Nhu cầu chuyển hướng chính sách dân số: từ dân số - kế hoạch hóa gia đình sang chính sách dân số và phát triển
14:13, ngày 31-12-2014
TCCSĐT - Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu chuyển hướng chính sách dân số từ dân số - kế hoạch hóa gia đình sang chính sách dân số và phát triển là một tất yếu.
Giảm sinh - Mục tiêu xuyên suốt trong chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, hòa bình lập lại, dân số nước ta đã tăng nhanh mang tính “bùng nổ” kéo dài. Số dân tăng thêm từ 0,40 triệu người mỗi năm giai đoạn 1945 - 1955 đến 0,99 triệu người giai đoạn 1955 - 1965, tức là bình quân 3,3%/năm. Nếu tăng theo tốc độ này, cứ 22 năm dân số lại tăng gấp đôi, nghĩa là đến năm nay, dân số nước ta khoảng 166 triệu người. Nhận thức được tác động của dân số đối với sự phát triển kinh tế, tiến bộ và môi trường trong lành, bền vững của đất nước nên ngay từ những năm đầu của thập niên 60 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách dân số với mục tiêu giảm sinh.
Mở đầu loạt chính sách theo hướng này là Quyết định số 216/CP, ngày 26-12-1961, của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Đại hội Đảng lần thứ IV (năm 1976), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh chủ trương “đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, kiên quyết giảm dần tốc độ tăng dân số hằng năm”. Đại hội lần thứ V (năm 1981), Đảng yêu cầu “giảm tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước từ 2,4% hằng năm xuống 1,7% vào năm 1985”. Đến Đại hội lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta tiếp tục đề ra mục tiêu cho công tác dân số là “giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,2% hiện nay xuống 1,7% vào năm 1990”.
Cho đến năm 1992, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình vẫn chưa có những thay đổi đáng kể. Mức sinh tuy có giảm nhưng chậm, tỷ suất sinh thô năm 1992 vẫn ở mức rất cao: trên 30‰. Tổng tỷ suất sinh là 3,5, tỷ lệ tăng dân số khoảng 2,3%. Lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, tháng 01-1993, đã thảo luận và ban hành Nghị quyết về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Nghị quyết chỉ rõ, sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa, thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra, trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt. Sau khi đánh giá tình hình dân số đất nước, Trung ương Đảng đã nêu 5 quan điểm và các mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu cụ thể cho lĩnh vực này mà cốt lõi là năm 2015 phải đạt được mức sinh thay thế.
Theo đó, ngày 23-02-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Ngày 01-4-2009, Bộ Chính trị có Kết luận số 44-KL/TW về kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW. Trọng tâm số 1 của công tác dân số được nêu trong Kết luận này là “kiên trì thực hiện mục tiêu gia đình ít con”, sau đó là vấn đề chất lượng và cơ cấu dân số. Như vậy, chính sách dân số là một bộ phận trong hệ thống đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kiên trì và đẩy mạnh Chương trình Kế hoạch hóa gia đình, nước ta đã đạt được mục tiêu “Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 - 2 con”. Thành tựu này tác động mạnh mẽ và toàn diện đến sự phát triển của nước ta theo cả hai hướng mang lại cơ hội và nảy sinh những thách thức mới. Do vậy, có thể thấy, đây là thời điểm cần thay đổi chính sách để giải quyết những vấn đề dân số mới ở nước ta hiện nay.
Các vấn đề dân số và phát triển đang đặt ra hiện nay
Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994, tại Cai-rô (Ai Cập) có 179 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã đưa ra Chương trình hành động, xác định 09 vấn đề dân số và phát triển, là: Gia tăng dân số và phát triển kinh tế; Dân số và an ninh lương thực; Dân số và lao động việc làm; Dân số và đói nghèo; Dân số và giáo dục; Dân số và y tế, sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; Công bằng, bình đẳng giới và vị thế của phụ nữ; Dân số và di dân, đô thị hóa; Dân số và bảo vệ môi trường sống. 9 vấn đề này đã cụ thể hóa nội dung quan hệ giữa dân số với kinh tế, xã hội và môi trường.
Đối với Việt Nam, vấn đề bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia có dân số lớn, một trong những mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (năm 2003) là xóa bỏ tình trạng nghèo và đói cùng cực của con người thì an ninh lương thực của Việt Nam hiện đang được bảo đảm. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức như diện tích đất trồng lúa bình quân đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới nhưng do phải tiến hành công nghiệp hóa nên diện tích đất trồng lúa giảm mạnh (trong vòng 10 năm từ 2001 đến 2010) giảm gần 370.000 ha. Theo tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia “có nguy cơ cực lớn” do các tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, 5,3% tổng diện tích đất cả nước có thể bị ngập lụt, trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng, sẽ đạt khoảng 100 triệu vào năm 2025 và gần 110 triệu vào giữa thế kỷ XXI. Tổng cầu về lương thực ngày càng lớn, trong khi đó tổng cung bị đe dọa bởi thu hẹp diện tích, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dịch bệnh,...
Trong thời kỳ “dân số vàng”, mức sinh thấp, do đó, ở phạm vi hộ gia đình, số con của mỗi cặp vợ chồng ít và trên phạm vi toàn quốc, áp lực dân số lên hệ thống giáo dục phổ thông quốc gia giảm mạnh: quy mô dân số độ tuổi đi học (từ 5 - 24 tuổi) đã giảm, từ hơn 33,2 triệu người năm 1999 xuống còn khoảng triệu 29,5 triệu năm 2013. Kết quả này tạo thuận lợi to lớn cho gia đình và xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo cho thế hệ trẻ, thể hiện ở các thành tựu sau: Thứ nhất, tỷ lệ nhập học tăng lên. Thứ hai, chất lượng giáo dục được nâng cao. Thứ ba, tỷ lệ nữ đi học đã tăng lên, ngang bằng với nam giới, góp phần nâng cao vị thế phụ nữ và thực hiện tốt bình đẳng giới. Điều này sẽ tạo điều kiện để phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn.
Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm
Đặc điểm nổi bật của dân số trong giai đoạn cơ cấu “vàng” là cả số lượng và tỷ lệ dân số có khả năng lao động (từ 15 - 64 tuổi) tăng lên trong 20 năm (1999 - 2019). Đến năm 2019, tỷ lệ này đạt cực đại, chiếm tới gần 70% tổng dân số. Năm 2013, Việt Nam có 90 triệu dân. Nếu tỷ lệ người trong độ tuổi lao động như năm 1979, tức là chỉ có 52,7% thì chỉ có 47,0 triệu lao động, thực tế là 62,1 triệu, tăng hơn 15 triệu người hay gần 30% so với số liệu giả định. Đây là dư lợi lớn của “dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, khoảng nửa dân số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi ngành, nghề.
Tuy nhiên, lao động đông và tăng nhanh cũng tạo ra thách thức về: (1) Việc làm (2) Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho hàng chục triệu lao động, đặc biệt là khi tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (bằng sơ cấp trở lên) hiện còn rất thấp và mất cân đối.
Về an sinh cho người cao tuổi, xây dựng xã hội thích ứng với dân số già
Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy: 72,5% người cao tuổi sống ở nông thôn. Trong số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16% - 17% hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước. Như vậy, còn trên 70% người cao tuổi hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi bất trắc.
Theo Điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2011 có tới 56% người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất yếu; trung bình mỗi người 2,7 bệnh. Trong bối cảnh con ít và con cái di cư, sống xa cha mẹ, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi càng trở thành vấn đề lớn. Bên cạnh đó, sự khác biệt thế hệ là rất lớn. Nếu không giải quyết tốt sẽ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột thế hệ. Tuy nhiên, sự chuẩn bị cho một xã hội có dân số già dường như còn đơn sơ cả về phương diện chính sách, luật pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội.
Về giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh
Sự mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh thuộc loại mất cân bằng vật chất - nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, tất yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, như khó khăn trong việc kết hôn; nguy cơ lan rộng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, do “thừa” nam, “thiếu” nữ nên nam giới không thể kết hôn hoặc kết hôn muộn, vì vậy, tình trạng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân tăng lên, mại dâm khó kiểm soát, du lịch tình dục phát triển; gia tăng tội phạm xã hội do khan hiếm phụ nữ nên xảy ra nạn lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, mại dâm,... Hoặc phụ nữ có thể bị ép buộc sinh thêm con, phá thai nhi gái, bất chấp sức khỏe và tính mạng, bị ngược đãi, phụ tình, ruồng bỏ khi không sinh được con trai.
Về nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cư
Người di cư có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế ở nơi đến, xóa đói, giảm nghèo ở nơi đi nhưng họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như khó khăn về nhà ở. Nhu cầu nhà ở của dòng người nhập cư rất lớn. Năm 2009, cả nước có gần 1,8 triệu sinh viên, vượt quá khả năng cung cấp chỗ ở của các khu ký túc xá. Bên cạnh đó, hàng triệu lao động nhập cư được thu hút vào các khu công nghiệp và trên 90% số này phải thuê nhà trọ, chỉ khoảng 5% - 7% là được sống trong các nhà ở do doanh nghiệp xây dựng đàng hoàng, sạch đẹp. Số người đăng ký hộ khẩu nơi này, cư trú nơi khác ngày càng lớn. Đối với người di cư chỉ có đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu sẽ gặp khó khăn, bởi hiện nay trong tổng số 676 văn bản có liên quan đến Luật Cư trú được các bộ, ngành và địa phương rà soát, trong đó xác định có 110 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ cho phù hợp với những quy định mới của Luật Cư trú, 154 văn bản hết hiệu lực thi hành từ thời điểm Luật Cư trú có hiệu lực. Như vậy, nếu sửa đổi được 110 văn bản và bãi bỏ được 154 văn bản hết hiệu lực thì vẫn còn hàng trăm văn bản liên quan đến Luật Cư trú. Vì thế, những người không hộ khẩu sẽ gặp khó khăn về nhà ở, học tập, học nghề, chữa bệnh và các giao dịch dân sự khác.
Về nâng cao chất lượng dân số và chất lượng dân số đầu đời
Theo Pháp lệnh Dân số năm 2003, “chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”. Còn trong các văn bản của Đảng và Nhà nước thì thường sử dụng “chỉ số phát triển con người” (Human Development Index - HDI) như là thước đo về chất lượng dân số.
HDI là trung bình nhân của các chỉ số về kinh tế (thu nhập quốc dân bình quân đầu người), giáo dục (tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm đi học) và sức khỏe (tuổi thọ). HDI cao nhất là 1, thấp nhất là 0. Chất lượng dân số của nước ta thông qua thước đo HDI tăng không ngừng: từ 0,463 năm 1980 đã đạt 0,629 vào năm 2010 và được xếp vào mức trung bình. Tuy nhiên, so với thế giới, HDI của Việt Nam, năm 2010 xếp thứ 113 trong số 169 nước so sánh.
Một số khuyến nghị cho Việt Nam
Một là, chuyển đổi từ chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình với mục tiêu giảm sinh sang chính sách dân số và phát triển. Xây dựng hệ thống pháp luật về dân số phù hợp Hiến pháp sửa đổi 2013.
Việt Nam đã xác định “phát triển bền vững” là mục tiêu chiến lược của quốc gia. Để góp phần đạt được mục tiêu này, Đảng và Nhà nước đặt “kế hoạch hóa gia đình” là trọng tâm của chính sách dân số là hoàn toàn hợp lý. Hiện nay và trong tương lai, khi mức sinh đã giảm bền vững dưới mức sinh thay thế, để đạt được mục tiêu “phát triển bền vững” thì trọng tâm của chính sách dân số cần phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh phát triển mới, như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển việc làm có giá trị cao để tận dụng cơ cấu dân số vàng; phát triển hệ thống giáo dục và y tế phù hợp với cơ cấu dân số thay đổi mạnh mẽ; dân số già và an sinh xã hội; mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ lụy; di dân và chất lượng cuộc sống,... Hay nói cách khác, yếu tố dân số cần phải được giải quyết trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững, vì dân số vừa là động lực tạo ra phát triển, vừa là đối tượng thụ hưởng sự phát triển để kiến tạo xã hội phát triển ở trình độ cao hơn. Do vậy, chuyển đổi trọng tâm của chính sách dân số, từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Mặt khác, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước về “xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (ký ngày 29-7-1980, phê chuẩn ngày 19-3-1982). Điểm e, khoản 1, điều 16 của Công ước này ghi rõ: “Quyền tự do và trách nhiệm như nhau khi quyết định về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục và các biện pháp để thực hiện những quyền này”. Năm 1994, tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, tại Cai-rô (Ai Cập) Việt Nam cũng ký “Chương trình hành động Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển”. Điều 12 Hiến pháp (sửa đổi, năm 2013) ghi rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…”. Do đó, cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật về dân số phù hợp Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
Chỉ trong những năm gần đây, hàng chục vạn người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Con số này sẽ tăng lên trong quá trình hội nhập. Vì vậy, cũng cần điều chỉnh quy định về số con được sinh cho phù hợp với pháp luật quốc tế.
Hai là, lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển. Quy mô, cơ cấu phân bố dân số đã và đang có xu hướng biến đổi nhanh. Để bảo đảm nguyên tắc con người là trung tâm của phát triển, để kế hoạch có tính thực tiễn, hiệu quả cao thì phải tiến hành dự báo dân số và tính đến yếu tố dân số trong kế hoạch hóa phát triển. Trong đó, trọng tâm là kế hoạch hóa lao động - việc làm tận dụng cơ cấu dân số vàng, kế hoạch hóa giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kế hoạch hóa y tế, đặc biệt chú ý đến cơ cấu dân số theo tuổi biến đổi nhanh.
Ba là, xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số. Do dân số biến đổi nhanh và phức tạp, như di dân, việc xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, kịp thời, chính xác và dự báo đáng tin cậy là cơ sở không thể thiếu cho việc lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển và bảo đảm hệ thống chính sách, kế hoạch này sát thực tế, hiệu lực và hiệu quả.
Bốn là, đẩy mạnh thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số và phát triển. Thành tựu đạt mức sinh thay thế một cách vững chắc và những vấn đề dân số và phát triển, như: (1) Cơ cấu dân số thay đổi nhanh và đã hình thành cơ cấu dân số “vàng”, (2) Già hóa dân số, (3) Mất cân bằng giới tính khi sinh, (4) Di dân, đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, (5) Tác động kinh tế - xã hội trong thời kỳ mức sinh thấp, gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân,… là những vấn đề mới xuất hiện ở Việt Nam. Vì vậy, cần được thông tin, giáo dục, tuyên truyền không những cho người dân mà còn cần cho cả cán bộ, nhất là các nhà hoạch định chính sách.../.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, hòa bình lập lại, dân số nước ta đã tăng nhanh mang tính “bùng nổ” kéo dài. Số dân tăng thêm từ 0,40 triệu người mỗi năm giai đoạn 1945 - 1955 đến 0,99 triệu người giai đoạn 1955 - 1965, tức là bình quân 3,3%/năm. Nếu tăng theo tốc độ này, cứ 22 năm dân số lại tăng gấp đôi, nghĩa là đến năm nay, dân số nước ta khoảng 166 triệu người. Nhận thức được tác động của dân số đối với sự phát triển kinh tế, tiến bộ và môi trường trong lành, bền vững của đất nước nên ngay từ những năm đầu của thập niên 60 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách dân số với mục tiêu giảm sinh.
Mở đầu loạt chính sách theo hướng này là Quyết định số 216/CP, ngày 26-12-1961, của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Đại hội Đảng lần thứ IV (năm 1976), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh chủ trương “đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, kiên quyết giảm dần tốc độ tăng dân số hằng năm”. Đại hội lần thứ V (năm 1981), Đảng yêu cầu “giảm tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước từ 2,4% hằng năm xuống 1,7% vào năm 1985”. Đến Đại hội lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta tiếp tục đề ra mục tiêu cho công tác dân số là “giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,2% hiện nay xuống 1,7% vào năm 1990”.
Cho đến năm 1992, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình vẫn chưa có những thay đổi đáng kể. Mức sinh tuy có giảm nhưng chậm, tỷ suất sinh thô năm 1992 vẫn ở mức rất cao: trên 30‰. Tổng tỷ suất sinh là 3,5, tỷ lệ tăng dân số khoảng 2,3%. Lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, tháng 01-1993, đã thảo luận và ban hành Nghị quyết về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Nghị quyết chỉ rõ, sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa, thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra, trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt. Sau khi đánh giá tình hình dân số đất nước, Trung ương Đảng đã nêu 5 quan điểm và các mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu cụ thể cho lĩnh vực này mà cốt lõi là năm 2015 phải đạt được mức sinh thay thế.
Theo đó, ngày 23-02-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Ngày 01-4-2009, Bộ Chính trị có Kết luận số 44-KL/TW về kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW. Trọng tâm số 1 của công tác dân số được nêu trong Kết luận này là “kiên trì thực hiện mục tiêu gia đình ít con”, sau đó là vấn đề chất lượng và cơ cấu dân số. Như vậy, chính sách dân số là một bộ phận trong hệ thống đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kiên trì và đẩy mạnh Chương trình Kế hoạch hóa gia đình, nước ta đã đạt được mục tiêu “Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 - 2 con”. Thành tựu này tác động mạnh mẽ và toàn diện đến sự phát triển của nước ta theo cả hai hướng mang lại cơ hội và nảy sinh những thách thức mới. Do vậy, có thể thấy, đây là thời điểm cần thay đổi chính sách để giải quyết những vấn đề dân số mới ở nước ta hiện nay.
Các vấn đề dân số và phát triển đang đặt ra hiện nay
Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994, tại Cai-rô (Ai Cập) có 179 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã đưa ra Chương trình hành động, xác định 09 vấn đề dân số và phát triển, là: Gia tăng dân số và phát triển kinh tế; Dân số và an ninh lương thực; Dân số và lao động việc làm; Dân số và đói nghèo; Dân số và giáo dục; Dân số và y tế, sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; Công bằng, bình đẳng giới và vị thế của phụ nữ; Dân số và di dân, đô thị hóa; Dân số và bảo vệ môi trường sống. 9 vấn đề này đã cụ thể hóa nội dung quan hệ giữa dân số với kinh tế, xã hội và môi trường.
Đối với Việt Nam, vấn đề bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia có dân số lớn, một trong những mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (năm 2003) là xóa bỏ tình trạng nghèo và đói cùng cực của con người thì an ninh lương thực của Việt Nam hiện đang được bảo đảm. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức như diện tích đất trồng lúa bình quân đầu người vào loại thấp nhất trên thế giới nhưng do phải tiến hành công nghiệp hóa nên diện tích đất trồng lúa giảm mạnh (trong vòng 10 năm từ 2001 đến 2010) giảm gần 370.000 ha. Theo tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia “có nguy cơ cực lớn” do các tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, 5,3% tổng diện tích đất cả nước có thể bị ngập lụt, trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng, sẽ đạt khoảng 100 triệu vào năm 2025 và gần 110 triệu vào giữa thế kỷ XXI. Tổng cầu về lương thực ngày càng lớn, trong khi đó tổng cung bị đe dọa bởi thu hẹp diện tích, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dịch bệnh,...
Trong thời kỳ “dân số vàng”, mức sinh thấp, do đó, ở phạm vi hộ gia đình, số con của mỗi cặp vợ chồng ít và trên phạm vi toàn quốc, áp lực dân số lên hệ thống giáo dục phổ thông quốc gia giảm mạnh: quy mô dân số độ tuổi đi học (từ 5 - 24 tuổi) đã giảm, từ hơn 33,2 triệu người năm 1999 xuống còn khoảng triệu 29,5 triệu năm 2013. Kết quả này tạo thuận lợi to lớn cho gia đình và xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo cho thế hệ trẻ, thể hiện ở các thành tựu sau: Thứ nhất, tỷ lệ nhập học tăng lên. Thứ hai, chất lượng giáo dục được nâng cao. Thứ ba, tỷ lệ nữ đi học đã tăng lên, ngang bằng với nam giới, góp phần nâng cao vị thế phụ nữ và thực hiện tốt bình đẳng giới. Điều này sẽ tạo điều kiện để phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn.
Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm
Đặc điểm nổi bật của dân số trong giai đoạn cơ cấu “vàng” là cả số lượng và tỷ lệ dân số có khả năng lao động (từ 15 - 64 tuổi) tăng lên trong 20 năm (1999 - 2019). Đến năm 2019, tỷ lệ này đạt cực đại, chiếm tới gần 70% tổng dân số. Năm 2013, Việt Nam có 90 triệu dân. Nếu tỷ lệ người trong độ tuổi lao động như năm 1979, tức là chỉ có 52,7% thì chỉ có 47,0 triệu lao động, thực tế là 62,1 triệu, tăng hơn 15 triệu người hay gần 30% so với số liệu giả định. Đây là dư lợi lớn của “dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, khoảng nửa dân số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi ngành, nghề.
Tuy nhiên, lao động đông và tăng nhanh cũng tạo ra thách thức về: (1) Việc làm (2) Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho hàng chục triệu lao động, đặc biệt là khi tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (bằng sơ cấp trở lên) hiện còn rất thấp và mất cân đối.
Về an sinh cho người cao tuổi, xây dựng xã hội thích ứng với dân số già
Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy: 72,5% người cao tuổi sống ở nông thôn. Trong số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16% - 17% hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước. Như vậy, còn trên 70% người cao tuổi hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi bất trắc.
Theo Điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2011 có tới 56% người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất yếu; trung bình mỗi người 2,7 bệnh. Trong bối cảnh con ít và con cái di cư, sống xa cha mẹ, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi càng trở thành vấn đề lớn. Bên cạnh đó, sự khác biệt thế hệ là rất lớn. Nếu không giải quyết tốt sẽ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột thế hệ. Tuy nhiên, sự chuẩn bị cho một xã hội có dân số già dường như còn đơn sơ cả về phương diện chính sách, luật pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội.
Về giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh
Sự mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh thuộc loại mất cân bằng vật chất - nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, tất yếu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, như khó khăn trong việc kết hôn; nguy cơ lan rộng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, do “thừa” nam, “thiếu” nữ nên nam giới không thể kết hôn hoặc kết hôn muộn, vì vậy, tình trạng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân tăng lên, mại dâm khó kiểm soát, du lịch tình dục phát triển; gia tăng tội phạm xã hội do khan hiếm phụ nữ nên xảy ra nạn lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, mại dâm,... Hoặc phụ nữ có thể bị ép buộc sinh thêm con, phá thai nhi gái, bất chấp sức khỏe và tính mạng, bị ngược đãi, phụ tình, ruồng bỏ khi không sinh được con trai.
Về nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cư
Người di cư có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế ở nơi đến, xóa đói, giảm nghèo ở nơi đi nhưng họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như khó khăn về nhà ở. Nhu cầu nhà ở của dòng người nhập cư rất lớn. Năm 2009, cả nước có gần 1,8 triệu sinh viên, vượt quá khả năng cung cấp chỗ ở của các khu ký túc xá. Bên cạnh đó, hàng triệu lao động nhập cư được thu hút vào các khu công nghiệp và trên 90% số này phải thuê nhà trọ, chỉ khoảng 5% - 7% là được sống trong các nhà ở do doanh nghiệp xây dựng đàng hoàng, sạch đẹp. Số người đăng ký hộ khẩu nơi này, cư trú nơi khác ngày càng lớn. Đối với người di cư chỉ có đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu sẽ gặp khó khăn, bởi hiện nay trong tổng số 676 văn bản có liên quan đến Luật Cư trú được các bộ, ngành và địa phương rà soát, trong đó xác định có 110 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ cho phù hợp với những quy định mới của Luật Cư trú, 154 văn bản hết hiệu lực thi hành từ thời điểm Luật Cư trú có hiệu lực. Như vậy, nếu sửa đổi được 110 văn bản và bãi bỏ được 154 văn bản hết hiệu lực thì vẫn còn hàng trăm văn bản liên quan đến Luật Cư trú. Vì thế, những người không hộ khẩu sẽ gặp khó khăn về nhà ở, học tập, học nghề, chữa bệnh và các giao dịch dân sự khác.
Về nâng cao chất lượng dân số và chất lượng dân số đầu đời
Theo Pháp lệnh Dân số năm 2003, “chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”. Còn trong các văn bản của Đảng và Nhà nước thì thường sử dụng “chỉ số phát triển con người” (Human Development Index - HDI) như là thước đo về chất lượng dân số.
HDI là trung bình nhân của các chỉ số về kinh tế (thu nhập quốc dân bình quân đầu người), giáo dục (tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm đi học) và sức khỏe (tuổi thọ). HDI cao nhất là 1, thấp nhất là 0. Chất lượng dân số của nước ta thông qua thước đo HDI tăng không ngừng: từ 0,463 năm 1980 đã đạt 0,629 vào năm 2010 và được xếp vào mức trung bình. Tuy nhiên, so với thế giới, HDI của Việt Nam, năm 2010 xếp thứ 113 trong số 169 nước so sánh.
Một số khuyến nghị cho Việt Nam
Một là, chuyển đổi từ chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình với mục tiêu giảm sinh sang chính sách dân số và phát triển. Xây dựng hệ thống pháp luật về dân số phù hợp Hiến pháp sửa đổi 2013.
Việt Nam đã xác định “phát triển bền vững” là mục tiêu chiến lược của quốc gia. Để góp phần đạt được mục tiêu này, Đảng và Nhà nước đặt “kế hoạch hóa gia đình” là trọng tâm của chính sách dân số là hoàn toàn hợp lý. Hiện nay và trong tương lai, khi mức sinh đã giảm bền vững dưới mức sinh thay thế, để đạt được mục tiêu “phát triển bền vững” thì trọng tâm của chính sách dân số cần phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh phát triển mới, như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển việc làm có giá trị cao để tận dụng cơ cấu dân số vàng; phát triển hệ thống giáo dục và y tế phù hợp với cơ cấu dân số thay đổi mạnh mẽ; dân số già và an sinh xã hội; mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ lụy; di dân và chất lượng cuộc sống,... Hay nói cách khác, yếu tố dân số cần phải được giải quyết trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững, vì dân số vừa là động lực tạo ra phát triển, vừa là đối tượng thụ hưởng sự phát triển để kiến tạo xã hội phát triển ở trình độ cao hơn. Do vậy, chuyển đổi trọng tâm của chính sách dân số, từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Mặt khác, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước về “xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (ký ngày 29-7-1980, phê chuẩn ngày 19-3-1982). Điểm e, khoản 1, điều 16 của Công ước này ghi rõ: “Quyền tự do và trách nhiệm như nhau khi quyết định về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục và các biện pháp để thực hiện những quyền này”. Năm 1994, tại Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, tại Cai-rô (Ai Cập) Việt Nam cũng ký “Chương trình hành động Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển”. Điều 12 Hiến pháp (sửa đổi, năm 2013) ghi rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…”. Do đó, cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật về dân số phù hợp Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
Chỉ trong những năm gần đây, hàng chục vạn người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Con số này sẽ tăng lên trong quá trình hội nhập. Vì vậy, cũng cần điều chỉnh quy định về số con được sinh cho phù hợp với pháp luật quốc tế.
Hai là, lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển. Quy mô, cơ cấu phân bố dân số đã và đang có xu hướng biến đổi nhanh. Để bảo đảm nguyên tắc con người là trung tâm của phát triển, để kế hoạch có tính thực tiễn, hiệu quả cao thì phải tiến hành dự báo dân số và tính đến yếu tố dân số trong kế hoạch hóa phát triển. Trong đó, trọng tâm là kế hoạch hóa lao động - việc làm tận dụng cơ cấu dân số vàng, kế hoạch hóa giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kế hoạch hóa y tế, đặc biệt chú ý đến cơ cấu dân số theo tuổi biến đổi nhanh.
Ba là, xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, tin cậy và dự báo dân số. Do dân số biến đổi nhanh và phức tạp, như di dân, việc xây dựng hệ thống số liệu dân số đầy đủ, kịp thời, chính xác và dự báo đáng tin cậy là cơ sở không thể thiếu cho việc lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển và bảo đảm hệ thống chính sách, kế hoạch này sát thực tế, hiệu lực và hiệu quả.
Bốn là, đẩy mạnh thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số và phát triển. Thành tựu đạt mức sinh thay thế một cách vững chắc và những vấn đề dân số và phát triển, như: (1) Cơ cấu dân số thay đổi nhanh và đã hình thành cơ cấu dân số “vàng”, (2) Già hóa dân số, (3) Mất cân bằng giới tính khi sinh, (4) Di dân, đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, (5) Tác động kinh tế - xã hội trong thời kỳ mức sinh thấp, gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân,… là những vấn đề mới xuất hiện ở Việt Nam. Vì vậy, cần được thông tin, giáo dục, tuyên truyền không những cho người dân mà còn cần cho cả cán bộ, nhất là các nhà hoạch định chính sách.../.
Công tác tuyên giáo năm 2014: Thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả  (31/12/2014)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Tòa án nhân dân tối cao  (30/12/2014)
Tổng cục Chính trị làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng  (30/12/2014)
Đã vớt được 40 thi thể nạn nhân máy bay rơi QZ8501 của AirAsia  (30/12/2014)
Chủ tịch nước yêu cầu ngành công an dựa vào sức mạnh của toàn dân  (30/12/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm