Thực hiện mục tiêu kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội
TCCS - Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới hiện đang phải tập trung đối phó với vấn đề khó khăn nhất trong hàng chục năm qua, đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế ở mức đáng lo ngại, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cao, sức mua của người tiêu dùng giảm thấp,... Tuy cách thức đối phó có khác nhau, song các nước đều tập trung vào chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư. Trước những vấn đề đó, chính sách của Việt Nam ra sao?
Thực hiện mục tiêu kích cầu nền kinh tế
Đành rằng, các tài liệu chính thức cho tới nay không nhắc đến cụm từ “nới lỏng chính sách tiền tệ” (mà thường chỉ nói đến từ “linh hoạt”), nhưng nhìn vào các quyết định, các biện pháp được đưa ra trong điều hành về liên tục cắt giảm lãi suất chủ đạo, trong đó có lãi suất cơ bản, cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc..., từ góc độ nghiên cứu cũng như thông lệ, rõ ràng đó là nới lỏng chính sách tiền tệ. Nới lỏng được đề cập ở đây không có nghĩa là lỏng lẻo, thả lỏng hay nới lỏng trong quản lý cho vay, mà là giảm lãi suất, giảm chi phí và tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, kích cầu đầu tư,...
Thực ra, các quyết định linh hoạt theo hướng “nới lỏng” chính sách tiền tệ được đưa ra từ cuối tháng 11-2008 và tính đến cuối tháng 2-2009, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 5 quyết định theo hướng này. Các loại lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm mạnh. Cùng với việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, thực hiện các giải pháp kích cầu do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg, ngày 23-1-2009 về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất. Theo đó, mức lãi suất được hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người vay vốn là 4%/năm, với thời hạn tối đa là 8 tháng, bắt đầu thực hiện từ ngày 1-2-2009. Dự kiến, Ngân sách Nhà nước sẽ chi ra khoảng 17.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 1 tỉ USD cho giải pháp kích cầu này.
Chính sách tài chính quốc gia được thực hiện thông qua các nhóm giải pháp cụ thể sau đây:
Theo Quyết định số 131/QĐ-TTg, ngày 23-1-2009 về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, mức lãi suất được hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người vay vốn là 4%/năm, với thời hạn tối đa là 8 tháng, bắt đầu thực hiện từ ngày 1-2-2009. Dự kiến, Ngân sách Nhà nước sẽ chi ra khoảng 17.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 1 tỉ USD cho giải pháp kích cầu này.
Một là, ngay từ đầu tháng 2-2009, ngành thuế tập trung xử lý việc giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV/2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo Bộ Tài chính, tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm, giãn nộp lên đến 9.900 tỉ đồng. Cụ thể các doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong quý IV/2008 và cả năm 2009 tương đương 3.100 tỉ đồng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được giãn nộp 70% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp với thời gian là 9 tháng trong năm 2009, với tổng số tiền là 6.800 tỉ đồng.
Hai là giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho 19 nhóm mặt hàng, dịch vụ.
Ba là, hỗ trợ lương thực, giống cây trồng, vật nuôi, chi phí sửa chữa nhà ở, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm không để tình trạng người dân bị đói và nhanh chóng khôi phục sản xuất sau lũlụt.
Bốn là, tăng thêm dự trữ quốc gia về lương thực, thực hiện các chương trình giảm nghèo. Bố trí đủ vốn cho chương trình tín dụng đối với hộ nghèo; học sinh và sinh viên vay vốn học tập; cũng như chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội khác.
Bên cạnh các giải pháp nói trên, để góp phần giải quyết an sinh xã hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai chính sách hỗ trợ tiền cho hộ gia đình nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu. Ngày 23-2-2009, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc hỗ trợ người lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được chỉ định đứng ra cho vay với thời hạn 12 tháng đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế phải giảm hơn 30% lao động hiện có, hoặc giảm trên 100 lao động (không kể lao động thời vụ) với lãi suất 0% để chi trả cho người lao động. Tiền được vay tương ứng với số tiền mà doanh nghiệp cần để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, trả trợ cấp thôi việc cho người lao động bị cắt giảm. Riêng những lao động mất việc do chủ doanh nghiệp bỏ trốn, sẽ được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ứng ngân sách trả lương trước cho người lao động. Khoản này được hoàn lại ngân sách sau khi xử lý tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Mục đích của chính sách tài chính cũng là giảm chi phí, tăng thêm nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng và đầu tư, góp phần làm tăng tổng cầu của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, dân cư, với kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời tăng cường bảo đảm an sinh xã hội.
Một số nhận định chung về chính sách tài chính và chính sách tiền tệ
Về dự báo hiệu quả của giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất, dựa trên Quyết định số131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức lãi suất được hỗ trợ tương ứng với 636.200 tỉ đồng dư nợ bình quân mỗi tháng kéo dài trong 8 tháng của khách hàng vay vốn được thụ hưởng từ khoản tiền kích cầu này của Chính phủ. Như vậy, nếu số tiền trên của ngân sách nhà nước được chi đủ và hệ thống ngân hàng đạt được mức dư nợ đó, thì đây thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế trong việc duy trì tăng trưởng cũng như tạo công ăn việc làm, ngăn chặn nguy cơ thất nghiệp, thiếu việc làm,... trong cả nước.
Để góp phần giải quyết an sinh xã hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai chính sách hỗ trợ tiền cho hộ gia đình nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu. Ngày 23-2-2009, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc hỗ trợ người lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được chỉ định đứng ra cho vay với thời hạn 12 tháng đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế phải giảm hơn 30% lao động hiện có, hoặc giảm trên 100 lao động (không kể lao động thời vụ) với lãi suất 0% để chi trả cho người lao động.
Điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài chính và giải pháp kích cầu của Chính phủ là phù hợp với xu hướng chung của thế giới để nhằm chống suy giảm kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính. Chính sách tiền tệ và chính sách tài chính được tiến hành đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của các giải pháp trên còn tùy thuộc vào sự hấp thụ vốn của doanh nghiệp, vào triển khai của các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan trong thực tế, tất nhiên là có độ trễ nhất định về hiệu quả của chính sách.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến giữa tháng 3-2009, các ngân hàng thương mại trong cả nước đã giải ngân cho vay vốn theo chương trình hỗ trợ 4% lãi suất được 144.312 tỉ đồng, trong đó dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước và Quỹ tín dụng Trung ương là 114.537 tỉ đồng, khối ngân hàng thương mại cổ phần dư nợ đạt 26.837 tỉ đồng, khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đạt 2.938 tỉ đồng. Đây là kết quả triển khai khẩn trương, có trách nhiệm của toàn ngành ngân hàng, trong đó khối ngân hàng thương mại nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo và chủ lực.
Sau khoảng 1 tháng triển khai, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản bổ sung, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục chứng minh mục đích sử dụng vốn, bổ sung đối tượng được vay vốn hỗ trợ lãi suất, nói rõ một số trường hợp không được vay theo Quyết định số 131/QĐ-TTg,...
Đồng thời Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung thêm đối tượng là Công ty tài chính cũng được cho vay hỗ trợ lãi suất theo chính sách nói trên.
Về chính sách tài chính, ngành thuế đang tập trung hướng dẫn xử lý việc giãn nộp thuế, giảm nộp thuế và hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người lao động. Đồng thời ngành tài chính phối hợp với các ngành liên quan triển khai chương trình cho doanh nghiệp vay vốn 0% lãi suất để trả lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội cho người lao động; thực hiện bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp; cùng giải ngân các khoản chi khác từ nguồn ngân sách nhà nước.
Chính sách tiền tệ nới lỏng và hỗ trợ lãi suất được thực hiện có hiệu quả, cùng với chính sách tài chính sẽ giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người vay vốn trong điều kiện khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính. Bởi vì doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa giảm được giá thành, vừa giảm bớt khó khăn về tài chính, duy trì khả năng sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, mạnh dạn đầu tư, giảm nguy cơ thất nghiệp, góp phần giảm các khoản chi khác từ ngân sách nhà nước. Hiệu ứng của chính sách tiền tệ nới lỏng và hỗ trợ lãi suất là rất lớn. Chính sách tài chính nới lỏng cũng tạo điều kiện duy trì sức mua của người dân, tăng cầu của các chương trình chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách, tác động lại môi trường tín dụng ngân hàng.
Tính đến giữa tháng 3-2009, các ngân hàng thương mại trong cả nước đã giải ngân cho vay vốn theo chương trình hỗ trợ 4% lãi suất được 144.312 tỉ đồng, trong đó dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước và Quỹ tín dụng Trung ương là 114.537 tỉ đồng, khối ngân hàng thương mại cổ phần dư nợ đạt 26.837 tỉ đồng, khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đạt 2.938 tỉ đồng.
Tuy nhiên, chính sách kích cầu đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất đó của Nhà nước chỉ có tác dụng làm giảm chi phí vốn vay sản xuất cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh, chứ không quyết định hiệu quả kinh doanh. Vấn đề quan trọng là ở thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, trình độ quản trị điều hành, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của người sử dụng vốn, khả năng tài chính và tính lành mạnh tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề quan tâm hàng đầu của ngân hàng thương mại là khoản cho vay có hiệu quả, an toàn. Do đó trong hoạt động cho vay, ngân hàng thương mại vẫn tôn trọng đầy đủ các quy trình tín dụng, chấp hành các nguyên tắc tín dụng. Đối với doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ, làm ăn thua lỗ, năng lực tài chính kém, nợ quá hạn ngân hàng và nhiều khoản nợ khác, thì đương nhiên là khó có cơ hội nếu không nói là không được vay vốn của ngân hàng thương mại và không được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất.
Nâng cao tính hiệu quả của chương trình kích cầu
Để góp phần nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của chương trình kích cầu, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội chúng tôi đề xuất:
Thứ nhất, thực hiện chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp mức độ cao hơn đối với các ngân hàng thương mại. Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có năng lực tài chính ổn định cũng là tạo điều kiện phát triển hệ thống tài chính - tiền tệ vững mạnh, xây dựng nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Thứ hai, tăng cường kích cầu đầu tư đối với hộ nông dân, hộ gia đình ở nông thôn thông qua việc mở rộng tín dụng hộ sản xuất, tăng cao hơn nữa nguồn vốn cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội để mở rộng cho vay đối với các gia đình chính sách. Nhân khẩu nông thôn chiếm tới gần 80% dân số cả nước, nên kích cầu vào đối tượng này tạo sức mua rất lớn cho xã hội; đồng thời tạo điều kiện mở rộng việc làm ở nông thôn, phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu.
Thứ ba, tập trung tháo gỡ sự trì trệ của các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng và các dự án khác. Tháo gỡ kịp thời, chỉ đạo kiên quyết tiến độ thực hiện dự án, giải quyết đồng bộ khâu giải phóng mặt bằng sẽ cho phép giải ngân một lượng lớn số vốn đầu tư của cả ngân sách nhà nước, nguồn vốn khác của chủ dự án, vốn tín dụng ngân hàng, ước tính lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỉ đồng. Trên cơ sở đó tạo nhu cầu tiêu thụ khối lượng lớn vật tư, nguyên, nhiên vật liệu và tạo số đông việc làm cho người lao động. Một vấn đề quan trọng khác là phát huy hiệu quả vốn đầu tư của dự án tại các giai đoạn trước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lưu thông hàng hóa. Đây rõ ràng là một kênh kích cầu rất lớn và có hiệu quả.
Theo kế hoạch, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong năm 2009 lên tới 300.000 tỉ đồng. Để bảo đảm nguồn vốn đầu tư, vừa qua ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí cho phát hành bổ sung thêm 11.500 tỉ đồng trái phiếu, nâng tổng số vốn dự kiến huy động qua phát hành trái phiếu trong nước năm 2009 lên 55.000 tỉ đồng. Do đó, nếu triển khai đồng bộ, giải ngân hết số vốn nói trên sẽ tạo ra sự kích cầu và khối lượng việc làm rất lớn cho người lao động.
Để bảo đảm nguồn vốn đầu tư, vừa qua ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí cho phát hành bổ sung thêm 11.500 tỉ đồng trái phiếu, nâng tổng số vốn dự kiến huy động qua phát hành trái phiếu trong nước năm 2009 lên 55.000 tỉ đồng.
Thứ tư, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, như đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thêm thị trường mới, nhất là thị trường châu Phi, châu Mỹ, Nga, các nước thuộc Liên Xô trước đây và một số thị trường tiềm năng khác. Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ trong kích cầu nền kinh tế cũng cần được phối hợp chặt chẽ với chính sách thương mại, chính sách xuất khẩu. Bởi vì, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nhưng việc tiêu thụ lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu của thế giới vẫn ở mức độ lớn.
Thứ năm, mở rộng đối tượng được thực hiện cho vay kích cầu lãi suất đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Cả nước hiện có tới hơn 1.000 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tại các vùng nông thôn, đang cho vay vốn hàng triệu hộ gia đình thành viên ở nông thôn. Việc mở rộng phạm vi cho vay kích cầu đối với hệ thống quỹ này sẽ tạo điều kiện cho hàng triệu hộ gia đình ở nông thôn được hưởng lợi từ chương trình kích cầu của Chính phủ; mặt khác, tạo điều kiện cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nâng cao năng lực hoạt động, hội nhập sâu hơn và hệ thống tài chính ngân hàng trong cảnước.
Thứ sáu, xem xét và khẩn trương bổ sung thêm đối tượng được vay vốn kích cầu, có thể bao gồm cả chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư, nhà ở, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khác, lĩnh vực tiêu dùng kết hợp với phục vụ sản xuất kinh doanh ở nông thôn...
Đây không phải là lần đầu tiên Chính phủ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất cho người vay vốn từ ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách hỗ trợ về mặt lãi suất trước đây chỉ nhằm vào một mặt hàng nào đó, trong những thời điểm nhất định. Ví dụ, Chính phủ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhà nước vay vốn ngân hàng thương mại để thu mua lúa gạo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời điểm giá lúa gạo xuống quá thấp gây thua lỗ cho người nông dân. Chính phủ cũng hỗ trợ lãi suất cho các hộ dân trồng cà phê ở vùng Tây Nguyên bị thiệt hại do thiên tai và giá cả thị trường. Một số tỉnh, thành phố cũng dành ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay vốn cho một số giống cây trồng, vật nuôi thuộc chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo nghị quyết của địa phương. Song, lần này là chương trình hỗ trợ lãi suất lớn nhất trên quy mô cả nước và đối tượng rộng kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế và đổi mới hoạt động ngân hàng trong hơn 20 năm qua. Vì vậy, việc triển khai trên thực tế đòi hỏi phải được tổ chức chặt chẽ, đồng bộ và kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Cần nghiên cứu, dự báo nghiêm túc những tác động ngoài mong muốn trong thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng cho mục tiêu kích cầu, như khả năng thâm hụt ngân sách sẽ gia tăng. Đồng thời trong thời gian ngắn, một lượng lớn tiền được đẩy ra cho nền kinh tế. Nhưng nếu đầu tư không hiệu quả, đầu ra của thị trường ngoài nước thấp... thì sẽ gây nên lạm phát. Đây cũng là một nguyên lý, vì khi thực hiện nới lỏng tài khóa và tiền tệ có thể thúc đẩy công ăn việc làm, giảm nguy cơ trì trệ, thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời sẽ tạo ra nguy cơ lạm phát trong trung hạn. Song, trong điều hành chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, để đạt được mục tiêu này thì phải tạm thời gác lại mục tiêu kia. Trong thời điểm hiện nay, rõ ràng mục tiêu chống suy giảm kinh tế, ngăn chặn sự gia tăng thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội,... phải được ưu tiên. Nhưng kèm theo đó, việc theo dõi sát các luồng tiền, các luồng vốn được đưa ra nền kinh tế phải bảo đảm đúng đối tượng, sử dụng có hiệu quả,... sẽ giảm thiểu nguy cơ gây nên lạm phát. Chủ động thực hiện giải pháp kiềm chế lạm phát, trung hòa lượng tiền trong lưu thông sẽ đạt được mục tiêu tối ưu hơn trong điều hành chính sách./.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM 9: dấu mốc quan trọng trong tiến trình hợp tác Á- Âu  (27/05/2009)
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM 9: dấu mốc quan trọng trong tiến trình hợp tác Á- Âu  (27/05/2009)
Tuyên bố của Chủ tịch - Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9  (27/05/2009)
Bắc Giang tăng cường hướng về tổ chức cơ sở đảng  (27/05/2009)
Hà Nội điều động, luân chuyển 16 cán bộ  (26/05/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên