Anh cam kết sẽ mở cửa với người lao động EU
Bộ trưởng Hammond khẳng định phía Anh sẽ cố gắng đạt được một giải pháp mà có thể thỏa mãn những yêu cầu then chốt của Brexit, ví dụ như khôi phục chủ quyền, kiểm soát biên giới, duy trì tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế... Tuy nhiên, theo ông, Brexit không đồng nghĩa với việc nước Anh hoàn toàn đóng cửa với người lao động có tay nghề cao đến từ các thành viên EU. Trước đó, Bộ trưởng Hammond cũng đã tỏ ý phản đối khả năng "Brexit cứng", ám chỉ việc nước Anh "đoạn tình" hoàn toàn với EU mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson (Bô-rít Giôn-xơn), Bộ trưởng Thương mại quốc tế Liam Fox (Li-am Phốc) và Bộ trưởng Brexit David Davis (Đa-vít Đây-vi)- ba thành viên nội các Anh chịu trách nhiệm chủ yếu trong tiến trình đàm phán với EU, vẫn đang gây áp lực nhằm siết chặt các quy định nhập cư thời kỳ hậu Brexit.
Cuộc trưng cầu ý dân diễn ra ngày 23-6 vừa qua quyết định quy chế thành viên của Anh trong EU kết thúc với phần thắng thuộc về phe ủng hộ Brexit - 51,9%, trong khi phe mong muốn ở lại là 48,1%. Giới chuyên gia dự báo “cuộc hôn nhân” đứt gánh này sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực. Ước tính, Brexit sẽ khiến Anh mất đi một thị trường ổn định 500 triệu dân ở các nước EU, dẫn tới thiệt hại 6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2020, bởi hơn một nửa số hàng hóa xuất khẩu của Anh hiện có điểm đến là các nước EU, đóng góp từ 4-5% GDP. Ngoài ra, ngành ngân hàng, vốn đóng góp tới 8% tổng sản lượng kinh tế Anh, cũng sẽ bị ảnh hưởng khi Anh không còn là thành viên của EU.
Không chỉ làm suy yếu nền kinh tế, Brexit còn có thể kéo theo nguy cơ khiến xã hội Anh trở nên bất ổn. Hơn 2,2 triệu người Anh đang sinh sống và làm việc lại các nước khác trong EU, có thể lâm vào cảnh thất nghiệp, đồng thời bị cắt đứt mọi quyền lợi tiếp cận ưu đãi trong xã hội.
Ngoài ra, Brexit cũng có thể tạo ra một tiền lệ xấu, khiến xứ Wales hay Scotland, vốn là khu vực có tỷ lệ ủng hộ EU rất cao, sẽ tiến hành trưng cầu ý dân để tách khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh. Một viễn cảnh tồi tệ hơn nữa đó là các nước như Đức, Pháp, Tây Ban Nha... cũng có khả năng tách khỏi EU sau khi phe ủng hộ rời EU tại Anh giành chiến thắng, từ đó đẩy liên minh này đứng trước nguy cơ tan rã./.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc cử tri tỉnh Trà Vinh  (02/10/2016)
Tây Ban Nha có thể thành lập chính phủ mới phá vỡ bế tắc chính trị  (02/10/2016)
Phải minh bạch về môi trường để người dân tin tưởng  (02/10/2016)
Kết quả chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội  (02/10/2016)
Kết quả chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội  (02/10/2016)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay