Thế giới chao đảo
Hiện nay, toàn cầu hóa là một từ đã trở nên thông dụng và luôn được mọi người nói đến. Nhưng trong khi được cho là đã làm tăng lên sự thịnh vượng chưa từng có, toàn cầu hóa cũng bị xem là nguyên nhân dẫn tới nhiều "bệnh tật" của thế giới hiện đại. Vậy, toàn cầu hóa và các yếu tố hình thành nó là gì? Chúng tôi xin giới thiệu "cách nhìn" của Xti-vơ Xi-phơ-rét (Steve Schifferes), chuyên gia kinh tế của BBC News.
Không nhiều nơi trên thế giới được chứng kiến những tác động của toàn cầu hóa như Bang-ga-lo, thung lũng Xi-li-côn của Ấn Độ. Bang-ga-lo đang trải qua một sự bùng nổ công nghệ thông tin (IT) chưa từng có và sự bùng nổ này đã làm thay đổi viễn cảnh của nền kinh tế Ấn Độ.
Đối với một số người, chẳng hạn như Xan-tốt, một hướng dẫn viên du lịch ở Bang-ga-lo, cuộc sống rất dễ chịu. Như là kết quả của sự bùng nổ công nghệ thông tin, Xan-tốt đã thành lập hãng du lịch riêng trên web, có tên là Getoffurass.com, và đang phất lên bằng việc bán các kỳ nghỉ "trốn chạy" cuối tuần cho những công nhân IT mệt mỏi vì căng thẳng.
Nhưng đối với một số người khác, chẳng hạn như Đin Brết, một kỹ sư ô-tô lành nghề ở Phơ-lin-tơ (Flint), Mi-xi-gân, cuộc sống không thật dễ chịu. Đin Brết cùng với 28.000 công nhân đã bị sa thải khỏi Bu-ích Ci-ti (Buick City), khi G. Mô-tô (General Motors) đóng cửa nhà máy năm 1999, và thất nghiệp từ đó.
Định nghĩa toàn cầu hóa
Theo thuật ngữ kinh tế, toàn cầu hóa được hiểu là sự hội nhập kinh tế thế giới tăng lên, là xu hướng vượt biên giới quốc gia ngày càng tăng của thương mại, đầu tư và tiền tệ (có thể có hoặc không có động cơ chính trị hay văn hóa).
Toàn cầu hóa không mới, nó chính là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp. Nước Anh trở nên giàu có trong thế kỷ XIX như một siêu cường kinh tế toàn cầu đầu tiên bởi có công nghệ chế tạo siêu hạng và giao thông toàn cầu tiên tiến, ví dụ như đường sắt và tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Nhưng bước đi, phạm vi và quy mô của toàn cầu hóa chỉ tăng tốc đột ngột kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là trong 25 năm qua.
Sự lan tỏa nhanh chóng công nghệ thông tin và in-tơ-nét đã làm thay đổi cách tổ chức sản xuất của các công ty và khiến cho các ngành dịch vụ, chẳng hạn như chế tạo, được toàn cầu hóa nhanh hơn.
Toàn cầu hóa cũng được thúc đẩy bởi quyết định mở cửa nền kinh tế của ấn Độ và Trung Quốc, như vậy lực lượng lao động toàn cầu đã tăng gấp đôi chỉ qua một đêm.
Toàn cầu hóa: tốt hay xấu?
Sự phát triển tăng tốc của toàn cầu hóa đang tác động lên tất cả các nước, giàu cũng như nghèo, biến những khu vực như Đi-troi hoặc Bang-ga-lo từ bùng nổ thành phá sản hoặc ngược lại, chỉ trong một thế hệ.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng, toàn cầu hóa có thể giải thích cho những khuynh hướng tồi tệ trong nền kinh tế thế giới, chẳng hạn như: lương thấp cho người lao động, lợi nhuận cao hơn cho các nhà tư bản phương Tây, dòng thác nhập cư tới thành phố ở các nước nghèo, lạm phát thấp và lãi suất thấp bất chấp tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa đóng một vai trò then chốt trong việc làm tăng sự thịnh vượng chưa từng thấy trong 50 năm qua. Sự thịnh vượng này hiện nay đang từ Mỹ và châu Âu lan ra khắp thế giới, kể cả những nước vốn là nước nghèo, như Trung Quốc và Ấn Độ.
Vai trò của thương mại
Thương mại là động lực của toàn cầu hóa. Trong 20 năm (1955 - 1975) thương mại thế giới trong sản phẩm chế tạo đã tăng hơn 100 lần (từ 95 tỉ USD tới 12 nghìn tỉ USD), nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng toàn bộ của kinh tế thế giới.
Kể từ năm 1960, thương mại đã được tạo thuận lợi để phát triển do có các thỏa thuận toàn cầu về việc giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với việc xuất khẩu các sản phẩm chế tạo, đặc biệt tới các nước giàu.
Chất lượng cuộc sống của người dân Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng lên nhanh chóng do những nước này đã cố gắng tăng vai trò của họ trong hệ thống thương mại thế giới bằng việc đặt mục tiêu vào xuất khẩu sang các nước giàu.
Trong những năm hậu "chiến tranh lạnh", các công ty đa quốc gia (các công ty hoạt động xuyên biên giới) trở nên toàn cầu hóa hơn do đặt các nhà máy sản xuất ở nước ngoài để lợi dụng chi phí lao động rẻ và gần với thị trường hơn.
Hiện nay, toàn cầu hóa thậm chí khó nhận diện hơn do 1/3 thương mại được thực hiện trong phạm vi các công ty, ví dụ Toyota chở phụ tùng ô tô từ Nhật Bản sang Mỹ để lắp ráp. Một số công ty đa quốc gia khác, chẳng hạn như Ép-pồ (Apple), đã chuyển phần lớn sản xuất tới châu Á.
Toàn cầu hóa lĩnh vực dịch vụ
Toàn cầu hóa không chỉ đe dọa ngành chế tạo mà tác động đến cả lĩnh vực dịch vụ ở phương Tây, bao gồm từ những người tạo mẫu tóc tới kế toán viên và các chuyên viên phát triển phần mềm.
Nhiều công việc trong lĩnh vực dịch vụ ở các nước phương Tây bị đe dọa do các công ty đa quốc gia cố gắng tiết kiệm tiền bạc bằng cách chuyển nhiều chức năng đang được thực hiện ở trong nước ra nước ngoài. Tất cả các công ty đa quốc gia lớn trong ngành công nghiệp IT đều có mặt ở ấn Độ và đang có kế hoạch mở rộng sự đầu tư ở đó.
Những con hổ Bang-ga-lo
Hiện nay, Ấn Độ là nhà xuất khẩu dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực IT, với quy mô cứ 3 năm lại tăng gấp đôi số lượng kinh doanh ngoài nước. Một số công ty mới, đầy mạnh mẽ của Ấn Độ đang thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực IT của các công ty đa quốc gia, bao gồm cả TCS, Infosys và WIPRO.
Ngành dịch vụ IT bùng nổ đã cải biến nền kinh tế Ấn Độ, hiện nay kinh tế Ấn Độ tăng trưởng hơn 9% một năm, tương tự như tốc độ của Trung Quốc.
Những lao động trẻ trong lĩnh vực IT mới giàu lên đã làm thay đổi quan điểm đối với sự thịnh vượng và tiêu dùng ở Ấn Độ, họ đã có thể mua những hàng hóa đắt tiền như ô-tô và biệt thự.
Sự lo lắng của phương Tây
Bước thay đổi chóng mặt trong thế giới toàn cầu hóa đã khiến cho người dân phương Tây hoảng sợ.
Một cuộc thăm dò do Đi-loi-tơ (Deloitte) thực hiện trong tháng 11-2006 cho thấy, sự lo ngại của người dân Anh đã tăng lên nhanh chóng do nhiều công việc "cổ trắng" ở Anh bị chuyển ra nước ngoài.
Chỉ có khoảng 13% số người được thăm dò cho rằng điều đó là tốt (tháng 1-2006 là 29,6%), trong khi 82% cho rằng công việc chuyển ra nước ngoài đã đủ rồi và 32% muốn các công ty phải mang công việc trở về nước Anh.
Ở Mỹ, nhiều người dân cũng lo ngại về tác động của toàn cầu hóa đến tiền lương và công ăn việc làm của họ.
Sự thay đổi nhanh chóng các điều kiện kinh tế khiến cho chính phủ các nước gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều hành nền kinh tế. Và điều khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu nhất là, dường như không có ai chịu trách nhiệm, hoặc chấp thuận những nguyên tắc bình đẳng cho trật tự kinh tế toàn cầu mới.
Khủng hoảng tính hợp pháp
Hiện nay, các thể chế quốc tế - phương tiện xử lý thế giới toàn cầu hóa - đang lâm vào cảnh khó khăn. Ví dụ, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hiện đang bị chỉ trích vì không chú trọng đến các tiêu chuẩn lao động hoặc tác động đến môi trường của thương mại; thêm vào đó là không quyết tâm trong việc dỡ bỏ các rào cản thương mại.
Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), được thành lập năm 1944 như một phần của tổ chức Liên hợp quốc để điều hành hệ thống tiền tệ quốc tế và điều phối nguồn viện trợ cho các nước nghèo, đang bị chỉ trích vì không đưa ra được một vai trò lớn hơn cho các nước có nền kinh tế thị trường đang nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ.
Ai nên điều hành thế giới?
Những nỗ lực của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong việc thiết lập các nguyên tắc quản lý đầu tư nước ngoài bằng các công ty đa quốc gia đã bị sụp đổ trong những năm 80 (thế kỷ XX), trong khi các nguyên tắc cho hoạt động ngân hàng, kế toán và thị trường chứng khoán quốc tế hiện đang được tăng cường đàm phán trong phòng kín bởi các tổ chức được cho là độc lập, nhưng trong thực tế lại chịu sự tác động từ các chính phủ. Đồng thời, các nghị quyết mà Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thông qua đã làm giảm đi quyền của người lao động.
* Nguồn: In Depth, BBC World Service/hompage (11-4-2007)
Về các giải pháp nhằm đổi mới công tác nghiên cứu, phát triển lý luận  (18/06/2007)
Quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay  (18/06/2007)
Bàn về lãnh đạo và quản lý trong công cuộc cải cách hành chính  (18/06/2007)
Du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của báo chí quốc tế  (15/06/2007)
5 lý do khiến du khách quốc tế đến Việt Nam  (15/06/2007)
Doanh nghiệp Hàn Quốc hài lòng khi đầu tư tại Việt Nam  (15/06/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển