Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Bắc Ninh cần phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường
TCCS – Ngày 30-7-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh Bắc Ninh.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn; lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương và tỉnh Bắc Ninh.
Tại buổi làm việc, sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh báo cáo tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương phát biểu, đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giải đáp các đề xuất, kiến nghị và gợi mở các nhiệm vụ, giải pháp để Bắc Ninh phát triển nhanh, bền vững. Trong đó, lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng, Bắc Ninh cần tiếp tục phát huy lợi thế vùng đất, con người, truyền thống lịch sử, văn hóa; khắc phục các hạn chế, như xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; khai thác các nền tảng đã tạo dựng về hạ tầng, công nghiệp… để phát triển, nhất là công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh; đào tạo nguồn nhân lực; đặc biệt Bắc Ninh cần phát triển hài hòa, cân đối và có chọn lọc hơn.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bắc Ninh, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.
Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế mà Bắc Ninh cần khắc phục, như tăng trưởng kinh tế giảm sâu, trong 6 tháng GRDP giảm 12,59%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 7 tháng giảm 16,62%; tổng vốn FDI vào Bắc Ninh 7 tháng 2023 giảm 32,4% so với cùng kỳ; chậm phê duyệt quy hoạch chung; công tác giải ngân vốn đầu tư công còn khó khăn; quản lý, khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao; vấn đề môi trường còn nhiều bức xúc; văn hóa tuy được gìn giữ, bảo tồn nhưng chưa trở thành động lực, nguồn lực cho phát triển.
Trên cơ sở phân tích tiềm năng, thế mạnh và tình hình thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ một số quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Trong đó, tỉnh cần quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23-11-2022, của Bộ Chính trị, về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng; bám sát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng lưu ý, Bắc Ninh phải tận dụng tối đa những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh; chú trọng phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Tỉnh cần phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tự lực tự cường vươn lên; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực; thực hiện tái cơ cấu kinh tế, giảm phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, thâm dụng lao động.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, tỉnh khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; chú trọng công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trước mắt, tỉnh Bắc Ninh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu, cùng với thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia; làm tốt công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch tỉnh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng kết nối; cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức cho người dân; đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; chuyển tư duy phát triển nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh tập trung đầu tư phát triển y tế, giáo dục, đào tạo; triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết việc làm; thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công và bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh xây dựng thiết chế văn hóa cho công nhân trong các khu công nghiệp; xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân.
Thủ tướng Chính phủ lưu ý, tỉnh phát triển mạnh các ngành dịch vụ; đẩy mạnh quảng bá về du lịch lễ hội; đang dạng hóa các sản phẩm du lịch; bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ làng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Về các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, đây là những vấn đề cần xem xét, vì các vấn đề tỉnh nêu chủ yếu liên quan đến thể chế, không chỉ là vướng mắc riêng của tỉnh Bắc Ninh mà là của nhiều tỉnh, thành, bộ, ngành. Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, trong đó có tỉnh Bắc Ninh để giải quyết.
Đối với các vấn đề riêng của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và tỉnh phối hợp xử lý, căn cứ tình hình, nguồn lực chung và theo lộ trình phù hợp, những vấn đề vượt thẩm quyền thì trình Chính phủ, cấp có thẩm quyền xem xét. Riêng về kiến nghị, tăng biên chế đối với một số vị trí, Thủ tướng yêu cầu thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi cộng đồng cùng nhau tiếp tục hành trình “hiến máu cứu người”  (30/07/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Thông tấn xã Việt Nam và thông tấn xã Pathet Lào cần tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau đào tạo nguồn nhân lực  (25/07/2023)
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thăm chính thức Việt Nam  (20/07/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển