Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương sáng trong công tác tự phê bình và phê bình
17:19, ngày 17-05-2012
TCCSĐT - Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo cho công tác xây dựng Đảng, Người có nhiều bài viết, bài nói về công tác này. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng, tự phê bình và phê bình được Người xác định là nguyên tắc, quy luật phát triển Đảng, là biện pháp tốt nhất để củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Tự phê bình và phê bình là biện pháp tốt nhất để củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần xác định tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng ta, đồng thời là “vũ khí sắc bén” để làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Từ trong các tác phẩm lý luận đầu cho đến bản Di chúc cuối cùng, Người đều nhấn mạnh đến việc tự phê bình và phê bình, đặc biệt từ khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Con người ai cũng có khuyết điểm, thiếu sót, chỉ khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ và ở trạng thái biểu hiện mà thôi. Bác thường nói, người đời không phải là thần thánh, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Người cho rằng: Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình, bởi nếu không thực hiện điều này thì cũng như người có bệnh nếu giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng.
Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng bao gồm đủ các giai tầng trong xã hội có tính cách mạng rất cao như trung thành, rất kiên quyết, hy sinh và rất vĩ đại... Đảng là một bộ phận của xã hội, cũng không tránh khỏi những tập tục, tính nết, khuyết điểm, thói xấu của xã hội lây ngấm vào. Thực tế cho thấy, trong Đảng không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay. Do vậy, trong Đảng cần thường xuyên tự phê bình và phê bình như con người luôn cần không khí để sống... Người khẳng định: một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn và chân chính.
Tự phê bình và phê bình phải có “tính chất xây dựng”, đối với người phê bình phải chỉ ra được cụ thể những ưu, nhược điểm của đồng chí từ đó tìm cách giúp đỡ họ, đồng thời phải luôn chịu trách nhiệm về những lời nói của mình. Trong phê bình phải chú ý tới thái độ dân chủ, phải để cho người khác được phát biểu, được nêu lên những sai trái của mình trong nhận thức cũng như hành động. Nhiều người phát biểu sẽ chỉ ra được đầy đủ những ưu, nhược điểm của mình, vấn đề sẽ được xem xét một cách đầy đủ và toàn diện, từ đó mỗi người tự hoàn thiện mình thông qua sự giúp đỡ của đồng chí, đồng đội và nỗ lực sửa chữa của bản thân.
Trong phê bình phải bình tĩnh, không nôn nóng, không hình thức, có thái độ ôn tồn bảo nhau, bàn với nhau... Muốn dân chủ tốt, kỷ luật cao, cán bộ phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Bởi vì, mục đích tự phê bình và phê bình là để học cái hay, tránh cái dở, chứ không phải để nói xấu nhau, thực hành tự phê bình và phê bình cần công khai, thật sự dũng cảm và cấp trên phải nêu gương tự phê bình để cấp dưới noi theo. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các đồng chí của mình: tôi làm điều xấu, các đồng chí trông thấy, lại lấy cớ “nể” cụ không nói, là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán thì không quan trọng, nhưng nếu có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần, mà không nói cho người ta sửa tức là hại người.
Đối với Đảng cầm quyền, thì mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện tự phê bình và phê bình “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Bác cho rằng: một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.
Từ những quan điểm của Hồ Chí Minh, có thể khái quát thái độ của cán bộ, đảng viên trong tự phê bình và phê bình với những biểu hiện sau:
Một là, đối với những đồng chí có giác ngộ nhận thức đúng thì tự phê bình mình rất thật thà, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm. Khi phê bình người khác các đồng chí ấy luôn thành khẩn, nhiệt tình, đối với những người mắc khuyết điểm dù nặng hay nhẹ mà không chịu sửa chữa thì các đồng chí ấy đấu tranh kiên quyết, không nể nang. Đối với thái độ này, theo Hồ Chí Minh chúng ta phải học tập tinh thần và tác phong của các đồng chí ấy, đồng thời phải tuyên truyền rộng rãi để mọi người biết và noi theo.
Hai là, có một số người bị phê bình, giáo dục nhiều lần mà không chịu sửa đổi, vẫn “cứ ỳ ra”. Theo Người, đối với hạng người này, chúng ta phải có thái độ nghiêm khắc, phải mời họ ra khỏi Đảng, để tránh “con sâu làm rầu nồi canh”, không cho họ có cơ hội làm mất đoàn kết, làm tha hóa Đảng, không để nó trở thành một nguy cơ đối với Đảng cầm quyền.
Ba là, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, đối với người khác thì luôn có thái độ phê bình đúng đắn, nghiêm túc, nhưng trong tự phê bình mình thì quá yếu. Các đồng chí ấy không dám mạnh dạn công khai tự phê bình, không vui lòng tiếp thu sự phê bình của người khác, không kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm của mình, thường vin vào những “lý do khách quan” để tự biện hộ, né tránh. Các đồng chí ấy mắc vào chủ nghĩa tự do, mang “một ba lô chủ nghĩa cá nhân”, sợ mất thể diện, uy tín. Hiện tượng này thường xảy ra với những cán bộ, đảng viên làm công tác lãnh đạo, phụ trách những công việc quan trọng trong Đảng, Nhà nước. Với thái độ này, Đảng cần có hướng giáo dục, giúp đỡ họ trở nên tốt hơn, để họ có quan điểm đúng đắn về tự phê bình, dám chịu trách nhiệm đối với những công việc, hành động của mình trước đồng chí, trước Đảng và nhân dân. Mục đích cuối cùng là phải giúp họ hoàn thiện mình, để họ thực sự trở thành những người hữu ích, có thể cống hiến được nhiều hơn cho cách mạng, cho nhân dân.
Bốn là, có một số đồng chí lợi dụng phê bình để nói xấu, làm mất uy tín, danh dự người khác, hay phê bình “lung tung, không chịu trách nhiệm”, vì lợi ích bản thân mình, bởi tham quyền lực, địa vị và danh tiếng. Một số đồng chí vì nể nang, lo sợ không dám phê bình người khác, rơi vào “chủ nghĩa ba phải”. Đối với các đồng chí này, Đảng cần có biện pháp giáo dục họ, nếu không, cần kiên quyết đưa họ ra khỏi Đảng, nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên, trong sạch nội bộ Đảng.
Các cán bộ, đảng viên cùng học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản đã từng trải, dày dạn kinh nghiệm, với nhãn quan chính trị hết sức nhạy bén, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhìn thấu được nguy cơ của một đảng cầm quyền là dễ vấp phải những sai lầm, khuyết điểm. Người đã chỉ ra một cách cụ thể và đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục có hiệu quả cao là tiến hành tự phê bình và phê bình trong Đảng. Điều đó, đã được luận giải trong tất cả các đề mục của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, trong đó toát lên tư tưởng của Người về tình yêu thương con người, vì sự tiến bộ của mỗi đảng viên, cán bộ nên cần phải tiến hành tự phê bình và phê bình. Người cổ vũ và chỉ rõ cho mỗi đảng viên, cán bộ con đường tự giải thoát và giúp nhau giải thoát khỏi mọi chứng bệnh, vượt lên mọi cám dỗ thấp hèn, thực sự là những đảng viên chân chính, những con người mới xã hội chủ nghĩa. Bản thân Người là tấm gương mẫu mực về tự phê bình.
Chúng ta thấy: sau Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự ủng hộ và nỗ lực phấn đấu của toàn dân đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng còn nhiều yếu kém và hạn chế trong công việc Người đã tự phê bình trước nhân dân rằng: Nhờ sức đoàn kết của toàn dân mà chúng ta tranh được quyền độc lập. Nhưng Chính phủ vừa ra đời thì liền gặp những hoàn cảnh khó khăn. Trước hoàn cảnh khó khăn đó, đồng bào đã cố gắng, người giúp sức, kẻ giúp tiền. Còn tôi thì lo lắng đêm ngày để làm tròn nhiệm vụ của mình, sao cho khỏi phụ lòng đồng bào toàn quốc. Chỉ vì tôi tài hèn đức mọn, cho nên chưa làm đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào…, Chính phủ do tôi đứng đầu, chưa làm việc gì đáng kể cho nhân dân…
Tuy nhiều người trong ban hành chính làm việc tốt và thanh liêm, song cái tệ tham ô, nhũng lạm chưa quét sạch. Tuy Chính phủ ra sức sửa sang, song nhiều nơi chính trị vẫn chưa vào lề lối. Có thể nói rằng: những khuyết điểm đó là vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta còn mới, hoặc vì lẽ này, lẽ khác. Nhưng không, tôi phải nói thật: những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi. Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi. Từ nay, tôi mong đồng bào ra sức giúp tôi sửa chữa những khuyết điểm đó bằng nhiều cách, trước hết là bằng cách thi hành cho đúng và triệt để những mệnh lệnh của Chính phủ (Báo Cứu quốc, số 153, ngày 28-1-1946).
Hiện nay, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang tiếp tục thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị, gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Giải pháp hàng đầu là tiến hành phê bình, tự phê bình mà điểm then chốt của nó là phải phê bình cho đúng mục đích yêu cầu và phương pháp như Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Phê bình cho đúng cũng chính là một biểu hiện của sự thấm sâu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong mỗi chúng ta. Trong thực tế hiện nay, một số tổ chức đảng xuất hiện những biểu hiện chưa đúng trong phương pháp tự phê bình và phê bình. Vì vậy, các tổ chức đảng cũng như mỗi đảng viên cần nắm chắc nội dung Chỉ thị của Bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) và Hướng dẫn số 11 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", có như vậy việc học tập, làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mới đạt kết quả cao, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã đề ra.
Vấn đề tự phê bình và phê bình, trước đây đã quan trọng, ngày nay lại càng cấp bách hơn. Vì vậy, trong bốn nhóm giải pháp mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nêu ra thì nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên được Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định là nhóm giải pháp số 1. Sự sắp xếp như vậy xuất phát từ vị trí, vai trò của nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong thực tiễn công tác xây dựng Đảng.
Đổi mới và chỉnh đốn Đảng là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng và cũng là đòi hỏi tự thân của Đảng. Vì vậy, trong cuộc vận động đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay, cần nắm vững và thực hiện triệt để nội dung và phương thức tiến hành, đặc biệt là nguyên tắc tự phê bình và phê bình, phải coi đó là nhiệm vụ thường xuyên và trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Lịch sử hơn 82 năm xây dựng và phát triển của Đảng cho thấy: Tự phê bình và phê bình không những là công việc thường xuyên; là phương thức lãnh đạo của Đảng, mà còn mang ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả trong công tác lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tự phê bình và phê bình không chỉ thể hiện dũng khí của người cộng sản, mà còn là kinh nghiệm quý, trở thành “phương thuốc” hữu hiệu để bồi bổ “cơ thể” của Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, trách nhiệm của từng cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi đảng viên phải tự mình quán triệt, tự mình thực hiện và gương mẫu thực hiện việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình để trước hết là làm cho mình trong sạch, giúp đồng chí tiến bộ, tổ chức đảng ngày càng vững mạnh, đoàn kết. Đó là giá trị nhân văn cao đẹp thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về công tác xây dựng Đảng hiện nay./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần xác định tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng ta, đồng thời là “vũ khí sắc bén” để làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Từ trong các tác phẩm lý luận đầu cho đến bản Di chúc cuối cùng, Người đều nhấn mạnh đến việc tự phê bình và phê bình, đặc biệt từ khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Con người ai cũng có khuyết điểm, thiếu sót, chỉ khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ và ở trạng thái biểu hiện mà thôi. Bác thường nói, người đời không phải là thần thánh, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Người cho rằng: Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình, bởi nếu không thực hiện điều này thì cũng như người có bệnh nếu giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng.
Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng bao gồm đủ các giai tầng trong xã hội có tính cách mạng rất cao như trung thành, rất kiên quyết, hy sinh và rất vĩ đại... Đảng là một bộ phận của xã hội, cũng không tránh khỏi những tập tục, tính nết, khuyết điểm, thói xấu của xã hội lây ngấm vào. Thực tế cho thấy, trong Đảng không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay. Do vậy, trong Đảng cần thường xuyên tự phê bình và phê bình như con người luôn cần không khí để sống... Người khẳng định: một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn và chân chính.
Tự phê bình và phê bình phải có “tính chất xây dựng”, đối với người phê bình phải chỉ ra được cụ thể những ưu, nhược điểm của đồng chí từ đó tìm cách giúp đỡ họ, đồng thời phải luôn chịu trách nhiệm về những lời nói của mình. Trong phê bình phải chú ý tới thái độ dân chủ, phải để cho người khác được phát biểu, được nêu lên những sai trái của mình trong nhận thức cũng như hành động. Nhiều người phát biểu sẽ chỉ ra được đầy đủ những ưu, nhược điểm của mình, vấn đề sẽ được xem xét một cách đầy đủ và toàn diện, từ đó mỗi người tự hoàn thiện mình thông qua sự giúp đỡ của đồng chí, đồng đội và nỗ lực sửa chữa của bản thân.
Trong phê bình phải bình tĩnh, không nôn nóng, không hình thức, có thái độ ôn tồn bảo nhau, bàn với nhau... Muốn dân chủ tốt, kỷ luật cao, cán bộ phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Bởi vì, mục đích tự phê bình và phê bình là để học cái hay, tránh cái dở, chứ không phải để nói xấu nhau, thực hành tự phê bình và phê bình cần công khai, thật sự dũng cảm và cấp trên phải nêu gương tự phê bình để cấp dưới noi theo. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các đồng chí của mình: tôi làm điều xấu, các đồng chí trông thấy, lại lấy cớ “nể” cụ không nói, là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán thì không quan trọng, nhưng nếu có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần, mà không nói cho người ta sửa tức là hại người.
Đối với Đảng cầm quyền, thì mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện tự phê bình và phê bình “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Bác cho rằng: một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.
Từ những quan điểm của Hồ Chí Minh, có thể khái quát thái độ của cán bộ, đảng viên trong tự phê bình và phê bình với những biểu hiện sau:
Một là, đối với những đồng chí có giác ngộ nhận thức đúng thì tự phê bình mình rất thật thà, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm. Khi phê bình người khác các đồng chí ấy luôn thành khẩn, nhiệt tình, đối với những người mắc khuyết điểm dù nặng hay nhẹ mà không chịu sửa chữa thì các đồng chí ấy đấu tranh kiên quyết, không nể nang. Đối với thái độ này, theo Hồ Chí Minh chúng ta phải học tập tinh thần và tác phong của các đồng chí ấy, đồng thời phải tuyên truyền rộng rãi để mọi người biết và noi theo.
Hai là, có một số người bị phê bình, giáo dục nhiều lần mà không chịu sửa đổi, vẫn “cứ ỳ ra”. Theo Người, đối với hạng người này, chúng ta phải có thái độ nghiêm khắc, phải mời họ ra khỏi Đảng, để tránh “con sâu làm rầu nồi canh”, không cho họ có cơ hội làm mất đoàn kết, làm tha hóa Đảng, không để nó trở thành một nguy cơ đối với Đảng cầm quyền.
Ba là, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, đối với người khác thì luôn có thái độ phê bình đúng đắn, nghiêm túc, nhưng trong tự phê bình mình thì quá yếu. Các đồng chí ấy không dám mạnh dạn công khai tự phê bình, không vui lòng tiếp thu sự phê bình của người khác, không kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm của mình, thường vin vào những “lý do khách quan” để tự biện hộ, né tránh. Các đồng chí ấy mắc vào chủ nghĩa tự do, mang “một ba lô chủ nghĩa cá nhân”, sợ mất thể diện, uy tín. Hiện tượng này thường xảy ra với những cán bộ, đảng viên làm công tác lãnh đạo, phụ trách những công việc quan trọng trong Đảng, Nhà nước. Với thái độ này, Đảng cần có hướng giáo dục, giúp đỡ họ trở nên tốt hơn, để họ có quan điểm đúng đắn về tự phê bình, dám chịu trách nhiệm đối với những công việc, hành động của mình trước đồng chí, trước Đảng và nhân dân. Mục đích cuối cùng là phải giúp họ hoàn thiện mình, để họ thực sự trở thành những người hữu ích, có thể cống hiến được nhiều hơn cho cách mạng, cho nhân dân.
Bốn là, có một số đồng chí lợi dụng phê bình để nói xấu, làm mất uy tín, danh dự người khác, hay phê bình “lung tung, không chịu trách nhiệm”, vì lợi ích bản thân mình, bởi tham quyền lực, địa vị và danh tiếng. Một số đồng chí vì nể nang, lo sợ không dám phê bình người khác, rơi vào “chủ nghĩa ba phải”. Đối với các đồng chí này, Đảng cần có biện pháp giáo dục họ, nếu không, cần kiên quyết đưa họ ra khỏi Đảng, nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên, trong sạch nội bộ Đảng.
Các cán bộ, đảng viên cùng học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản đã từng trải, dày dạn kinh nghiệm, với nhãn quan chính trị hết sức nhạy bén, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhìn thấu được nguy cơ của một đảng cầm quyền là dễ vấp phải những sai lầm, khuyết điểm. Người đã chỉ ra một cách cụ thể và đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục có hiệu quả cao là tiến hành tự phê bình và phê bình trong Đảng. Điều đó, đã được luận giải trong tất cả các đề mục của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, trong đó toát lên tư tưởng của Người về tình yêu thương con người, vì sự tiến bộ của mỗi đảng viên, cán bộ nên cần phải tiến hành tự phê bình và phê bình. Người cổ vũ và chỉ rõ cho mỗi đảng viên, cán bộ con đường tự giải thoát và giúp nhau giải thoát khỏi mọi chứng bệnh, vượt lên mọi cám dỗ thấp hèn, thực sự là những đảng viên chân chính, những con người mới xã hội chủ nghĩa. Bản thân Người là tấm gương mẫu mực về tự phê bình.
Chúng ta thấy: sau Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự ủng hộ và nỗ lực phấn đấu của toàn dân đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng còn nhiều yếu kém và hạn chế trong công việc Người đã tự phê bình trước nhân dân rằng: Nhờ sức đoàn kết của toàn dân mà chúng ta tranh được quyền độc lập. Nhưng Chính phủ vừa ra đời thì liền gặp những hoàn cảnh khó khăn. Trước hoàn cảnh khó khăn đó, đồng bào đã cố gắng, người giúp sức, kẻ giúp tiền. Còn tôi thì lo lắng đêm ngày để làm tròn nhiệm vụ của mình, sao cho khỏi phụ lòng đồng bào toàn quốc. Chỉ vì tôi tài hèn đức mọn, cho nên chưa làm đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào…, Chính phủ do tôi đứng đầu, chưa làm việc gì đáng kể cho nhân dân…
Tuy nhiều người trong ban hành chính làm việc tốt và thanh liêm, song cái tệ tham ô, nhũng lạm chưa quét sạch. Tuy Chính phủ ra sức sửa sang, song nhiều nơi chính trị vẫn chưa vào lề lối. Có thể nói rằng: những khuyết điểm đó là vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta còn mới, hoặc vì lẽ này, lẽ khác. Nhưng không, tôi phải nói thật: những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi. Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi. Từ nay, tôi mong đồng bào ra sức giúp tôi sửa chữa những khuyết điểm đó bằng nhiều cách, trước hết là bằng cách thi hành cho đúng và triệt để những mệnh lệnh của Chính phủ (Báo Cứu quốc, số 153, ngày 28-1-1946).
Hiện nay, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang tiếp tục thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị, gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Giải pháp hàng đầu là tiến hành phê bình, tự phê bình mà điểm then chốt của nó là phải phê bình cho đúng mục đích yêu cầu và phương pháp như Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Phê bình cho đúng cũng chính là một biểu hiện của sự thấm sâu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong mỗi chúng ta. Trong thực tế hiện nay, một số tổ chức đảng xuất hiện những biểu hiện chưa đúng trong phương pháp tự phê bình và phê bình. Vì vậy, các tổ chức đảng cũng như mỗi đảng viên cần nắm chắc nội dung Chỉ thị của Bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) và Hướng dẫn số 11 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", có như vậy việc học tập, làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mới đạt kết quả cao, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã đề ra.
Vấn đề tự phê bình và phê bình, trước đây đã quan trọng, ngày nay lại càng cấp bách hơn. Vì vậy, trong bốn nhóm giải pháp mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nêu ra thì nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên được Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định là nhóm giải pháp số 1. Sự sắp xếp như vậy xuất phát từ vị trí, vai trò của nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong thực tiễn công tác xây dựng Đảng.
Đổi mới và chỉnh đốn Đảng là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng và cũng là đòi hỏi tự thân của Đảng. Vì vậy, trong cuộc vận động đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay, cần nắm vững và thực hiện triệt để nội dung và phương thức tiến hành, đặc biệt là nguyên tắc tự phê bình và phê bình, phải coi đó là nhiệm vụ thường xuyên và trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Lịch sử hơn 82 năm xây dựng và phát triển của Đảng cho thấy: Tự phê bình và phê bình không những là công việc thường xuyên; là phương thức lãnh đạo của Đảng, mà còn mang ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả trong công tác lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tự phê bình và phê bình không chỉ thể hiện dũng khí của người cộng sản, mà còn là kinh nghiệm quý, trở thành “phương thuốc” hữu hiệu để bồi bổ “cơ thể” của Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, trách nhiệm của từng cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi đảng viên phải tự mình quán triệt, tự mình thực hiện và gương mẫu thực hiện việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình để trước hết là làm cho mình trong sạch, giúp đồng chí tiến bộ, tổ chức đảng ngày càng vững mạnh, đoàn kết. Đó là giá trị nhân văn cao đẹp thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về công tác xây dựng Đảng hiện nay./.
Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay  (17/05/2012)
Đã đến lúc nước Pháp cần thay đổi  (17/05/2012)
Chuyến thăm đầu tiên của tân Tổng thống Pháp  (17/05/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ đoàn đại biểu những người từng phục vụ, bảo vệ Bác Hồ  (17/05/2012)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri Hải Phòng  (17/05/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh  (17/05/2012)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay