Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Kiến thiết cần có nhân tài… Nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”(1). Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh công tác cán bộ, coi đó là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng: “Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng. Tăng cường nguồn đầu tư của Nhà nước và toàn xã hội cần phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng sử dụng nhân tài, trước hết trên ba lĩnh vực: lãnh đạo - quản lý, sản xuất - kinh doanh và khoa học - công nghệ”(2).
Cùng với dòng chảy của thời gian, tại mỗi bước ngoặt của lịch sử, hay ở bất cứ hoàn cảnh nào, nếu những người lãnh đạo đất nước quy tụ được hiền tài giúp sức thì cho dù đất nước gặp muôn vàn khó khăn cũng sẽ vượt qua để bước tới đài vinh quang của thời đại. Theo lẽ tự nhiên, trời có lúc nắng lúc mưa, ngày có đêm có sáng thì đất nước cũng có lúc thuận lợi cũng có lúc khó khăn, nhưng có lẽ chưa bao giờ đất nước ta lại gặp nhiều vận hội và thách thức của thời đại như những năm gần đây. Nhận thức được những đòi hỏi của lịch sử, trong các văn kiện của Đảng đã nhấn mạnh mục tiêu của phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục và đào tạo chính là tạo môi trường và điều kiện để xuất hiện nhiều nhân tài, làm giàu thêm “nguyên khí của quốc gia”, đây chính là mục tiêu và cũng là động lực để thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Ngày nay, khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn tầm quan trọng của đội ngũ trí thức và nhân tài. Nhiệm vụ phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý và đãi ngộ trí thức và nhân tài là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn dân ta. Dân tộc Việt Nam, với lịch sử ngàn năm văn hiến, đã sản sinh ra biết bao hiền tài dẫn dắt dân tộc ta vượt qua vô vàn khó khăn ác liệt trong công cuộc chống ngoại xâm và phòng chống thiên tai, những con người đó đã đi vào lịch sử làm rạng danh non sông gấm vóc, đó là những người con ưu tú của dân tộc, mang đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam.
Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về vị trí và tầm quan trọng của nhân tố con người và nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Phát triển nhân tài - Chấn hưng đất nước” của tác giả Nguyễn Đắc Hưng. Cuốn sách tập trung giới thiệu: những phẩm chất cần có của nhân tài; kinh nghiệm đào tạo, sử dụng nhân tài của cha ông ta và một số quốc gia trên thế giới; những nội dung cơ bản về phát triển nhân tài.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.4, tr. 99.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 296.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2007 và kế hoạch năm 2008  (23/10/2007)
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, dân chủ thảo luận, đóng góp ý kiến có chất lượng vào các đề án  (23/10/2007)
Ông Hồ Cẩm Đào được bầu lại làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc  (23/10/2007)
Gia đình Việt Nam - biến đổi và triển vọng  (22/10/2007)
Khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII  (22/10/2007)
Bế mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc  (22/10/2007)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay