Cách mạng Tháng Mười Nga, tư tưởng của Lê-nin về vấn đề dân tộc: Ý nghĩa thời đại và sự vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
TCCS - Ngày 7-11-2022, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức hội thảo khoa học: “Cách mạng Tháng Mười Nga, tư tưởng của Lê-nin về vấn đề dân tộc: Ý nghĩa thời đại và sự vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam”. Các đồng chí: PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; GS, TS. Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đồng chủ trì hội thảo.
Cùng dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các cơ quan Trung ương cùng đông đảo các nhà khoa học. Hội thảo khoa học “Cách mạng Tháng Mười Nga, tư tưởng của Lê-nin về vấn đề dân tộc: Ý nghĩa thời đại và sự vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam” được tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (7-11-1917 - 7-11-2022).
Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS, TS. Vũ Trọng Lâm, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhấn mạnh, ngày 7-11-1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (Bôn-sê-vích) Nga, đứng đầu là V.I. Lê-nin, giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga đã nhất loạt khởi nghĩa, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và phản cách mạng, lập nên Nhà nước Xô-viết. Cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, soi sáng con đường phát triển, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
Cuộc cách mạng vĩ đại là sự chuyển hóa thành công trên thực tiễn lý luận của chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh thực tế của nước Nga, với lãnh tụ thiên tài là V.I. Lê-nin. Thắng lợi của cuộc cách mạng đã khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cung cấp những bài học lịch sử vô giá cho các cuộc cách mạng vì độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười Nga cũng là sự mở đầu cho phong trào cách mạng trên toàn thế giới, đặt nền móng cho sự hình thành của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên đã đặt nền móng cho chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong thập niên 30-40 của thế kỷ XX.
Biến động những năm 1990 của thế kỷ trước đã làm cho Liên Xô sụp đổ, nhưng không thể phủ nhận, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng mang sứ mệnh khai sinh ra chủ nghĩa xã hội hiện thực - một kiểu phát triển xã hội mới, công bằng và dân chủ nhất trên thế giới. Một thế kỷ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đã diễn ra với rất nhiều thăng trầm, có cả những thành tựu và cả những thất bại. Nhưng cũng từ thực tiễn đó, mỗi nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và xác định trên thực tiễn những quy luật của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đến nay, theo dòng chảy của lịch sử, những bài học của Cách mạng Tháng Mười vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa thời đại. Những bài học đó đã và đang thôi thúc giai cấp công nhân và những người tiến bộ trên toàn thế giới tiếp tục cống hiến, hy sinh không mệt mỏi trong cuộc đấu tranh để xây dựng một thế giới hòa bình, dân chủ, công bằng, văn minh, bình đẳng, bác ái, không còn áp bức, bóc lột, xung đột, chiến tranh - đó là xã hội xã hội chủ nghĩa. Đối với Việt Nam, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa quan trọng, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.
Hội thảo nhận được nhiều tham luận và 10 ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội trường, qua đó góp phần làm sáng tỏ giá trị lý luận, thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười Nga. Với 2 phiên làm việc, các ý kiến tập trung vào phân tích chân lý của Cách mạng Tháng Mười Nga; ý nghĩa thời đại, bài học từ Cách mạng Tháng Mười Nga và những quan điểm, tư tưởng, giá trị cốt lõi của V.I. Lê-nin về vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa; bài học về công tác tư tưởng nhìn từ sự thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu… Các đại biểu nhận định, với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã chứng minh chủ nghĩa Mác - Lê-nin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay chỉ ra mục tiêu, con đường, lực lượng, phương thức, điều kiện bảo đảm để xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng nên chế độ xã hội mới tốt đẹp. Đó chính là chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm thay đổi số phận nước Nga và các dân tộc trong đại gia đình Xô-viết; thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhanh, mạnh, nhất là ở các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng mình. Cùng với đó, các nhà khoa học cũng làm rõ hơn ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga với Việt Nam, cùng những bài học, quan điểm, tư tưởng, giá trị cốt lõi của tư tưởng V.I. Lê-nin về vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Các ý kiến phát biểu tại hội thảo đều khẳng định, hơn một thế kỷ đã trôi qua nhưng giá trị thời đại của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn tỏa sáng, là nguồn động lực lớn thôi thúc, khơi dậy tinh thần cách mạng của nhân dân tiến bộ toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường đổi mới, phát triển đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng trực tiếp, đặc biệt sâu sắc đến cách mạng Việt Nam; làm thay đổi vận mệnh của nước ta; đóng vai trò quyết định tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thành công của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã giúp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cách mạng vô sản, tin tưởng và đi theo lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga, tin theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Chính sự lựa chọn con đường đúng đắn ấy mà nhân dân ta đã làm nên thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Không có Cách mạng Tháng Mười Nga, chúng ta không thể có cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc như ngày nay.
Thực tiễn thế giới hiện đại đã khẳng định, trải qua 105 năm qua, bài học Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa lịch sử và thời đại. Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là tấm gương và là bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá, luôn nhắc nhở chúng ta phải đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan, duy ý chí trước âm mưu "diễn biến hòa bình", nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"...
Kết luận hội thảo, GS, TS. Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhấn mạnh, với tinh thần làm việc khoa học, khẩn trương, nghiêm túc, Hội thảo khoa học: “Cách mạng Tháng Mười Nga, tư tưởng của Lê-nin về vấn đề dân tộc: Ý nghĩa thời đại và sự vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam” đã thành công tốt đẹp, hoàn thành các nội dung, chương trình đề ra. Hội thảo được tổ chức đúng ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, vừa có giá trị khoa học, vừa có giá trị chính trị, lịch sử sâu sắc. Đã 105 năm trôi qua, thế sự biến động, nhưng tầm vóc và giá trị của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn vẹn nguyên, lớn lao, để lại cho chúng ta những bài học quan trọng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa./.
Đoàn cán bộ của Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia  (01/11/2022)
Trao giải Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch  (24/10/2022)
- Chính sách ngoại giao của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- Hệ thống chính trị cơ sở với việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội
- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu: Thành công và hạn chế
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có “tâm, tầm, trí” - yếu tố then chốt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
- Tỉnh Bình Định tích cực chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam -
Văn hóa - Xã hội
Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và nâng tầm văn hóa Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay