Quảng Ninh ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
TCCS - Ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Ninh đang có bước phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc và đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này, hướng đến mục tiêu đến năm 2025, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sản xuất trong tỉnh.
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sáng 22-9-2020, Tổ hợp công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Hưng được động thổ xây dựng với tổng diện tích 340ha, nằm ở vị trí chiến lược trong khu công nghiệp Việt Hưng (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bên bờ vịnh Cửa Lục, thuận tiện cho cả giao thương nội địa và quốc tế. Đây là kết quả hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh và tập đoàn Thành Công trong việc đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho lắp ráp ô tô, nâng tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất trong nước. Đáng chú ý, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng cho Tổ hợp công nghiệp hỗ trợ ô tô Thành Công được tỉnh Quảng Ninh cấp trong thời gian chưa đầy 24h. Điều này thể hiện rõ năng lực của một tỉnh 3 năm liền đứng đầu toàn quốc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tổ hợp này là một trong những điểm nhấn quan trọng của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua, cụ thể hoá những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ của địa phương, đồng thời thể hiện tầm nhìn về ngành công nghiệp hỗ trợ lớn mạnh trong tương lai gần.
Năm 2021, tổng vốn đầu tư thu hút vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt trên 28.700 tỷ đồng, gấp 3,59 lần so với mục tiêu đặt ra (bình quân 8.000 tỷ đồng/năm). Tổng số lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn toàn tỉnh đến nay đạt trên 35.000 lao động. Các dự án công nghiệp hỗ trợ đi vào hoạt động đã bổ sung năng lực tăng thêm cho ngành công nghiệp. Nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ, thời gian qua, tỉnh đã thành lập các Tổ công tác hỗ trợ dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Tổ Investor Care) để nắm bắt khó khăn, tháo gỡ thủ tục, đẩy nhanh tiến độ dự án. Hiện, các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Quảng Ninh có 216 dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 49.889 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 10,66%; trong đó, công nghiệp - xây dựng ước tăng 12,04%, chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ tăng 12,63% đóng góp 1,57 điểm % tăng trưởng GRDP, chiếm tỷ trọng 12% trong GRDP.
Với mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện khu vực phía Bắc giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Quảng Ninh định hướng tập trung phát triển công nghiệp xanh, sạch, thân thiện môi trường, tăng tỷ trọng của ngành chế biến, chế tạo, công nghệ cao, thông minh... Tỉnh Quảng Ninh xác định, mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may và cơ khí chế tạo. Đối với ngành dệt may, địa phương tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ nhu cầu nguyên vật liệu và phụ liệu, đáp ứng đầu vào cho các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh; phát triển Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tỉnh Quảng Ninh (trên cơ sở khu công nghiệp Texhong Hải Hà) thành Trung tâm công nghiệp hỗ trợ dệt may khu vực phía Bắc. Với công nghiệp hỗ trợ trong ngành cơ khí, chế tạo, địa phương tập trung nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm ngành đúc, gia công kim loại, khuôn mẫu, nhiệt luyện, luyện kim… đặc biệt ưu tiên thu hút đầu tư hình thành khu công nghiệp hỗ trợ chuyên sản xuất, chế tạo ra những sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, như sản xuất ô tô, điện tử…
Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài mạnh hơn nữa vào công nghiệp hỗ trợ. Quảng Ninh cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sản xuất trong tỉnh tiến tới xuất khẩu ra nhiều nước, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu nội địa hóa, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã dành sự quan tâm đặc biệt, tích cực vào cuộc, đồng hành cùng doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Công nghiệp chế biến, chế tạo được ví như “xương sống” của nền kinh tế, là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp, đóng góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Mới đây, Sở Công Thương Quảng Ninh đã phối hợp điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong quy hoạch chung của tỉnh. Đồng thời, tham mưu nghiên cứu thành lập cụm công nghiệp Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu và cụm công nghiệp Quảng Đức, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà và triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2023 do Bộ Công Thương triển khai tới các địa phương, doanh nghiệp. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ gắn với phát triển cụm ngành công nghiệp, mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ thực sự là động lực tăng trưởng. Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ, bổ sung năng lực tăng thêm 9 dự án sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho nhóm ngành chế biến, chế tạo trong quý III-2022. Quảng Ninh đã chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, công nghệ thông tin đón dòng vốn dịch chuyển quốc tế vào Việt Nam.
Với quan điểm phát triển theo hướng “linh hoạt, đổi mới”, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện các đề án xây dựng, phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Sở Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và các ưu đãi về thuế, đất đai. Cụ thể, tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin - viễn thông, cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp ô tô. Thông qua đó, góp phần giảm nhập siêu linh kiện, phụ tùng và thúc đẩy xuất khẩu, phát triển về quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực cung ứng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa.../.
Thành phố Cẩm Phả nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh  (18/09/2022)
Tỉnh Quảng Ninh xây dựng và nâng tầm chất lượng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, góp phần phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị  (15/09/2022)
Huyện Tiên Yên khai thác thế mạnh du lịch nông nghiệp, nông thôn  (10/09/2022)
Huyện Hải Hà: Nhiều hoạt động du lịch, dịch vụ hấp dẫn du khách  (09/09/2022)
Thành phố Móng Cái tích cực nâng cao giá trị ngành thủy sản  (08/09/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay