một trong những thủ lĩnh của tổ chức "Anh em Hồi giáo", là thất bại của một chủ trương lớn trong “Học thuyết Ô-ba-ma” sử dụng các lực lượng hồi giáo chính trị để thực hiện Đề án Trung Đông Lớn nhằm bình định một vành đai địa - chính trị rộng lớn từ châu Phi qua Trung Đông, tới Trung Á và Nam Á nhằm tranh đoạt lợi ích của Nga và Trung Quốc. Sau thất bại ở Ai Cập, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma quyết định tấn công Xy-ri. Nhưng Xy-ri không phải là Áp-ga-ni-xtan, I-rắc hay Li-bi, lại được Nga ủng hộ, nên Oa-sinh-tơn ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trước tình thế đó, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã đi một nước cờ táo bạo, có tầm nhìn chiến lược, thông minh, khiến cho “sói cảm thấy no bụng còn cừu thì vẫn nguyên vẹn”. Đó là đề nghị Xy-ri hủy bỏ vũ khí hóa học để đổi lấy hòa bình. Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma cảm thấy nhẹ nhõm vì trút được gánh nặng, vừa giữ được thể diện khi hủy quyết định tấn công quân sự Xy-ri, vừa tránh được vụ rủi ro lớn. Sáng kiến này dẫn tới Nghị quyết 2118 về Xy-ri hoàn toàn loại bỏ nguy cơ chiến tranh xâm lược từ bên ngoài vào quốc gia này. Đây là một nghị quyết có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ quốc tế.
Sáng kiến của Nga về Xy-ri như một phản ứng dây chuyền và có tác động nhất định tới thỏa thuận lịch sử của Nhóm P5+1 với I-ran ngày 24-11-2013, theo đó thế giới công nhận I-ran có quyền phát triển công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình. Thực chất, đây cũng là quan điểm bất di bất dịch của Nga và Trung Quốc về “hồ sơ hạt nhân” của I-ran. Chính biến ở Ai Cập, sáng kiến hòa bình của Nga về Xy-ri và thỏa thuận lịch sử của Nhóm P5+1 với I-ran đã dẫn tới một cục diện chính trị khác. Đó là quan hệ giữa Mỹ với đồng minh chiến lược A-rập Xê-út bị rạn nứt đến mức khó hàn gắn; A-rập Xê-út quay sang kết thân với Trung Quốc; còn quan hệ giữa Ai Cập và Nga bước vào một kỷ nguyên quan hệ mới. Trung Đông đang rung chuyển trong một quá trình dịch chuyển địa - chính trị mới, tiềm ẩn nhiều điều bất ngờ lớn còn ở phía trước.
Cuối năm 2013, tình hình chính trị ở U-crai-na bề ngoài là do một số người phản đối quyết định của Tổng thống Y-a-nu-cô-vích tạm hoãn ký hiệp định liên kết kinh tế với EU, nhưng trên thực tế đó là cuộc cạnh tranh địa - chính trị giữa các bên. Mỹ muốn lôi kéo U-crai-na vào EU để từ đây kiểm soát không gian hậu Xô-viết và làm thất bại đề án Liên kết Á - Âu của Tổng thống Nga V. Pu-tin. Xem ra, tình hình phức tạp ở U-crai-na sẽ còn tiếp diễn và kết cục thế nào tùy thuộc vào “ván cờ lớn” giữa Mỹ, EU, Nga và Trung Quốc trên lục địa Á - Âu./.
Châu Á vẫn là điểm sáng trên bức tranh kinh tế toàn cầu  (14/03/2014)
Tăng cường và đổi mới công tác dân vận  (14/03/2014)
Chính phủ ban hành Nghị định mới về chế độ nhuận bút  (14/03/2014)
Phó Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ  (14/03/2014)
Sớm hình thành Nhóm quan hệ đối tác về khắc phục hậu quả bom mìn  (14/03/2014)
Bế mạc Phiên họp 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (14/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên