ABAC thống nhất khuyến nghị sẽ đệ trình lên các nhà lãnh đạo APEC
Trả lời phỏng vấn báo chí sau phiên họp toàn thể của ABAC, ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch ABAC 2017, nói: “Kỳ họp lần thứ 4 đã xem xét lại các khuyến nghị mà ABAC dự kiến sẽ đệ trình lên các nhà lãnh đạo kinh tế APEC trong cuộc gặp vào ngày 10-11 và xây dựng chương trình hành động cho năm 2018 tại Papua New Guinea.”
Ông Dũng cho biết lần này, ABAC sẽ tập trung kiến nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC ba vấn đề gồm: Tiếp tục thúc đẩy hội nhập khu vực và dỡ bỏ hàng rào bảo hộ để làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển thương mại và đầu tư; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận các nguồn tài chính, khoa học công nghệ và tiến bộ về kỹ thuật số; Tầm nhìn 2020 và các năm tiếp sau đó.
Trên thực tế, các nhóm công tác của ABAC đã xây dựng 20 khuyến nghị để đệ trình lên các nhà lãnh đạo APEC. Tuy nhiên, theo ông Dũng, nếu ABAC đệ trình tất cả các khuyến nghị này thì sẽ bị dàn trải. Vì vậy, ABAC đã quyết định sẽ chỉ tập trung vào ba vấn đề cốt lõi có ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực.
Năm 1995, tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 3 ở Nhật Bản, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đã quyết định thành lập ABAC nhằm phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong hợp tác APEC. ABAC hiện gồm 63 thành viên đại diện cho các doanh nghiệp hàng đầu khu vực.
Hàng năm, ABAC đều tổ chức họp 4 lần, trong đó 3 kỳ họp đầu tiên diễn ra ở bên ngoài và kỳ họp cuối tại nền kinh tế chủ nhà. Sau ba kỳ họp đầu, các nhóm công tác sẽ tổng hợp và xây dựng các khuyến nghị để đệ trình lên các nhà lãnh đạo APEC tại kỳ họp thứ 4./.
Lên kịch bản xấu nhất cho miền Trung nếu tiếp tục có mưa lớn  (05/11/2017)
Giới báo chí trong và ngoài nước đánh giá cao Trung tâm báo chí APEC  (05/11/2017)
Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp  (05/11/2017)
Khai mạc toàn thể Kỳ họp lần thứ 4 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC  (05/11/2017)
Cơn bão số 12 đã làm 27 người chết, 22 người mất tích  (05/11/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay