Bắt chước dễ, thành công khó
23:53, ngày 23-12-2013
TCCSĐT - Liên minh châu Âu với mô hình, lộ trình hợp tác và liên kết khu vực của nó cho dù đến nay không chỉ có thành công vẫn được không ít nhóm quốc gia ở nhiều châu lục sao chép ý tưởng và cấu trúc để hình thành khuôn khổ và thúc đẩy tiến trình hợp tác, liên kết khu vực. Bằng chứng mới đây nhất là quyết định của các thành viên tổ chức Cộng đồng Đông Phi (EAC) tiến tới sử dụng đồng tiền chung như EU với đồng ơ-rô.
Quyết định này được năm thành viên của tổ chức là Bu-run-đi, Kê-ni-a, Tan-da-ni-a, Ru-an-đa và U-gan-đa đưa ra tại hội nghị cấp cao mới rồi của EAC tại thủ đô Kăm-pa-la của U-gan-đa. Theo đó, EAC phấn đấu trong thời gian 10 năm tới sẽ đưa vào sử dụng đồng tiền chung. Những bước đi đầu tiên của EAC là thành lập ngân hàng trung ương chung với nhiệm vụ phát hành tiền và chức năng vận hành chính sách tiền tệ. Đồng thời, tổ chức này còn quyết định thành lập Cơ quan thống kê chung để xác định mức độ lạm phát và hậu thuẫn đối phó với lạm phát.
Năm 1967, Kê-ni-a cùng với U-gan-đa và Tan-da-ni-a đã thành lập Cộng đồng Đông Phi (EAC) với mục đích thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực về chính trị, kinh tế và thương mại. Nhưng do bất đồng quan điểm nội bộ mà EAC này tan rã vào năm 1977. Năm 2000, EAC được 3 nước thành lập lại và đến năm 2007 có thêm 2 thành viên là Ru-an-đa và Bu-run-đi. Hai dấu mốc đáng kể của EAC trong quá trình hợp tác và liên kết khu vực cho tới trước quyết định thành lập liên minh tiền tệ là hình thành Liên minh thuế quan năm 2005 và Thị trường chung năm 2010. Cả ở những bước tiến này, EAC cũng đều đi theo lối đường hợp tác và liên kết khu vực của EU.
EAC kỳ vọng, liên minh tiền tệ với đồng tiền chung sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia thành viên và biến cả EAC thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tiềm năng của EAC không phải nhỏ và môi trường kinh doanh trong EAC xem ra còn thuận lợi hơn nhiều so với các khu vực khác trên châu lục về chính trị, an ninh và ổn định xã hội. Bởi các nước thành viên đều có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt về khí đốt ở Tan-da-ni-a hay về dầu lửa ở U-gan-đa và Kê-ni-a. Tác dụng cộng hưởng của Liên minh thuế quan, Thị trường chung và Liên minh tiền tệ được các thành viên EAC mong đợi tạo nên động lực tăng trưởng kinh tế mới cùng với phát triển xã hội, nâng cao mức sống, tạo thêm công ăn việc làm ở các nước thành viên và đề cao vị thế chung cho EAC ở châu Phi, biến thị trường chung với hơn 135 triệu người tiêu dùng thành khu vực đi đầu về liên kết và hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại ở châu Phi.
Kịch bản và lộ trình được EAC đề ra và thực hiện giống EU. Cả những mong đợi về kết quả và hiệu ứng của EAC cũng được ấp ủ và củng cố từ những thành công của EU. Chỉ có điều bắt chước thì dễ nhưng bắt chước cách làm không có nghĩa là tự khắc sẽ thành công. EU đã phải trải qua không ít vấp ngã và thậm chí cả thất bại mới có được đồng tiền chung ơ-rô hiện tại.
Liên minh tiền tệ của EU thành công được nhờ gắn liền ngay từ đầu với Liên minh kinh tế và năm tiêu chuẩn ổn định bắt buộc đối với tất cả các thành viên tham gia về mức độ nợ công, thâm hụt ngân sách, tỷ lệ lạm phát, mặt bằng lãi suất dài hạn và ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ. Bên cạnh đó, việc phối hợp chính sách kinh tế, hài hòa hóa luật pháp và chuyển giao một phần chủ quyền quốc gia về chính sách tiền tệ cho ngân hàng trung ương chung cũng mang tính bắt buộc.
Đáp ứng tất cả những điều kiện đó hoàn toàn chẳng dễ dàng gì đối với các thành viên của EAC, nếu như không muốn nó là hiện chưa thấy có dấu hiệu về tính khả thi của việc đáp ứng ấy. Làm như EU với luật lệ nghiêm minh, kỷ cương chặt chẽ và chế tài khắt khe đến như thế mà không ít thành viên vẫn không tránh khỏi khủng hoảng tài chính và nợ công cũng như đồng ơ-rô vẫn nhiều lần gặp nguy hiểm. Châu Phi không phải như châu Âu và EAC chưa được như EU. Cho nên liên minh tiền tệ của EAC hiện giờ chẳng khác gì một câu hỏi rất hay nhưng lại để ngỏ câu trả lời về việc khi nào mới có được câu trả lời./.
Năm 1967, Kê-ni-a cùng với U-gan-đa và Tan-da-ni-a đã thành lập Cộng đồng Đông Phi (EAC) với mục đích thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực về chính trị, kinh tế và thương mại. Nhưng do bất đồng quan điểm nội bộ mà EAC này tan rã vào năm 1977. Năm 2000, EAC được 3 nước thành lập lại và đến năm 2007 có thêm 2 thành viên là Ru-an-đa và Bu-run-đi. Hai dấu mốc đáng kể của EAC trong quá trình hợp tác và liên kết khu vực cho tới trước quyết định thành lập liên minh tiền tệ là hình thành Liên minh thuế quan năm 2005 và Thị trường chung năm 2010. Cả ở những bước tiến này, EAC cũng đều đi theo lối đường hợp tác và liên kết khu vực của EU.
EAC kỳ vọng, liên minh tiền tệ với đồng tiền chung sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia thành viên và biến cả EAC thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tiềm năng của EAC không phải nhỏ và môi trường kinh doanh trong EAC xem ra còn thuận lợi hơn nhiều so với các khu vực khác trên châu lục về chính trị, an ninh và ổn định xã hội. Bởi các nước thành viên đều có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt về khí đốt ở Tan-da-ni-a hay về dầu lửa ở U-gan-đa và Kê-ni-a. Tác dụng cộng hưởng của Liên minh thuế quan, Thị trường chung và Liên minh tiền tệ được các thành viên EAC mong đợi tạo nên động lực tăng trưởng kinh tế mới cùng với phát triển xã hội, nâng cao mức sống, tạo thêm công ăn việc làm ở các nước thành viên và đề cao vị thế chung cho EAC ở châu Phi, biến thị trường chung với hơn 135 triệu người tiêu dùng thành khu vực đi đầu về liên kết và hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại ở châu Phi.
Kịch bản và lộ trình được EAC đề ra và thực hiện giống EU. Cả những mong đợi về kết quả và hiệu ứng của EAC cũng được ấp ủ và củng cố từ những thành công của EU. Chỉ có điều bắt chước thì dễ nhưng bắt chước cách làm không có nghĩa là tự khắc sẽ thành công. EU đã phải trải qua không ít vấp ngã và thậm chí cả thất bại mới có được đồng tiền chung ơ-rô hiện tại.
Liên minh tiền tệ của EU thành công được nhờ gắn liền ngay từ đầu với Liên minh kinh tế và năm tiêu chuẩn ổn định bắt buộc đối với tất cả các thành viên tham gia về mức độ nợ công, thâm hụt ngân sách, tỷ lệ lạm phát, mặt bằng lãi suất dài hạn và ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ. Bên cạnh đó, việc phối hợp chính sách kinh tế, hài hòa hóa luật pháp và chuyển giao một phần chủ quyền quốc gia về chính sách tiền tệ cho ngân hàng trung ương chung cũng mang tính bắt buộc.
Đáp ứng tất cả những điều kiện đó hoàn toàn chẳng dễ dàng gì đối với các thành viên của EAC, nếu như không muốn nó là hiện chưa thấy có dấu hiệu về tính khả thi của việc đáp ứng ấy. Làm như EU với luật lệ nghiêm minh, kỷ cương chặt chẽ và chế tài khắt khe đến như thế mà không ít thành viên vẫn không tránh khỏi khủng hoảng tài chính và nợ công cũng như đồng ơ-rô vẫn nhiều lần gặp nguy hiểm. Châu Phi không phải như châu Âu và EAC chưa được như EU. Cho nên liên minh tiền tệ của EAC hiện giờ chẳng khác gì một câu hỏi rất hay nhưng lại để ngỏ câu trả lời về việc khi nào mới có được câu trả lời./.
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan có tham nhũng  (23/12/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về thu nhập bình quân đầu người  (23/12/2013)
Tăng cường giáo dục tư tưởng trong nữ thanh niên  (23/12/2013)
Các tham tán, đại diện thương mại cần mở rộng thị trường  (23/12/2013)
Thanh niên Việt Nam - Hàn Quốc tăng giao lưu hợp tác  (23/12/2013)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên