Quan hệ đối tác nghị viện: Vì hòa bình, sáng tạo, phát triển bền vững
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội với nhiều dấu ấn quan trọng xây dựng định hình một tầm nhìn chiến lược, thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm, liên kết kinh tế khu vực.
Nỗ lực phát triển ở khu vực
Trong 25 năm phát triển, APPF đã kiên trì thực hiện các mục tiêu chung về thúc đẩy đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng tại khu vực. Các nước thành viên APPF đã thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, hướng tới xây dựng khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
APPF ủng hộ và bổ trợ cho các nỗ lực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư thông qua việc giảm thuế quan, các rào cản thương mại, tinh giản các thủ tục hải quan, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên và củng cố hệ thống thương mại đa phương.
Các nước thành viên APPF đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển bền vững, bao gồm các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và các thỏa thuận trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu.
Hội nghị các Nữ nghị sỹ, lần đầu tiên được tổ chức tại Hội nghị APPF thường niên lần thứ 24 tại Vancouver (Canada), từ nay sẽ được tổ chức dịp Hội nghị APPF thường niên nhằm thúc đẩy thảo luận và trao đổi về các kinh nghiệm điển hình về các vấn đề mà các nữ nghị sỹ cùng quan tâm và thúc đẩy bình đẳng giới ở khu vực.
APPF đã góp phần vào các nỗ lực chung của các cơ chế khu vực và quốc tế, bao gồm Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng hợp tác kinh tế lưu vực Thái Bình Dương trong việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định vì hợp tác và phát triển bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Định hình tầm nhìn chiến lược
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội “Tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác nghị viện châu Á-Thái Bình Dương” với sự thống nhất cao của các đại biểu, nêu bật các định hướng cho quan hệ đối tác nghị viện khu vực với sự khẳng định hòa bình, ổn định và an ninh là điều kiện tiên quyết, nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững. Đặc biệt, Tuyên bố tiếp tục tinh thần của các Tuyên bố trước đây của APPF, đồng thời có sự phát triển phù hợp với tính hình mới và thể hiện đầy đủ, bám sát các nội dung tại các phiên thảo luận chính của Hội nghị.
Trưởng Đoàn Nghị viện Nhật Bản, Đại diện Chủ tịch danh dự APPF Takuji Yanagimoto bày tỏ ấn tượng về những kết quả nổi bật của Hội nghị cũng như công tác đón tiếp, tổ chức của nước chủ nhà Việt Nam; đánh giá cao những nỗ lực và hỗ trợ của Việt Nam đối với các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị trong quá trình thảo luận, tiến tới thông qua Tuyên bố Hà Nội.
Trưởng Đoàn Nghị viện Nhật Bản cũng cho rằng Tuyên bố Hà Nội là nội dung hết sức quan trọng của Hội nghị lần này cũng như trong tiến trình phát triển của APPF. Tuyên bố Hà Nội đã đề xuất, nêu bật những thách thức cần giải quyết và định hướng phát triển tương lai của APPF.
Trưởng Đoàn Nghị viện Nhật Bản bày tỏ cảm kích trước sự ủng hộ của Quốc hội Việt Nam trước đề xuất của nghị viện Nhật Bản về sửa đổi Quy chế hoạt động của APPF. Đồng thời khẳng định những kết quả đạt được tại Hội nghị lần này sẽ trở thành nền tảng mở ra chương mới trong tiến trình phát triển của APPF.
APPF hiện đang đứng ở thời điểm chuyển đổi quan trọng. Diễn đàn sẽ cần phải cải cách để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đối thoại và hợp tác giữa các thành viên, đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực đa phương ở khu vực và toàn cầu, bao gồm thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững và thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
APPF sẽ xây dựng định hình một tầm nhìn chiến lược, hoài bão, góp phần duy trì, củng cố hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, đồng thời thúc đẩy các nỗ lực đa phương để ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức mới. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, APPF tái khẳng định rằng hòa bình, ổn định và an ninh là điều kiện tiên quyết của phát triển bền vững.
Trong một khu vực ngày càng kết nối hơn, một trong những mục tiêu quan trọng của các hoạt động của Diễn đàn là tăng cường sự tham gia của phụ nữ, thanh niên và các cộng đồng người bản địa trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội cũng như là thúc đẩy hơn nữa phát triển bao trùm hơn trong xã hội vì lợi ích chung.
APPF cam kết sẽ tiếp tục triển khai sứ mệnh của mình và xây dựng quan hệ đối tác nghị viện có trách nhiệm hướng tới tương lai của một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, sáng tạo, gắn kết và phát triển bền vững.
APPF nhấn mạnh các cam kết của các nghị viện thành viên đối với các mục tiêu và lợi ích chung, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đa dạng về thể chế chính trị, văn hóa, tôn giáo của nhau, đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc pháp quyền và luật pháp quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch APPF-26 Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý bên cạnh việc ra Tuyên bố Hà Nội, điều quan trọng là việc các nước thành viên sẽ triển khai các nội dung của Tuyên bố, nỗ lực biến lời nói thành hành động.
Thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm
APPF ủng hộ các nỗ lực và khuyến nghị các nước thành viên APPF triển khai các hành động nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm tăng cường liên kết kinh tế khu vực sâu rộng.
Phát biểu tại Bế mạc Hội nghị APPF-26, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ về kinh tế thương mại, APPF là một cơ chế hợp tác mở, ủng hộ, bổ trợ và không thể tách rời khỏi cơ chế APEC. APPF có một nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục thúc đẩy mở rộng tự do hóa thương mại, đổi mới hình thức liên kết kinh tế, thương mại phù hợp với tình hình mới. Hội nghị đã đánh giá cao kết quả của Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam tháng 11-2017. Đồng thời khẳng định APPF cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy một châu Á-Thái Bình Dương kết nối và liên kết toàn diện, một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, tự do, công bằng, minh bạch và bao trùm, vì lợi ích của mọi người dân để không ai bị bỏ lại phía sau.
Các thành viên APPF tái khẳng định cam kết ủng hộ hệ thống đa phương dựa trên luật lệ, tự do, mở, minh bạch và bao trùm; cam kết kêu gọi các chính phủ không gia tăng các biện pháp bảo hộ mới; tăng cường hợp tác để phát huy tiềm năng của nền kinh tế mạng và kinh tế số, bao gồm thông qua hoạt động tạo thuận lợi cho thương mại điện tử và số; nâng cao tính cạnh tranh của lĩnh vực dịch vụ...
Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) nâng cao năng lực sáng tạo, tạo điều kiện cho các MSMEs tiếp cận về tài chính, công nghệ và quản lý; thúc đẩy các chính sách và khung pháp lý tạo thuận lợi cho khởi nghiệp, các MSMEs do phụ nữ lãnh đạo.
Trong một thế giới ngày càng gắn kết và tùy thuộc lẫn nhau, APPF cam kết thúc đẩy phối hợp và bổ trợ giữa APPF và các diễn đàn nghị viện, các cơ chế khu vực và quốc tế khác nhằm giải quyết các vấn đề khu vực thông qua các sáng kiến và hành động cụ thể. Tăng cường kết nối giữa APPF và các cơ chế khu vực khác, hướng tới xây dựng một tầm nhìn chiến lược góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực./.
Báo chí với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng*  (19/02/2018)
Công nghiệp ôtô Việt Nam: Biến “giấc mơ” thành hiện thực  (19/02/2018)
Bộ trưởng Giao thông vận tải: Năm 2018 sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân  (19/02/2018)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên