Ngành công thương tỉnh Bắc Ninh “chung tay” cùng doanh nghiệp vượt khó
TCCS - Theo dự báo từ các chuyên gia kinh tế, thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và còn nhiều khó khăn hơn. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, tình trạng lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt gia tăng tại nhiều nước, đối tác lớn... là những rào cản tiếp tục tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo nhận định của ngành công thương, trong bối cảnh các doanh nghiệp và nền kinh tế gặp vô vàn khó khăn, Nhà nước và doanh nghiệp cần “chung tay” tháo gỡ nút thắt, lấy lại đà tăng trưởng.
Doanh nghiệp gặp khó, tăng trưởng giảm tốc
Theo Giám đốc Sở Công thương Bắc Ninh Trần Ngọc Thực, từ đầu năm đến nay, cộng đồng doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực khi tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp. Đồng thời, tình trạng lạm phát cao khiến tổng mức tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu truyền thống sụt giảm.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) Bắc Ninh giảm 18,39%, trong đó, chỉ số sản xuất ngành chủ lực là công nghiệp chế biến - chế tạo giảm 18,52%. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 10,11%; khu vực FDI giảm nhiều nhất 10,73% đã tác động trực tiếp làm giảm quy mô lao động chung của các doanh nghiệp công nghiệp.
Trong khi đó, thu hút đầu tư trong nước của tỉnh Bắc Ninh là 2.311,5 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 570,4 triệu USD, tăng 451,2 triệu USD so với năm 2022.
Cũng theo Giám đốc Sở Công thương Bắc Ninh, doanh nghiệp gặp khó nên hoạt động sản xuất, kinh doanh tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp giảm, dẫn tới các hoạt động xuất, nhập khẩu giảm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước 32,723 tỷ USD, đạt 35,1% kế hoạch; trong đó xuất khẩu ước 17,424 tỷ USD, bằng 81,7% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước 15,299 tỷ USD, bằng 77,1% so với cùng kỳ.
Theo dự báo từ các chuyên gia kinh tế, thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và còn nhiều khó khăn hơn. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, tình trạng lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt gia tăng tại nhiều nước, đối tác lớn... là những rào cản tiếp tục tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tháo gỡ “nút thắt”
Trước thực trạng trên, nhằm đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2023, ngành công thương tỉnh Bắc Ninh đã đề ra nhiều nhiệm vụ giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình hiện tại của các doanh nghiệp địa phương.
Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Hoàng Anh Tuấn, Bắc Ninh là tỉnh có mức độ hội nhập sâu rộng, do đó chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Do vậy, để tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp phát triển góp phần duy trì đà tăng trưởng, cần phải gỡ “nút thắt” ở cả hai phía Nhà nước và doanh nghiệp.
Về phía Nhà nước, theo Phó Giám đốc Sở Công thương, các bộ, ngành trung ương cần tăng cường rà soát và điều chỉnh các quy định hiện còn đang chồng chéo; khi tham mưu Quốc hội ban hành luật, Chính phủ ban hành nghị định và ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn cần đồng bộ, kịp thời để việc áp dụng ít vướng mắc nhất.
Cùng với đó, tỉnh Bắc Ninh cần sớm hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và “Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045”… nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút đầu tư các dự án công nghiệp, thương mại, góp phần tạo nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội chung và hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại của tỉnh nói riêng.
Đồng thời, tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, vận dụng tối đa các cơ chế, chính sách hiện hành để đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn phát triển cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư đến với tỉnh.
Đối với các doanh nghiệp, Phó Giám đốc Sở Công thương cho rằng, doanh nghiệp cần tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực; chủ động cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng, trình độ quản lý, đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết nhằm mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh tham gia sâu hơn nữa và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.
Tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của ngành công thương Bắc Ninh thì mục tiêu đề ra cho năm 2023 sẽ trở thành hiện thực./.
Việt Nguyễn (tổng hợp)
Tăng cường kiểm tra trật tự an toàn giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước mùa mưa bão  (10/08/2023)
Sở Tài chính Bắc Ninh: Một số giải pháp nâng cao công tác cải cách hành chính năm 2023  (01/08/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Bắc Ninh cần phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường  (31/07/2023)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 - biểu hiện sinh động về vấn đề “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”