Quan hệ hợp tác Việt Nam – Ôt-xtrây-li-a- Nhật Bản- Hàn Quốc phát triển trên tầm cao mới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức ba nước Ôt-xtrây-li-a, Nhật Bản và Hàn Quốc từ ngày 10 đến ngày 23-3-2008. Thành công của các chuyến thăm đã góp phần đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước này phát triển trên tầm cao mới, đặc biệt là thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với các cơ quan lập pháp các nước này.
Các nhà lãnh đạo cao cấp của cả ba nước đều dành cho Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Quốc hội nước ta sự đón tiếp trọng thị, chân tình. Tại các cuộc tiếp kiến của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Ôt-xtrây-li-a Ke-vin Rút, Nhà vua Nhật Bản A-ki-hi-tô, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đều bày tỏ sự quan tâm tới tình hình phát triển của Việt Nam, rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam. Đặc biệt khi nói về Việt Nam, nhiều nhà lãnh đạo Ôt-xtrây-li-a đã tỏ ra rất xúc động. Trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, bà Thống đốc bang Niu Xao Uên nói rằng: “Hà Nội luôn trong trái tim tôi và Việt Nam đã làm phong phú cuộc đời tôi”. Ngay tại Nhật Bản, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã nhận được tình cảm thân thiện và sự quan tâm lớn từ các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp, nhân dân của đất nước “hoa anh đào”. Theo các nghị sĩ nước này, số nguời hâm mộ Việt Nam trong Quốc hội Nhật Bản ngày càng tăng và đang trở thành hiện tượng mang tên “Cao trào Việt Nam ”.
Tại Hàn Quốc, việc Tổng thống Lee Myung Bak vừa nhậm chức cách đây một tháng, nhưng cũng dành thời gian tiếp Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta, cho thấy bạn rất coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam. Sự coi trọng này còn thể hiện, ở Seoul hiện nay đang có phong trào học tiếng Việt khá sôi động. Bạn coi đó là một trong những phương tiện để triển khai có hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Một kết quả quan trọng trong chuyến thăm của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta, là quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Ôt-xtrây-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có những buớc tiến mới rất quan trọng. Trong đó, Việt Nam và Ôt-xtrây-li-a đã ký được thoả thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước. Với Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam cũng ký các thoả thuận hợp tác, trong đó, các bên nhất trí tăng cường trao đổi, hỗ trợ nhau trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về lập pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa cơ quan lập pháp của Việt Nam và các nước đi vào chiều sâu bằng nhiều hình thức, cả trên phương diện song phương và đa phương.
Điểm nhấn rất quan trọng nữa của chuyến thăm, là đã tạo những bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước Ôt-xtrây-li-a, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là ba nước có nhiều tiềm năng kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là những đối tác quan trọng đối với Việt Nam. 70 doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia chuyến thăm có thêm nhiều cơ hội mới trong hợp tác kinh tế thương mại tại các nước này.
15 năm qua, Hàn Quốc luôn đứng trong danh sách nhóm các đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Năm ngoái, Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 13 tỉ đô la. Thể hiện nỗ lực duy trì mối quan hệ tốt đẹp này, ngay trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội hai nước, hai nhà lãnh đạo hai cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cũng đều khẳng rõ quyết tâm đưa quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam, hai Quốc hội lên tầm cao mới, cùng hướng tới "đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” - như thoả thuận cấp cao hai bên đã xác định. Lãnh đạo nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc được khích lệ rất nhiều trước ý chí này của lãnh đạo hai nước. Và, số hợp đồng kinh tế được ký kết ngay trong chuyến thăm với tổng giá trị hơn 1 tỉ đô la cho thấy, Việt Nam đang là điểm đến trong đầu tư và kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà doanh nghiệp của xứ sở “kim chi”.
Ôt-xtrây-li-a, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có đông bà con việt kiều và cộng đồng người Việt sinh sống và làm ăn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, lãnh đạo và doanh nghiệp các nước đều đánh giá cao những đóng góp của Việt kiều đối với quá trình phát triển của nước sở tại. Chuyến thăm này không chỉ đem đến những tình cảm ấm áp, gần gũi của quê hương đối với cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài, mà còn là dịp để thúc đẩy chính phủ các nước sở tại tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam có cuộc sống ổn định, được bảo vệ những quyền lợi hợp pháp và chính đáng.
Mặc dù giá trị các hợp đồng kinh tế ký kết trong chuyến thăm lần này không nhiều, nhưng rõ ràng, với chuyến thăm này, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước này cũng thêm sâu sắc. Các doanh nghiệp của Việt Nam và của Ôt-xtrây-li-a, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng thêm nhiều cơ hội để chuẩn bị xúc tiến làm ăn lâu dài và vững chắc với nhau. Đó chính là thành công không thể tính bằng tiền. Bởi với kết quả này, Việt Nam với Ôt-xtrây-li-a, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có thêm nền tảng vững chắc để tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác song phương lên những tầm cao mới, thiết thực hơn.
Phát triển nông sản hàng hóa ở Hàm Yên  (25/03/2008)
Các hoạt động tổ chức ngày quốc tế Pháp ngữ tại Pháp và Ca-na-đa  (24/03/2008)
Các hoạt động tổ chức ngày quốc tế Pháp ngữ tại Pháp và Ca-na-đa  (24/03/2008)
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan không ngừng phát triển  (24/03/2008)
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan không ngừng phát triển  (24/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên