Hội thảo Khoa học “Cơ chế bảo hiến - kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”
Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, PGS, TS. Nguyễn Như Phát, Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật cho hay, hiện nay, chúng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chính vì vậy, một cơ chế bảo hiến có hiệu lực hiệu quả sẽ góp phần đáp ứng mục tiêu trên. Mục đích của Nhà nước pháp quyền là bảo vệ các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp, mà cơ chế bảo hiến chính là bảo đảm để quyền tự do của công dân không bị vi phạm từ phía các cơ quan nhà nước.
Cơ chế bảo hiến bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp, cũng có nghĩa là đáp ứng được tinh thần của Nhà nước pháp quyền là mọi chủ thể kể cả Nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát của Hiến pháp và pháp luật. Cơ chế bảo hiến còn có mục đích bảo đảm sự kiểm soát và cân bằng các nhánh quyền lực, tránh sự lạm quyền của các nhánh quyền lực này - một đòi hỏi quan trọng của Nhà nước pháp quyền, đồng thời khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết khi chưa có một cơ chế bảo hiến chuyên trách. “Hiến pháp cần được bảo vệ. Cơ chế bảo hiến không phải là thiết chế cướp đi “miếng bánh” của bất cứ cơ quan quyền lực nào”, PGS, TS. Nguyễn Như Phát nhấn mạnh. Hiện nay, trên thế giới áp dụng nhiều cơ chế bảo hiến khác nhau. Ở châu Á, nhiều nước đã áp dụng mô hình Tòa án Hiến pháp như: Hàn Quốc, Thái Lan…
Tại Hội thảo, các đại biểu thống nhất đánh giá Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất. Cũng như các văn bản pháp luật khác, Hiến pháp cần được bảo vệ trước những nguy cơ có thể bị vi phạm. Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng việc bảo vệ Hiến pháp cần được nghiên cứu để tìm ra cơ chế bảo vệ đặc biệt.
Hội thảo là cơ hội để các nhà nghiên cứu, các cơ quan hữu quan của Việt Nam nghe các đại biểu đến từ Trường Đại học Tổng hợp Bonn (Đức) và Trưởng đại diện Văn phòng KAS tại Thái Lan chia sẻ những nội dung quan trọng liên quan đến cơ chế bảo hiến, qua đó rút ra những bài học đối với Việt Nam trong quá trình tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và bảo đảm để tất cả các chủ thể trong xã hội tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp luôn là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.
Ở Việt Nam, vấn đề tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp cũng đã được đề cập trong quá trình xây dựng và thực thi các bản Hiến pháp. Cùng với việc thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp càng trở nên cấp thiết.
Chia sẻ kinh nghiệm đến từ Đức, GS, TS. Jorg Menzel, Trường Đại học Tổng hợp Bonn, cho biết: Hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống pháp lý của Đức. Tất cả các văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp là cơ quan xem xét tính hợp hiến của của hệ thống pháp luật của Đức. Thẩm phán của Tòa án Hiến pháp có 16 người với nhiệm kỳ 12 năm và không được bổ nhiệm lại để bảo đảm thẩm phán không có các lợi ích mà chỉ thực hiện nhiệm vụ khách quan, công tâm.
Tòa án Hiến pháp Đức là cơ quan duy nhất có quyền tuyên 1 văn bản pháp luật có hợp hiến hay không. Bên cạnh đó, có quyền giải thích pháp luật quốc tế; đánh giá tính hợp hiến của các đảng phái chính trị. Tòa án Hiến pháp Đức không trực tiếp nhận xử 1 vụ án trừ những vụ án xâm phạm quyền cơ bản của con người.
Mỗi năm ở Đức có 6 ngàn vụ án đưa lên xét xử tại Tòa án Hiến pháp. Đây là con số khá lớn, nhưng tỷ lệ xét xử thành công chỉ 3%. Theo GS, TS. Jorg Menzel, dù con số không lớn nhưng điều này đóng vai trò rất quan trọng bởi kết quả 1 khảo sát được thực hiện cho thấy, người dân Đức luôn đánh giá cao nhất uy tín của Tòa án Hiến pháp.
GS, TSKH. Đào Trí Úc, Đại học Quốc gia Hà Nội (Ủy viên Thường trực Ban Biên tập Sửa đổi Hiến pháp) đặt vấn đề: Điều cần bàn hiện nay là mô hình nào, hay phương án nào sẽ phù hợp với Việt Nam, hay nói đúng hơn, mô hình nào hay phương án nào cho 1 thiết chế trông coi 1 cách hiệu quả sự tuân thủ Hiến pháp trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đề cập việc xây dựng cơ chế phán quyết Hiến pháp ở Việt Nam, theo GS, TSKH. Đào Trí Úc, chủ nghĩa lập hiến được coi là yếu tố đầu tiên trong thang giá trị của Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp và trật tự hiến định thực tiễn là 2 mặt của chủ nghĩa lập hiến, khẳng định ở mức cao nhất về mặt pháp lý và bảo đảm thực hiện trong thực tiễn cuộc sống các lợi ích cao nhất, trường tồn và bền vững nhất của đất nước, của dân tộc. Bảo hiến là bảo vệ lợi ích cao nhất, trường tồn nhất, bền vững nhất của đất nước và dân tộc, lợi ích của mỗi cá nhân và của mọi cá nhân, của mỗi giai cấp, tầng lớp. Nói khác đi, đó là bảo vệ chủ quyền của nhân dân.
Giáo sư, tiến sĩ Thái Vĩnh Thắng (Đại học Luật - Hà Nội) đã nêu ra 4 sự lựa chọn gồm: Tòa án tư pháp, tòa án Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp, Quốc hội như hiện nay, đồng thời phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn của các mô hình.
Tại Hội thảo, đa số các ý kiến cho rằng cần thiết phải thiết lập một cơ quan bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, mô hình Tòa án Hiến pháp là phù hợp hơn cả. Tòa án Hiến pháp phải là cơ quan được Hiến pháp xác lập và trao cho thẩm quyền phán xét các luật và các hành vi vi hiến.
Trong ba phiên làm việc, các đại biểu đã nghe và thảo luận về cơ chế bảo hiến và kinh nghiệm quốc tế; cơ chế bảo hiến trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp; xây dựng cơ chế phán quyết Hiến pháp ở Việt Nam. Đây là những kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong quá trình tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Tri ân các liệt sỹ nhân kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ  (08/05/2013)
Nhân lên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc  (08/05/2013)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần 7  (08/05/2013)
Điện mừng Liên minh Mặt trận Quốc gia Malaysia  (08/05/2013)
Diễn đàn Xao Pao-lô: Vì sự đoàn kết và liên kết Mỹ La-tinh  (07/05/2013)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay