Xã hội học tập và nguồn nhân lực ở Việt Nam
Nền giáo dục trong xã hội học tập hướng vào việc xây dựng cho con người năng lực đón nhận, xử lý, sản xuất, truyền bá, sử dụng… những thông tin để xã hội có những tri thức mới. Do vậy, nền giáo dục phải tập trung vào sự phát triển và sự tự chủ của mỗi con người, làm cho con người phát huy cao độ năng lực sáng tạo, năng động về các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội. Việc đề cao phương thức học tập suốt đời phải đồng thời đề cao năng lực tự học mà chủ yếu học cách học (Learning how to learn).
Chủ đề cơ bản của “xã hội học tập” là phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Vào thập kỷ 90 của thể kỷ XX, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước được xác định là nhiệm vụ cơ bản của Việt Nam hướng vào mục tiêu hoàn thành về cơ bản một nước công nghiệp mới vào năm 2020. Chiến lược ở giai đoạn này là thực hiện một nền kinh tế có những bước phát triển tuần tự, đồng thời lại kết hợp với những bước nhảy vọt. Nói cách khác, phải tiến hành công nghiệp hoá rút ngắn để tránh tình trạng tụt hậu ngày càng xa với những nước trên thế giới, trước hết là những nước trong khu vực.
Sau một thời gian tìm kiếm cơ hội để mục tiêu phát triển nói trên thành hiện thực, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định phải đi vào kinh tế tri thức (Knowledge Economy) ngay trong quá trình chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Văn kiện Đại hội IX của Đảng có đoạn ghi rõ, phải phát huy lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.
Từ sự khẳng định trên, những quan điểm về kinh tế tri thức được xác định như sau:
- Trong kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là những công nghệ cao.
- Tỷ trọng GDP hoặc tỷ trọng ngành nghề đều có sự dịch chuyển dần từ sản xuất vật chất sang hoạt động xử lý thông tin là chủ đạo.
- Sản xuất ra công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất.
- Từ tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, nhất thể hoá chuyển dần sang tổ chức sản xuất phân tán theo cấu trúc mạng và linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng.
- Xu thế toàn cầu hoá, nhất thể hoá các nền kinh tế quốc gia và khu vực tăng nhanh kèm theo hai mặt: cạnh tranh khốc liệt và hợp tác hiệu quả.
- Quá trình tin học các khâu sản xuất, dịch vụ và quản lý là cốt lõi của quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức.
- Tri thức là vốn quý nhất; quyền sở hữu trí tuệ trở thành quan trọng nhất; sáng tạo là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển.
- Giáo dục thường xuyên (Continuing Education), học tập suốt đời (lifelong Learning) là đặc điểm nổi bật của xã hội và nền kinh tế tri thức.
Học tập suốt đời là nội dung cốt lõi của khái niệm xã hội học tập (Learning Society). Khái niệm này được bàn đến từ rất lâu, ít ra cũng phải đến 50 năm nay, khi Đô-na, A-lan Xcôn (Donal Alan Schon) bàn đến giáo dục công lập và tư thục trong một xã hội với những thay đổi lớn lao và nhanh chóng. Nói đến xã hội học tập, nhiều nhà khoa học cho rằng, giáo dục cho người trưởng thành (Adult Education) là công việc rất “hiệu nghiệm” để đẩy nhanh quá trình phát triển xã hội, từ đó, họ đi vào việc nghiên cứu tổ chức học cho người lớn. Trong số những người này phải kể đến Rô-bớt M.Hút-chin (Robert M.Hutchins) và Tu-ten Hu-xen (Turten Husen).
Để thực hiện phương thức “học tập suốt đời” cho mỗi người, xã hội học tập phải tạo ra nhiều cơ hội khác nhau để ai cũng có thể tìm được một hình thức học trong những thời gian và không gian khác nhau. Mô hình tổng quát của xã hội học tập bao gồm, hệ thống giáo dục trong nhà trường (School Education), với những trường lớp dưới hình thức giáo dục chính quy (Formal Education) và những cơ sở giáo dục ngoài nhà trường (Out of School Education); dưới những hình thức không chính quy (Non-formal Education), trong đó, có giáo dục cận chính quy (Quasiformal Education), giáo dục bán chính quy (Paraformal Education) và giáo dục phi chính quy (Informal Education).
Nền giáo dục trong xã hội học tập hướng vào việc xây dựng cho con người năng lực đón nhận, xử lý, sản xuất, truyền bá, sử dụng… những thông tin để xã hội có những tri thức mới. Do vậy, nền giáo dục phải tập trung vào sự phát triển và sự tự chủ của mỗi con người, làm cho con người phát huy cao độ năng lực sáng tạo, năng động về các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội. Việc đề cao phương thức học tập suốt đời phải đồng thời đề cao năng lực tự học mà chủ yếu học cách học (Learning how to learn). Trong cuốn sách “Learning to be” (Học để tồn tại - cũng có người dịch là Học để làm người), Ét-ga Phau-ơ (Edgar Faure) cho rằng, trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, không ai có thể coi kiến thức của giáo dục ban đầu (Initial Education) - tức là giáo dục từ nhà trẻ đến đại học - lại có thể đủ cho hết đời. Vì vậy, phải học tập không bao giờ ngừng. Trong khi đó, Phơ-đi-ri-cô Ma-gô (Federico Magor), nguyên Tổng Giám đốc UNESCO cũng cho rằng, phải thay đổi tư duy giáo dục, coi giáo dục như một nhân tố then chốt để phát triển, và mặt khác, giáo dục phải thích ứng với những xu thế mới, chuẩn bị cho con người luôn sẵn sàng trước những thay đổi.
Về xã hội học tập, chúng ta cần lưu ý đến bản báo cáo có tiêu đề “Học tập: một kho báu tiềm ẩn” (Learning: The Treasure Within) của Uỷ ban quốc tế về phát triển giáo dục thế kỷ XXI do Giắc-quyn Đơ-lớt (Jacques Delors) thực hiện. Trong báo cáo này, Giắc-quyn Đơ-lớt nêu lên 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết (Learning to know); Học để làm (Learning to do); học để chung sống (Learning to live together) và học để tồn tại (Learning to be). Cùng báo cáo này còn có một văn kiện quan trọng khác dùng trong hội nghị quốc tế “Giáo dục đại học trong thế kỷ XXI: tầm nhìn và hành động”. Việc đào tạo trong thế kỷ mới này được Hội nghị lưu ý đến những xu thế lớn của thời đại: Toàn cầu hoá (Globalization); Quốc tế hoá (Internalization); Khu vực hoá (Arealization); Sự dịch chuyển về mặt địa lý (Delocalization); Sự đẩy ra ngoài lề (Marginalization); Sự phân mang hoá (Flagmentation); Sự công nghệ hoá (Technologization).
Với những vấn đề đặt ra trước xã hội học tập, có thể kết luận rằng, chủ đề cơ bản ở đây là phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hướng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng xã hội học tập đã được trong văn kiện Đại hội X của Đảng ghi: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho mọi người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”.
Với đường lối trên, việc đào tạo nhân lực ở Việt Nam phải bám sát phương thức giáo dục thường xuyên (Continuing Education), đào tạo liên tục (Permanent Formation) và học tập suốt đời (Lifelong Learning). Mục tiêu cần đạt được đối với sự hình thành nguồn nhân lực (Human Resource) là: Xây dựng năng lực thích ứng (adaptableness) với những thay đổi nhanh chóng của sản xuất, của công nghệ, của đời sống xã hội để đáp ứng (Responsiveness) với những yêu cầu xã hội của phát triển trong tương lai. Xây dựng năng lực tự học sáng tạo trong quá trình học tập suốt đời và biết tự đánh giá nhằm đào tạo những nhân lực biết tư duy (thingking Manpower). Xây dựng năng lực chung (Competences generales) để vượt qua sự đào tạo chuyên môn hoá hẹp.
Để có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và từng bước phát triển kinh tế tri thức thì việc đầu tiên là phải chuẩn bị điều kiện cơ sở đáp ứng con người cho công việc này. Theo nhiều chuyên gia, phải thực hiện nhanh chóng và vững chắc việc phổ cập một trình độ giáo dục như: Phổ cập giáo dục trung học vào năm 2015 hoặc sau đó một thời gian, chuẩn bị để đào tạo đại trà sau trung học dưới nhiều hình thức và phát triển mạnh hệ thống đại học. Phổ cập công nghệ thông tin, trước hết là trong nhà trường, bắt đầu từ tiểu học. Phổ cập ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh), dạy ngoại ngữ ngay từ tiểu học. Phổ cập nghề với ý nghĩa tất cả lao động đều phải qua đào tạo nghề ngắn hạn hoặc dài hạn.
Ngoài ra cần phải tính đến một vấn đề lớn đó là, trong quá trình phát triển hệ thống giáo dục cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì hội nhập quốc tế lại là một yêu cầu không thể xem nhẹ. Do vậy, thái độ đối với phát triển cần được xác định:
Thứ nhất, chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình xã hội học tập thực chất là một cuộc cải cách triệt để, thay thế hệ thống giáo dục mà hiện nay đã trở nên lạc hậu bằng một hệ thống giáo dục mới hướng vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo và khả năng học hỏi không ngừng trong suốt cuộc đời.
Thứ hai, hiện đại hoá hệ thống giáo trình và trang thiết bị dạy học để người học có được năng lực tư duy sáng tạo để thích ứng (adaptation) với yêu cầu của những công việc luôn luôn thay đổi và những kỹ năng cơ bản (nhất là kỹ năng sử dụng máy tính và internet).
Thứ ba, mở rộng và nâng cấp chất lượng mạng lưới dạy và học ngoại ngữ, coi đây là công cụ cần cho mỗi người trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Thứ tư, bảo đảm sự công bằng cho mọi người trong việc tiếp cận và hưởng thụ nền giáo dục cơ sở, mở rộng giáo dục cộng đồng, tạo nhiều cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học.
Từ những vấn đề trên đây, việc xây dựng một nguồn nhân lực ở Việt Nam cần có một quy hoạch theo hướng: Tăng quy mô đào tạo đại học, song phải thật sự coi trọng chất lượng đào tạo để có những chuyên gia có trình độ tay nghề cao trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật, an ninh và quốc phòng, sản xuất và kinh doanh. Nhanh chóng đào tạo những công nhân có trình độ học vấn và tay nghề cao - những lao động tri thức (Knowledge Worker) mà người ta gọi là công nhân cổ áo trắng (White collar) cho khu vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao (Hi – tech). Mở rộng đào tạo nghề ngắn hạn để tận dụng nguồn lao động trong nước. Mở ra thật nhiều cơ hội học tập để nông dân nhanh chóng nâng cao học vấn, làm cơ sở cho việc tiếp cận với những kỹ thuật mới, những công nghệ mới.
Sau đây là những số liệu nói lên thực trạng việc đào tạo nguồn nhân lực sau khi có Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam (Số liệu năm học 2007 – 2008).
Các trường lớp chính quy (chủ yếu)
- Trường mầm non (gồm nhà trẻ và trường mẫu giáo) : 11.629
- Trường phổ thông (từ tiểu học đến trung học) : 27.900
- Trường trung cấp nghề : 204
- Trường cao đẳng nghề : 80
- Trung tâm dạy nghề : 961
- Trường trung cấp chuyên nghiệp : 276
- Trường cao đẳng và đại học : 369
Các trường lớp không chính quy (chủ yếu)
- Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh : 66
- Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện : 583
- Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã : 9030
- Trung tâm ngoại ngữ, tin học : 700
- Trung tâm học tập từ xa (trong trường đại học) : 12
- Trường bổ túc văn hóa : 29
Ngoài ra còn có hàng vạn cơ sở dạy nghề tư nhân, hàng ngàn câu lạc bộ, văn hoá, hàng ngàn bưu điện văn hóa xã, hàng ngàn lớp dạy nghề trong các làng nghề truyền thống và làng nghề mới v.v…
Một số số liệu về người học
a. Đào tạo chính quy
- Học trẻ em trường lớp mầm non : 3.057.718
- Học sinh tiểu học : 6.850.567
- Học sinh trung học cơ sở : 5.859.526
- Học sinh trung học phổ thông : 3.070.023
- Học sinh học nghề ngắn hạn : 1.268.150
- Học sinh học nghề dài hạn : 1.400.000
- Học sinh cao đẳng nghề : 39.4350
- Học sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy : 614.516
- Sinh viên cao đẳng chính quy : 400.000
- Sinh viên đại học chính quy : 1.200.000
b. Đào tạo không chính quy
- Học viên các lớp chống mù chữ : 34.494
- Học viên bổ túc tiểu học : 40.130
- Học viên bổ túc trung học cơ sở : 119.981
- Học viên bổ túc trung học phổ thông : 346.717
- Học viên các lớp tin học : 207.240
- Học viên các lớp ngoại ngữ : 268.812
- Học viên theo học từ xa : 127.758
- Học viên các lớp chuyên đề : 9.215.116
- Học viên các lớp dạy nghề ngắn hạn tư nhân : 173.720
- Học viên trung cấp chuyên nghiệp tại chức : 207.240
- Học viên học cao đẳng tại chức : 65.988
- Học viên học đại học tại chức : 410.753
c. Giáo dục dành cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
- Trẻ khuyết tật học các trường chuyên biệt cấp tỉnh và huyện : 6.000
- Học sinh khuyết tật học trong các lớp tại cơ sở sản xuất : 13.000
- Học sinh mồ côi cha mẹ trong các làng SOS : 1.200
- Học sinh khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ xã hội : 11.000
- Học sinh được nuôi tại các cơ sở từ thiện : 5.000
Với học sinh nghèo, để bảo đảm phần nào công bằng xã hội về giáo dục, Nhà nước đã có chế độ trợ cấp thường xuyên cho 10.281 trẻ, giảm miễn học phí cho 10.315.177 em, cấp thẻ khám bệnh miễn phí hoặc bảo hiểm y tế cho hơn 10.000.000 em.
Những con số thống kê trên đây là chưa đầy đủ do chưa có một tài liệu nghiên cứu nào có được những số liệu thật chính xác. Hơn nữa cũng chưa tính được số sinh viên và nghiên cứu sinh đang ở nước ngoài (hiện chỉ biết có khoảng 5.000 người). Số học viên cao học hiện vào khoảng trên 33.000/năm và số nghiên cứu sinh khoảng trên 4.500/năm. Theo kế hoạch thì đến năm 2010, quy mô đào tạo thạc sỹ là 38.000 người/năm và đào tạo tiến sỹ sẽ đạt 8.000 người/năm và mỗi năm sẽ tuyển từ 800 đến 1.000 người đi đào tạo tiến sỹ ở nước ngoài.
Nhìn chung, trong điều kiện còn rất khó khăn về kinh tế, việc đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam là rất tích cực. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng đào tạo vẫn là vấn đề phải tính đến trong chiến lược đào tạo./.
Thủ tướng: Kiên quyết không để dân đói rét sau bão  (28/09/2008)
“Di sản hòa bình” nghèo nàn của Tổng thống G.W. Bu-sơ  (28/09/2008)
Kỷ niệm 59 năm Quốc khánh Trung Quốc  (28/09/2008)
Tổng Bí thư Trường Chinh - nhà thiết kế đường lối đổi mới của Đảng ta  (28/09/2008)
Việt Nam sẽ thúc đẩy giải quyết những thách thức toàn cầu  (28/09/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên