APEC 2017: Khẳng định giá trị, kỳ vọng tương lai
15:09, ngày 06-11-2017
TCCSĐT - Cho đến nay, việc chuẩn bị Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra từ ngày 06 đến ngày 11-11-2017 tại thành phố Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành. Trước đó, 03 Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) cùng với các hội nghị liên quan đã diễn ra ở Nha Trang, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo đúng chủ đề, định hướng và mục tiêu.
Bà Kathryn Barbara Clemans (đại biểu đoàn Hoa Kỳ) đánh giá Việt Nam đã làm rất tốt vai trò điều phối, tổ chức các cuộc họp SOM, giúp các đại biểu có những buổi hội thảo tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Ông Valery E.Sorokin (Trưởng đoàn SOM của Liên bang Nga) cho biết, Nga rất ủng hộ APEC trong việc xây dựng và phát triển các Hiệp định thương mại khu vực (RTA) và song phương (FTA) vì đó là một trong những mục tiêu quan trọng mà APEC cần đạt được trong những năm tới.
Khẳng định giá trị lõi
APEC được thành lập tại Canberra vào ngày 06-11-1989 theo sáng kiến của Australia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Với 12 thành viên sáng lập, đến nay APEC đã có 21 nước tham gia. APEC đại diện cho hơn 40% dân số thế giới, đóng góp hơn 54% GDP và 44% thương mại toàn cầu.
Mục tiêu của APEC là xây dựng Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) năng động, gắn kết thông qua thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, liên kết kinh tế khu vực, hợp tác kinh tế - kỹ thuật, hợp tác bảo đảm an ninh con người, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững.
APEC hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc. Cơ chế hoạt động gồm: Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành và Quan chức cấp cao (SOM). Bộ máy giúp việc gồm 04 ủy ban, 13 nhóm công tác, 01 nhóm đặc trách, 22 tiểu ban; nhóm chuyên gia, diễn đàn, đối thoại và đối tác chính sách; Ban Thư ký APEC hoạt động thường trực, trụ sở tại Singapore. Kể từ khi thành lập đến nay APEC đã có những thành tựu đáng ghi nhận:
Một là, tự do hóa thương mại và đầu tư. Kể từ năm 1989 đến năm 2016, GDP thực tế của châu Á - Thái Bình Dương tăng từ 15,7 nghìn tỷ USD lên hơn 30 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người tăng 36%. Tổng giá trị thương mại hàng hóa nội khối tăng gần 7 lần, từ 3.000 tỷ USD năm 1989 lên 20.000 tỷ USD năm 2016. Hiện kim ngạch mậu dịch của APEC chiếm 47% tổng kim ngạch mậu dịch thế giới, với ba thực thể kinh tế lớn của thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Hai là, thuận lợi hóa môi trường kinh doanh. APEC là diễn đàn hợp tác đa phương đầu tiên đạt thỏa thuận về Danh mục chung về hàng hóa môi trường, với 54 mặt hàng giảm thuế ở mức 5% trở xuống vào. APEC cũng đặt mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh và thuận lợi hóa kinh doanh nhằm làm cho hoạt động kinh doanh rẻ hơn, nhanh hơn và đơn giản hơn 25%; thúc đẩy các biện pháp thương mại đầu tư “thế hệ mới” như tăng trưởng sáng tạo, chuỗi cung ứng đáng tin cậy.
Ba là, hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Các hoạt động nhằm xây dựng năng lực và kỹ năng cho các thành viên APEC trên cấp độ cá nhân và thể chế, khuyến khích các nước thành viên tham gia đầy đủ và tích cực vào kinh tế khu vực. APEC đã triển khai 1.600 dự án trên các lĩnh vực, trong đó có liên kết kinh tế khu vực, an ninh con người, cải cách cơ cấu… Mỗi năm APEC hỗ trợ kinh phí cho 150 dự án hợp tác với tổng giá trị 23 triệu USD. APEC đã thiết lập mạng lưới gồm 46 Trung tâm cơ hội số APEC (ADOC) tại 10 nền kinh tế thành viên.
Bốn là, phát triển bền vững. APEC sẽ tăng gấp đôi năng lượng tái tạo vào năm 2030 so với năm 2010, cắt giảm phát thải khí nhà kính CO2 và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để ngăn ngừa thảm họa thiên tai. APEC cũng tăng cuờng an ninh năng lượng và lương thực, quản lý hiệu quả các mối đe dọa đối với sức khỏe, thực hiện Kế hoạch chi tiết về kết nối APEC cũng như Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển APEC.
Kỳ vọng ở tương lai
Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động và thách thức lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (FIR 4.0) đang thay đổi thế giới một cách nhanh chóng, hậu quả của khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu năm 2008 vẫn chưa được khắc phục triệt để, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn chậm, ở mức 2,2% vào năm 2016. Xu thế toàn cầu hóa đang bị chững lại bởi các “dòng xoáy ngược”, thậm chí trước nguy cơ “đảo chiều của xu thế toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI”, nhất là ở 2 trong 3 trung tâm kinh tế thế giới là Mỹ và châu Âu.
Cho đến nay, trong xu hướng toàn cầu hóa theo các mô hình và cấp độ khác nhau như: Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (OAU), Liên minh Kinh tế tiền tệ Tây Phi (UEMOA); Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA); Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)… thì APEC hiện đang là một trong các cơ chế đa phương ở vị thế đang lên.
Trong bối cảnh EU chưa thoát khỏi khủng hoảng, đang tìm mô hình phát triển thời hậu Brexit, có thể phải lùi về “Liên minh đa tốc độ”; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mất đầu tàu Mỹ, TPP-11 đang phải đàm phán lại; Hiệp định Thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) trước nguy cơ bị trì hoãn; NAFTA cũng đang đàm phán lại và trước nguy cơ thất bại, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) chưa định hình rõ nét; Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), mới vận hành, khiến APEC đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn.
Với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, APEC 2017 hướng tới mục tiêu (1) Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; (2) Đẩy mạnh kết nối kinh tế khu vực sâu, rộng hơn; (3) Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo; (4) Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Với tham vọng liên kết dẫn đầu thế giới, tạo động lực mới cho tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu.
APEC năm nay với 20 hội nghị lớn cùng gần 200 hoạt động bên lề thể hiện sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế, đồng thời khẳng định tầm nhìn chiến lược của Việt Nam về tương lai châu Á - Thái Bình Dương và mong muốn thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới. Cho đến nay, trong tổng số 25 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam, có 13 đối tác là thành viên APEC. Việt Nam đang hình thành mạng lưới FTA song phương và đa phương với 18/20 nước thành viên APEC.
Với kinh nghiệm đăng cai Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006, trong lần đăng cai APEC 2017 này Việt Nam đã chủ động, tích cực đáp ứng những đòi hỏi mới cao hơn cả về kỹ thuật, những vấn đề lớn, có tính bước ngoặt của mô hình liên kết, phản ánh xu thế “khu vực hóa toàn cầu” với trật tự thế giới mới “đa cực, đa trung tâm” đang chuyển mạnh từ định hướng sang định hình, với nhiều sự kiện “bất ngờ”, thậm chí “đảo lộn” đã, đang và sẽ diễn ra trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
Như vậy, sự liên kết kinh tế sâu, rộng, mang tính bước ngoặt của khu vực đã và đang hình thành mạnh mẽ, nổi bật là hàng loạt các mô hình, đang hứa hẹn mang lại không gian phát triển rộng lớn với những tiềm năng hợp tác mới. Trong đó, APEC được kỳ vọng kiến tạo với mục tiêu “vì người dân, vì doanh nghiệp, góp phần duy trì châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu” trong thế kỷ XXI./.
Khẳng định giá trị lõi
APEC được thành lập tại Canberra vào ngày 06-11-1989 theo sáng kiến của Australia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Với 12 thành viên sáng lập, đến nay APEC đã có 21 nước tham gia. APEC đại diện cho hơn 40% dân số thế giới, đóng góp hơn 54% GDP và 44% thương mại toàn cầu.
Mục tiêu của APEC là xây dựng Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) năng động, gắn kết thông qua thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, liên kết kinh tế khu vực, hợp tác kinh tế - kỹ thuật, hợp tác bảo đảm an ninh con người, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững.
APEC hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc. Cơ chế hoạt động gồm: Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành và Quan chức cấp cao (SOM). Bộ máy giúp việc gồm 04 ủy ban, 13 nhóm công tác, 01 nhóm đặc trách, 22 tiểu ban; nhóm chuyên gia, diễn đàn, đối thoại và đối tác chính sách; Ban Thư ký APEC hoạt động thường trực, trụ sở tại Singapore. Kể từ khi thành lập đến nay APEC đã có những thành tựu đáng ghi nhận:
Một là, tự do hóa thương mại và đầu tư. Kể từ năm 1989 đến năm 2016, GDP thực tế của châu Á - Thái Bình Dương tăng từ 15,7 nghìn tỷ USD lên hơn 30 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người tăng 36%. Tổng giá trị thương mại hàng hóa nội khối tăng gần 7 lần, từ 3.000 tỷ USD năm 1989 lên 20.000 tỷ USD năm 2016. Hiện kim ngạch mậu dịch của APEC chiếm 47% tổng kim ngạch mậu dịch thế giới, với ba thực thể kinh tế lớn của thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Hai là, thuận lợi hóa môi trường kinh doanh. APEC là diễn đàn hợp tác đa phương đầu tiên đạt thỏa thuận về Danh mục chung về hàng hóa môi trường, với 54 mặt hàng giảm thuế ở mức 5% trở xuống vào. APEC cũng đặt mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh và thuận lợi hóa kinh doanh nhằm làm cho hoạt động kinh doanh rẻ hơn, nhanh hơn và đơn giản hơn 25%; thúc đẩy các biện pháp thương mại đầu tư “thế hệ mới” như tăng trưởng sáng tạo, chuỗi cung ứng đáng tin cậy.
Ba là, hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Các hoạt động nhằm xây dựng năng lực và kỹ năng cho các thành viên APEC trên cấp độ cá nhân và thể chế, khuyến khích các nước thành viên tham gia đầy đủ và tích cực vào kinh tế khu vực. APEC đã triển khai 1.600 dự án trên các lĩnh vực, trong đó có liên kết kinh tế khu vực, an ninh con người, cải cách cơ cấu… Mỗi năm APEC hỗ trợ kinh phí cho 150 dự án hợp tác với tổng giá trị 23 triệu USD. APEC đã thiết lập mạng lưới gồm 46 Trung tâm cơ hội số APEC (ADOC) tại 10 nền kinh tế thành viên.
Bốn là, phát triển bền vững. APEC sẽ tăng gấp đôi năng lượng tái tạo vào năm 2030 so với năm 2010, cắt giảm phát thải khí nhà kính CO2 và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để ngăn ngừa thảm họa thiên tai. APEC cũng tăng cuờng an ninh năng lượng và lương thực, quản lý hiệu quả các mối đe dọa đối với sức khỏe, thực hiện Kế hoạch chi tiết về kết nối APEC cũng như Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển APEC.
Kỳ vọng ở tương lai
Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động và thách thức lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (FIR 4.0) đang thay đổi thế giới một cách nhanh chóng, hậu quả của khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu năm 2008 vẫn chưa được khắc phục triệt để, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn chậm, ở mức 2,2% vào năm 2016. Xu thế toàn cầu hóa đang bị chững lại bởi các “dòng xoáy ngược”, thậm chí trước nguy cơ “đảo chiều của xu thế toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI”, nhất là ở 2 trong 3 trung tâm kinh tế thế giới là Mỹ và châu Âu.
Cho đến nay, trong xu hướng toàn cầu hóa theo các mô hình và cấp độ khác nhau như: Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (OAU), Liên minh Kinh tế tiền tệ Tây Phi (UEMOA); Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA); Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)… thì APEC hiện đang là một trong các cơ chế đa phương ở vị thế đang lên.
Trong bối cảnh EU chưa thoát khỏi khủng hoảng, đang tìm mô hình phát triển thời hậu Brexit, có thể phải lùi về “Liên minh đa tốc độ”; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mất đầu tàu Mỹ, TPP-11 đang phải đàm phán lại; Hiệp định Thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) trước nguy cơ bị trì hoãn; NAFTA cũng đang đàm phán lại và trước nguy cơ thất bại, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) chưa định hình rõ nét; Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), mới vận hành, khiến APEC đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn.
Với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, APEC 2017 hướng tới mục tiêu (1) Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; (2) Đẩy mạnh kết nối kinh tế khu vực sâu, rộng hơn; (3) Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo; (4) Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Với tham vọng liên kết dẫn đầu thế giới, tạo động lực mới cho tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu.
APEC năm nay với 20 hội nghị lớn cùng gần 200 hoạt động bên lề thể hiện sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế, đồng thời khẳng định tầm nhìn chiến lược của Việt Nam về tương lai châu Á - Thái Bình Dương và mong muốn thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới. Cho đến nay, trong tổng số 25 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam, có 13 đối tác là thành viên APEC. Việt Nam đang hình thành mạng lưới FTA song phương và đa phương với 18/20 nước thành viên APEC.
Với kinh nghiệm đăng cai Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006, trong lần đăng cai APEC 2017 này Việt Nam đã chủ động, tích cực đáp ứng những đòi hỏi mới cao hơn cả về kỹ thuật, những vấn đề lớn, có tính bước ngoặt của mô hình liên kết, phản ánh xu thế “khu vực hóa toàn cầu” với trật tự thế giới mới “đa cực, đa trung tâm” đang chuyển mạnh từ định hướng sang định hình, với nhiều sự kiện “bất ngờ”, thậm chí “đảo lộn” đã, đang và sẽ diễn ra trong năm 2017 và những năm tiếp theo.
Như vậy, sự liên kết kinh tế sâu, rộng, mang tính bước ngoặt của khu vực đã và đang hình thành mạnh mẽ, nổi bật là hàng loạt các mô hình, đang hứa hẹn mang lại không gian phát triển rộng lớn với những tiềm năng hợp tác mới. Trong đó, APEC được kỳ vọng kiến tạo với mục tiêu “vì người dân, vì doanh nghiệp, góp phần duy trì châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu” trong thế kỷ XXI./.
ABAC thống nhất khuyến nghị sẽ đệ trình lên các nhà lãnh đạo APEC  (05/11/2017)
Lên kịch bản xấu nhất cho miền Trung nếu tiếp tục có mưa lớn  (05/11/2017)
Giới báo chí trong và ngoài nước đánh giá cao Trung tâm báo chí APEC  (05/11/2017)
Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp  (05/11/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay