Đấu tranh làm thất bại âm mưu “‘diễn biến hòa bình” trên không gian mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
TCCS - Ngay từ khi tư tưởng lý luận của chủ nghĩa xã hội ra đời đã phải đương đầu với sự chống phá, xuyên tạc, phủ nhận dưới nhiều hình thức của các thế lực thù địch. Đặc biệt trong kỷ nguyên số, thủ đoạn của các thế lực thù địch càng trở nên tinh vi, xảo quyệt, nhất là triệt để lợi dụng không gian mạng, mạng xã hội để chống phá ta.
Mạng xã hội là một phương tiện phổ biến và có sức tác động lớn nhất trong các phương tiện truyền thông xã hội. Mạng xã hội được xem là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại, có nhiều ưu thế, tính năng ưu việt trong thông tin, giao tiếp, kết nối xã hội, mà các phương tiện truyền thông truyền thống không thể có như tính siêu kết nối xã hội (kết nối xã hội vượt mọi không gian, thời gian), tính lan tỏa rộng và tốc độ nhanh, khả năng số hóa thông tin, truyền thông dữ liệu lớn và truyền thông đa phương tiện, trí tuệ nhân tạo (AI), tính mở, môi trường tự do thông tin, khuyến khích sự chia sẻ, sáng tạo, tính tương tác thông tin cao… Tuy nhiên, các thế lực thù địch cũng nham hiểm lợi dụng chính những tính năng trên để biến thành công cụ đắc lực chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Nam là một trong số những nước có tốc độ phát triển nhanh về công nghệ thông tin và có số người sử dụng internet, mạng xã hội lớn và ngày càng tăng. Theo thống kê của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng internet và là một trong 10 nước có lượng người dùng mạng xã hội Facebook và YouTube cao nhất thế giới.
Các thế lực thù địch lợi dụng chính những ưu thế của các phương tiện truyền thông xã hội nói chung, mạng xã hội nói riêng để phát tán trên diện rộng những thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta; phủ nhận công cuộc đổi mới của đất nước ta; gây chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ... Chúng phát tán dầy đặc và với tần suất lớn những thông tin xấu, độc trên không gian mạng, làm cho thông tin chính thống bị nhiễu loạn, hướng lái công chúng truyền thông đến những thông tin và nhận thức sai lệch; lợi dụng mạng xã hội để kích động, tập hợp, tập dượt vũ trang ảo trên không gian mạng âm mưu tiến hành các hoạt động chống đối, biểu tình, bạo động trong thực tiễn; lợi dụng mạng xã hội để tung các thông tin xấu độc, những luận điệu xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, tự do tôn giáo theo quan điểm phương Tây để phục vụ cho chiến lược “diễn biến hòa bình” và thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Thủ đoạn của các thế lực thù địch là tung thông tin thật - giả lẫn lộn, “lập lờ đánh lận con đen” khiến công chúng truyền thông mất phương hướng, bị hướng lái theo những nhận thức sai lệch; cắt xén sự thật, lấy hiện tượng làm bản chất, lấy cục bộ, tiểu tiết làm toàn thể, tổng thể; xoáy sâu vào những khuyết điểm, sai lầm, yếu kém của ta, gây tâm lý hoài nghi, bất đồng thuận, chống đối; tập trung tác động làm chuyển hóa những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị làm “ngọn cờ” đi đầu chống phá…
Mặc dù đạt nhiều kết quả trong công tác đấu tranh tư tưởng, song có lức, có nơi, việc đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch hiệu quả vẫn chưa cao, còn nheièu khoảng trống, nhất là đấu tranh tển không gian mạng, trên các phương tiện truyền thống xã hội, nhất là mạng xã hội.
Nhận thức rõ tầm quan trọng trong đấu tranh với các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội, thời gian qua, Đảng ta luôn nhấn mạnh yêu cầu tăng cường công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, nhất là trên không gian mạng. Ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW, “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, đưa ra bảy nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là: Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong tình hình mới; đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng chủ động, có tính thuyết phục cao… Các cơ quan báo chí như Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam... đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch…
Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, từ nội dung, kỹ thuật, đến an ninh, pháp luật, bằng nhiều lực lượng, theo phương châm “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung”, tạo thành sức mạnh tổng hợp của các binh chủng thông tin đấu tranh đẩy lùi và làm thất bại sự chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông xã hội./.
Thừa chỉ trích, thiếu trách nhiệm  (15/12/2021)
Báo chí với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay  (17/06/2021)
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong tình hình hiện nay  (10/06/2021)
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới  (03/06/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển