Thị xã Đông Triều xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị
TCCS - Trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Đông Triều ban hành Nghị quyết thực hiện xây dựng nông thôn mới cho các giai đoạn (2010 - 2015, 2016 - 2020, 2020 - 2025) để triển khai thực hiện. Sau quá trình thực hiện, Chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại thị xã Đông Triều được cụ thể hóa và đi vào thực tiễn trong cuộc sống, triển khai hiệu quả và gắn với Chương trình phát triển đô thị.
Để triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới, thị xã đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ thị xã đến cơ sở do đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban, thành viên Ban Chỉ đạo gồm các đồng chí trong Ban Thường vụ, Thường trực, lãnh đạo các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phân công từng đồng chí theo dõi, phụ trách, chỉ đạo đến cơ sở. Thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới thực hiện chương trình do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã làm chánh văn phòng. Các xã cũng thành lập Ban Quản lý chương trình do đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban. Các thôn thành lập ban phát triển nông thôn do đồng chí trưởng thôn làm trưởng ban. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, với phương châm “Rõ người, rõ việc, rõ địa chỉ, rõ thời gian, rõ trách nhiệm”, “Cán bộ nào phong trào đó”. Phương châm chỉ đạo bám sát thực tiễn, xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để chỉ đạo thực hiện trên cơ sở quy hoạch và đề án được duyệt; quan tâm đến đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; phát triển công nghiệp trong nông thôn; các kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện chương trình. Mục tiêu hướng tới là lấy người dân làm trung tâm chủ thể của chương trình; tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục để người dân đồng thuận, người dân phải là chủ thể trong thực hiện chương trình; phát huy rộng rãi dân chủ ở cơ sở “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ” và nhân dân đánh giá hiệu quả của chương trình; ưu tiên các xã làm tốt, các xã đăng ký về đích sớm; ưu tiên cho hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, hỗ trợ đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất, hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn. Huy động được nguồn lực lớn từ doanh nghiệp và người dân để triển khai thực hiện xây dựng hạ tầng, có nhiều tuyến đường gắn với thôn mẫu, hộ mẫu hình thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm cho các địa phương trong và ngoài tỉnh. Huy động cả hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở tham gia công tác tuyên truyền, vận động.
Từ năm 2011 - 2023, tổng nguồn lực đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới đạt trên 30.734,175 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 61,552 tỷ đồng (chiếm 0,2%); từ ngân sách tỉnh là 445,361 tỷ đồng (chiếm 1,4%); từ ngân sách thị xã, xã là 831,302 tỷ đồng (chiếm 2,7%); vốn tín dụng là 7.445,546 tỷ đồng (chiếm 24,2%); còn lại là các doanh nghiệp và nhân dân đóng góp, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hạ tầng, xây dựng nhà ở (chiếm 71,5%). Chương trình đã thu hút, vận động nhân dân làm đường liên thôn, xóm, nội đồng, với 7.300 hộ dân hiến đất, tháo dỡ 4.951,2m2 tường bao, di chuyển 2.516 cây xanh các loại, huy động hơn 2.500 ngày công để mở rộng đường, mương; tổng diện tích đất các hộ dân hiến là 173.608,1m2, trong đó: đất ở là 8.946,6m2, đất nông nghiệp là 164.661,5m2. Hằng năm, thị xã thực hiện phân bổ nguồn kinh phí cho các xã để triển khai công trình, bảo đảm nguồn vốn đến thẳng công trình. Trong giai đoạn thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư được chú trọng, việc triển khai thực hiện thường xuyên kiểm tra giám sát, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế. Kinh tế và tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn được đổi mới, cải thiện; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt; hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi trong sản xuất nông nghiệp; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt trên 85 triệu đồng/năm/người. Công tác môi trường, chỉnh trang cảnh quan nông thôn đã được chú trọng triển khai thực hiện, nhiều vùng nông thôn đã trở thành miền quê đáng sống.
Thị xã Đông Triều định hướng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đến năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16-6-2022, của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; gắn với thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 14-10-2020, của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2020 - 2025, phù hợp với Quy hoạch thị xã Đông Triều thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của thị xã trên cơ sở tiếp tục thành lập phường đối với 4 xã (Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức) và tiến tới thành lập thành phố Đông Triều. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, giữa các thôn, khu trong xã, phường; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, tạo đà phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống cư dân nông thôn tiệm cận với cư dân đô thị.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị trên địa bàn thị xã Đông Triều và toàn xã hội, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ thống chính trị, sự hài lòng của người dân về những thành quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại Đông Triều. Tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nhất là các xã xa trung tâm thị xã. Đích hướng tới là nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Đông Triều bằng việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo phương châm “thực chất, hiệu quả, toàn diện và bền vững”; phấn đấu xây dựng Đông Triều trở thành điển hình nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh trước năm 2025. Kết quả 12 năm thực hiện cho thấy sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò chủ thể xây dựng nông thôn mới của người dân, bảo đảm thực hiện tốt quy chế dân chủ dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp, tinh thần tham gia hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, xã hội và tầng lớp nhân dân là yếu tố quyết định thắng lợi. Các phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và chỉnh trang đô thị trở thành phong trào rộng khắp. Đông Triều xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, kinh nghiệm quý của các địa phương; nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng xứng đáng, tạo động lực mới với quyết tâm cao đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện
Từ thực tiễn tổ chức huy động nguồn lực, tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thời gian năm qua, thị xã Đông Triều rút ra nhiều bài học kinh nghiệm:
Một là, xây dựng nông thôn mới cần xác định người dân là chủ thể của chương trình, là người trực tiếp thực hiện và cũng là người thụ hưởng thành quả. Công tác tuyên truyền, vận động phải được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền phải đồng bộ, nhất quán và liên tục, phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Cần chủ động, nhất là việc cụ thể hóa kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh phù hợp và sát thực tế của địa phương. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp phải xây dựng chương trình, quy chế làm việc, phân công và giao trách nhiệm cho mỗi tập thể, cá nhân, đặc biệt phải phát huy được vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo theo phương châm “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, quyết liệt, sâu sát, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương.
Hai là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động, thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân, tạo sự thống nhất về nhận thức và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở về xây dựng nông thôn mới. Phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, để mọi tầng lớp nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của chương trình là cuộc cách mạng sâu sắc và toàn diện đối với vùng nông thôn; hiểu và nắm chắc các cơ chế chính sách huy động và sử dụng các nguồn lực; phát huy vai trò chủ thể của người dân, người dân thấy rõ được trách nhiệm và tự giác, tích cực đóng góp vật chất, ngày công, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Ba là, cần coi trọng công tác xây dựng bộ máy để tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp (cơ quan thường trực, cán bộ chuyên trách) và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở xã, thôn. Xây dựng nông thôn mới phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương, tránh rập khuôn, máy móc. Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu mang tính động lực, chú trọng đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, công tác môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần thực hiện phân định rõ các hạng mục đầu tư công và đầu tư tư nhân (Nhà nước làm đường giao thông liên xã, nhà văn hóa, trường học, kênh mương phục vụ sản xuất...; người dân hiến đất, vật liệu, kiến trúc, đóng góp ngày công, vật liệu làm đường giao thông thôn xóm, chỉnh trang nhà ở, cổng ngõ, tường rào, công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, các ngõ xóm phân công người thường xuyên trồng, cắt tỉa cây xanh tạo cảnh quan môi trường).
Bốn là, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở sở sở. Bố trí sử dụng hiệu quả đối với các nguồn lực, để vừa đáp ứng hiệu quả trước mắt, huy động đối với các nguồn lực tiếp theo. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và giám sát tiến độ giải ngân để nghiệm thu khối lượng, hoàn thiện hồ sơ giải ngân kịp thời, bảo đảm không nợ đọng xây dựng cơ bản. Phân cấp triệt để nguồn vốn hỗ trợ cho các xã làm chủ đầu tư các dự án/công trình, trong đó tập trung hỗ trợ vùng sản xuất tập trung theo chính sách của tỉnh để nâng cao thu nhập cho người dân; hỗ trợ những công trình thiết thực với đời sống của nhân dân.
Năm là, tuyên truyền, hướng dẫn cơ chế hỗ trợ tạo sự đồng thuận cao của cộng đồng dân cư trong đóng góp, huy động nguồn lực thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch để kịp thời điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo giỡ khó khăn, vướng mắc của cơ sở. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và có nhiều đóng góp cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.
Quảng Ninh phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng  (24/11/2023)
Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh  (23/11/2023)
Đảng bộ huyện Vân Đồn tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo sức bật để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025  (20/11/2023)
Tăng trưởng xanh: Chuyển biến từ nhận thức tới hành động - Nhìn từ thực tiễn Quảng Ninh  (15/11/2023)
Quảng Ninh phát huy các giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới  (14/11/2023)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm