Xuất khẩu của nước ta khi là thành viên của WTO
1 - Khái quát xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006
Xuất khẩu của Việt Nam thời gian từ năm 2001 - 2006 đã đạt được những thành tích rất ấn tượng và được xác định là một thế mạnh của Việt Nam trên con đường hội nhập đầy đủ và sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa (XKHH) của Việt Nam khá chậm vào những năm 2001 - 2002, đã vươn lên đạt mức trên 20%/năm từ 2003 tới nay. Kết quả là kim ngạch XKHH đã tăng gấp 2,64 lần trong thời gian 5 năm, từ 15 tỉ USD năm 2001 lên 39,6 tỉ USD năm 2006.
Loại trừ những tác động ảnh hưởng có tính khách quan từ sự tăng cầu của nền kinh tế thế giới đang phục hồi, sự tăng giá quốc tế của hàng nguyên, nhiên liệu và một số nông sản khiến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng cao thì những nỗ lực chủ quan của Nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội là yếu tố có ý nghĩa quan trọng quyết định giúp tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ thời gian qua.
Những yếu tố nội sinh mang lại kết quả xuất khẩu thời gian qua phải kể tới nỗ lực của việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh cải cách trong nước theo thể chế kinh tế thị trường, động viên và khai thác mọi nguồn lực của đất nước để tận dụng cơ hội thị trường, phát triển xuất khẩu.
Việc bắt đầu thực hiện Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ từ cuối năm 2001 không những giúp Việt Nam có thể cải thiện và tăng cường các quan hệ kinh tế thương mại song phương, khu vực và quốc tế khác mà còn đem đến kết quả cụ thể là xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ tăng đột biến, đưa nước này trở thành khách hàng lớn nhất đối với XKHH của Việt Nam (tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch XKHH tăng từ 7,1% năm 2001 lên 21,7% năm 2006). Các nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng được phản ánh qua kết quả về sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu (bảng 1).
Bảng 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006
Đơn vị: Triệu USD, %
Nội dung |
Năm 2001 |
Năm 2002 |
Năm 2003 |
Năm 2004 |
Năm 2005 |
Năm 2006 | ||||||
|
KN |
Tỷ trọng |
KN |
Tỷ trọng |
KN |
Tỷ trọng |
KN |
Tỷ trọng |
KN |
Tỷ trọng |
KN |
Tỷ trọng |
Tổng XK hàng hóa |
15.029 |
100 |
16.706 |
100 |
20.149 |
100 |
26.503 |
100 |
32.442 |
100 |
39.605 |
100 |
Châu Á |
8.610 |
37,3 |
8.684 |
52,0 |
9.756 |
48,4 |
12.634 |
47,7 |
16.383 |
50,5 |
17.226(1) |
43,5(1) |
ASEAN |
2.556 |
17,0 |
2.437 |
14,6 |
2.958 |
14,7 |
3.885 |
14,7 |
5.450 |
16,8 |
6.379 |
16,5 |
Trung Quốc |
1.418 |
9,4 |
1.495 |
8,9 |
1.748 |
8,7 |
2.735 |
10,3 |
3.082 |
9,5 |
3.150 |
8 |
Nhật Bản |
2.510 |
16,7 |
2.438 |
14,6 |
2.909 |
14,4 |
3.502 |
13,2 |
4.639 |
14,3 |
5.250 |
13 |
Châu Âu |
3.515 |
23,4 |
3.640 |
21,8 |
4.326 |
21,5 |
5.412 |
20,4 |
5.872 |
18,1 |
7.600 |
19,2 |
EU-25 |
3.152 |
21,0 |
3.311 |
19,8 |
4.017 |
19,9 |
4.971 |
18,8 |
5.450 |
16,8 |
6.770 |
17,1 |
Châu Mỹ |
1.342 |
8,9 |
2.774 |
16,6 |
4.327 |
21,5 |
5.642 |
21,3 |
6.910 |
21,3 |
9.150 |
23,1 |
Hoa kỳ |
1.065 |
7,1 |
2.421 |
14,5 |
3.999 |
19,9 |
4.992 |
18,8 |
6.553 |
20,2 |
8.000 |
21,7 |
Châu Phi |
176 |
1,2 |
131 |
0,8 |
211 |
1,0 |
427 |
1,6 |
681 |
2,1 |
2.099 |
5,3 |
Châu Đại Dương |
1.072 |
7,1 |
1.370 |
8,2 |
1.455 |
7,2 |
1.879 |
7,1 |
2.595 |
8,0 |
3.540 |
8,9 |
Chú thích: (*) Số liệu ước tính, (1) Không kể Tây - Nam Á, (2) kể cả Tây - Nam Á;
Nguồn: Bộ Công thương
2 - Tác động ảnh hưởng của gia nhập WTO tới xuất khẩu của Việt Nam
Trên lý thuyết, việc hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là việc gia nhập WTO, sẽ làm gia tăng cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của nước ta, bởi lẽ: (i) việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ dần các rào cản phi thuế quan của các nước sẽ tạo thuận lợi hơn cho các sản phẩm thuộc diện được cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi quan thuế thâm nhập thị trường. Như vậy, điều kiện tiếp cận thị trường đối với hàng hóa của Việt Nam sẽ được rộng mở hơn, nhất là đối với các sản phẩm mà Việt Nam đang có lợi thế so sánh như hàng nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử, tin học... (ii) việc gia nhập WTO và tăng cường tham gia các khu vực mậu dịch tự do của Việt Nam như CEPT/AFTA, ACFTA, AJFTA... sẽ tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam duy trì và mở rộng những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản, củng cố và gia tăng thị phần ở những thị trường tương đối quen thuộc như các nước ASEAN khác, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ... Điều có tác động quan trọng khuyến khích phát triển xuất khẩu về lâu dài là việc đẩy mạnh cải cách thể chế trong nước cho phù hợp với các cam kết WTO sẽ thúc đẩy việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, tạo điều kiện phân bổ và sử dụng các nguồn lực của đất nước một cách hiệu quả nhất, đồng thời tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để có thể tạo ra những đột phá trong phát triển xuất khẩu các sản phẩm chế biến, chế tạo và dịch vụ của Việt Nam...
Trên thực tế, khi xem xét cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu thời gian từ năm 2001 - 2006, chúng ta thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực có vốn FDI. Nếu năm 2001 xuất khẩu của khu vực FDI chỉ chiếm 45% trong tổng kim ngạch XKHH của Việt Nam thì đến năm 2005, khi bắt đầu dấy lên làn sóng đầu tư mới vào nước ta đánh dấu bằng việc tăng mạnh thu hút FDI, khu vực kinh tế này đã chiếm tới trên 57% tổng kim ngạch XKHH của Việt Nam. Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế, dòng FDI vào Việt Nam đã đạt trên 10 tỉ USD, tăng hơn 50% so với 2005, chính khu vực FDI, với tỷ trọng chiếm 57,8% tổng kim ngạch XKHH năm 2006 đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu XKHH của Việt Nam từ chiều rộng sang chiều sâu...
Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu thực tế sẽ còn tùy thuộc vào phản ứng của nền kinh tế với những nỗ lực cải cách thể chế, cải cách hành chính nhằm tạo môi trường thông thoáng, minh bạch và dễ tiên lượng, khuyến khích mạnh mẽ sự năng động và sáng tạo của mọi khu vực kinh tế đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường bên ngoài với chất lượng và giá cả cạnh tranh quốc tế.
3 - Giải pháp chủ yếu phát triển xuất khẩu của Việt Nam sau gia nhập WTO
Mục tiêu phát triển xuất khẩu đến năm 2010
Trong những nỗ lực nhằm phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh cho phát triển xuất khẩu, thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp CNH, HĐH sau gia nhập WTO, Việt Nam cần phấn đấu hoàn thành vượt mức mục tiêu xuất khẩu đề ra trong Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn từ năm 2006 - 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt[1]. Theo đó, mục tiêu tổng quát là "Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất cao mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ". Các mục tiêu cụ thể như sau:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỉ USD.
- Đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước bình quân 16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỉ USD.
- Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu - khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hóa khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Về cơ cấu địa lý, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu á chiếm khoảng 45,0%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 23%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
- Tiến tới cân bằng xuất khẩu - nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010".
Giải pháp chủ yếu phát triển xuất khẩu sau khi nước ta gia nhập WTO:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và luật lệ của WTO, những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam tới toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, biến quyết tâm thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành hành động cụ thể để khai thác cơ hội, vượt qua thách thức khó khăn, xây dựng một nền xuất khẩu mang tính cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hoạt động xuất khẩu theo hướng kinh tế thị trường, phù hợp với các cam kết của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế khác nhằm tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, dễ tiên đoán. Để thực hiện chủ trương cải cách hành chính là khâu đột phá, ngoài việc ban hành, bổ sung các quy chế, quy trình tác nghiệp cần phải tổ chức lại bộ máy làm việc, thiết lập kỷ cương nghiêm đối với người thừa hành, cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu trong kho bãi, trên đường vận chuyển, qua cửa khẩu nhằm giảm chi phí tiền bạc, thời gian của doanh nghiệp và coi việc làm khó dễ đến họ là hành vi cản trở sự nghiệp chấn hưng quốc gia.
- Tích cực và chủ động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đầy đủ và sâu rộng để tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam. Tăng cường củng cố các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... và khai phá mạnh các thị trường mới ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh cho phát triển xuất khẩu; Mở cửa sớm các thị trường dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tiên tiến, hiện đại cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu;
- Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xuất khẩu, đồng thời khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có phục vụ tốt nhất cho xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại.
- Đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi hóa và hỗ trợ việc gia nhập thị trường của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho xuất khẩu, khuyến khích việc liên doanh, liên kết, hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp xuất khẩu để hình thành các tập đoàn xuất khẩu mạnh của Việt Nam,...
- Cải tiến việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, phát triển các chiến lược thị trường/mặt hàng xuất khẩu hiệu quả và khả thi trong thực tiễn. Tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài trong việc xúc tiến, quảng bá về thương hiệu của sản phẩm và hình ảnh về con người Việt Nam, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, kênh phân phối nước ngoài. Thực hiện tốt việc gắn kết giữa bộ, ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp, các cơ quan thường trú ở nước ngoài để cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
- Tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu, chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, ma-két-tinh, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề, nâng cao hiểu biết về luật pháp kinh tế quốc tế và của các nước... Việc đào tạo cần theo hai hướng, trước mắt, đối với người lao động cần thuần thục về kỹ năng và chuyên môn hóa sâu. Mặt khác, phải chú trọng đặc biệt tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, có khả năng ứng dụng và tích hợp khoa học công nghệ của nhân loại cho phát triển của Việt Nam về lâu dài...
- Chú trọng xây dựng và tăng cường năng lực ứng phó với các vụ kiện chống phá giá, các rào cản kỹ thuật thương mại mới...
- Tập trung các nỗ lực nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu thông qua rà soát lại các quy hoạch về vùng nguyên liệu nông sản xuất khẩu, tăng cường đầu tư trang thiết bị, xây dựng kết cấu hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng công nghệ sinh học trong các khâu chọn lọc, lai tạo và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng công nghệ hiện đại sau thu hoạch. Phát triển và làm chủ công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Cải tiến chất lượng sản phẩm và chú trọng xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam; bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường quốc tế....
[1] Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg ngày 30-6-2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn từ năm 2006 – 2010
Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở địa phương  (05/10/2007)
Kinh tế Thủ đô 9 tháng đầu năm 2007  (05/10/2007)
Việt Nam là một đối tác quan trọng của Pháp  (04/10/2007)
Tạp chí Tiền phong  (04/10/2007)
Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X  (04/10/2007)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay