Nâng cao năng suất lao động – Bài toán khó giải
TCCSĐT - Khi nói về khả năng cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam, người ta thường nhắc đến số đông, sự dồi dào của lực lượng lao động và giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, số lượng lao động không đi đôi với chất lượng lao động, năng suất lao động.
Năng suất lao động Việt Nam thấp so với khu vực
Năng suất luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như khả năng cạnh tranh của một quốc gia hoặc một ngành sản xuất. Người ta không thể nói một quốc gia có sức cạnh tranh cao nếu như năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng đồng vốn kém, thiếu năng lực quản lý và các tiến bộ khoa học, kỹ thuật không được ứng dụng. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ đóng góp của lao động Việt Nam vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 – 2008 là 21,46%. Hay nói cách khác, trong 7,47% tăng trưởng của GDP thì lao động chỉ đóng góp 1,57%. Như vậy trong cơ cấu GDP tỷ lệ đóng góp của lao động rất khiêm tốn.
Cũng theo số liệu thống kê, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam tăng trung bình hằng năm thời kỳ 2000-2008 là 4,73%, thấp hơn tốc độ tăng trung bình của giai đoạn 1992-1999 (bình quân: 5,38%). Song xét về giá trị tuyệt đối thì 1% tăng NSLĐ của giai đoạn 2000-2008 bằng 89.000 đồng, bằng 1,53 lần so với 1% tăng của giai đoạn 1992-1999 (xấp xỉ 58.000 đồng). Đây là điều bình thường vì những năm 90, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu sự tác động của sự chuyển đổi cơ chế quản lý nên từ một nền kinh tế có điểm xuất phát thấp khi được đầu tư, thay đổi phương thức quản lý, tốc độ tăng trưởng sẽ nhanh hơn nhiều so với những năm về sau.
Công nghiệp vẫn là lĩnh vực có NSLĐ cao nhất trong ba khu vực nhưng lại là khu vực có tốc độ tăng NSLĐ thấp nhất (1,31%), đặc biệt là năm 2001 tốc độ tăng chỉ đạt con số âm (-2.04%). Trong khi đó, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là những ngành có mức năng suất thấp nhất so với các ngành khác, song lại là lĩnh vực có tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hằng năm cao nhất, đạt 4,29%. Khoảng cách chênh lệch về mức năng suất của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản so với các ngành công nghiệp giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2000 khoảng cách này là 7,6 lần thì đến năm 2008 khoảng cách này chỉ còn xấp xỉ 6 lần. Như vậy là hoạt động khu vực này vẫn đang có hiệu quả và cần được đầu tư nhiều hơn trong thời gian tới.
Đối với các ngành dịch vụ, tốc độ tăng NSLĐ tương đối nhanh qua các năm, năm 2001 tăng so với 2000 là 1,89%, thì năm 2008 so với năm 2007 là 3,69%. Điều này chứng tỏ khu vực dịch vụ của Việt Nam trong những năm gần đây tương đối phát triển và có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với các ngành khác.
Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp liên doanh có năng suất cao nhất, năm 2005 đạt 1.357,2 triệu đồng/lao động với mức tăng năng suất 10%/năm, tiếp đến là các doanh nghiệp Nhà nước trung ương đạt 473,2 triệu đồng/lao động, với mức tăng 14,2%/năm; công ty cổ phần có vốn nhà nước đạt 380 triệu đồng/lao động với mức tăng 18%/năm, doanh nghiệp tư nhân đạt 360,9 triệu đồng/lao động với mức tăng 3,7%/năm.
Có thể nói, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đổi mới tổ chức quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao trình độ quản lý và trình độ tay nghề của người lao động nên đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về NSLĐ. Tuy nhiên, nhìn chung NSLĐ của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước. Đơn cử, trong lĩnh vực dệt thoi, một công nhân Việt nam đứng 10 máy, hiệu suất là 80%, trong khi một công nhân Đài Loan đứng 30 – 40 máy, hiệu suất 90% hay NSLĐ trong ngành dệt chỉ bằng 90% của Trung Quốc, 85% của Thái Lan…
Theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, so với các nước khác trong khu vực, mức tăng NSLĐ của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008 chưa bằng một nửa mức tăng NSLĐ của Trung Quốc. Đo lường bằng đô-la Mỹ cho thấy: sản lượng trung bình của Việt Nam trên mỗi lao động là 5.702 USD năm 2008, tương đương với 61,4% mức trung bình của các nước ASEAN, 22% của Ma-lay-xi-a, 12,4% của Xinh-ga-po. Như vậy, có thể thấy, NSLĐ của Việt Nam có sự chênh lệch với các nước trong khu vực.
Nguyên nhân năng suất lao động thấp
Hạn chế trong tổ chức, đầu tư thiết bị, công nghệ, sử dụng con người, nắm bắt thị trường, thiếu nguồn lao động được đào tạo nghề bài bản, chuyên nghiệp… được cho là những nguyên nhân dẫn tới NSLĐ của Việt Nam thấp.
Chất lượng lao động chưa đạt chuẩn, thiếu kỹ năng chuyên môn để đạt năng suất cao, do vậy, thu nhập của người lao động thấp, không bảo đảm mức sống. Hệ lụy là thị trường lao động phát triển lệch pha, biến động và độ dịch chuyển cao. Sự biến động mạnh về giá cả vật tư đầu vào, hay việc cung ứng đầu ra còn nhiều trở ngại cũng là những nguyên nhân đáng kể dẫn tới NSLĐ của Việt Nam thấp hơn so các nước trong khu vực. Tất nhiên một nguyên nhân quan trọng khác cần được nhắc đến đó là sự lạc hậu của công nghệ, máy móc, thiết bị. Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, thuỷ sản… Nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Ngay Thành phố Hồ Chí Minh, nơi các khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều dự án đầu tư nước ngoài hoạt động rất hiệu quả, thì trong một kết quả khảo sát “đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh”, tại 429 doanh nghiệp thuộc 17 ngành, nghề khác nhau, năm 2009 cho thấy những điểm rất bất ngờ về trình độ công nghệ. Kết quả chỉ rõ, điểm mạnh của các doanh nghiệp này là yếu tố tổ chức, nhân lực. Còn điểm yếu thuộc về thông tin và thiết bị. Xét về thiết bị, trong 1.300 thiết bị được đánh giá, có 20% thiết bị mới với thời hạn sử dụng dưới 3 năm, 81% thiết bị có thời hạn sử dụng dưới 10 năm. 85% thiết bị hoạt động bán tự động hoặc tự động hoàn toàn, trên 40% dây chuyền hoàn toàn mới khi đầu tư và trên 70% dây chuyền hiện vẫn đang hoạt động tốt. Đây mới là khảo sát các doanh nghiệp có quy mô lớn, trang thiết bị nhập khẩu với nguồn vốn đáng kể, nhưng kết quả vẫn rất khiêm tốn. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ nhìn chung ở mức lạc hậu, thậm chí có nơi rất lạc hậu.
Giải pháp nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động có ý nghĩa quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần tìm ra những giải pháp tăng năng suất phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để áp dụng.
- Rà soát lại, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng mắt xích, từng khâu công việc từ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, lao động, vật tư… nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục.
- Tăng cường đầu tư thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại, thay thế dần các máy móc thiết bị lạc hậu; đẩy mạnh áp dụng các công cụ quản lý năng suất tiên tiến trong doanh nghiệp.
- Sử dụng nhân lực có hiệu quả, chú trọng từ khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm lao động có trình độ, năng lực. Đặc biệt phải tăng cường đào tạo và đào tạo lại lao động. Việc xây dựng chuẩn chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí công việc, từ đó đào tạo theo địa chỉ, vị trí công việc sẽ giúp các doanh nghiệp có được đội ngũ lao động được đào tạo bài bản, phù hợp vị trí công việc, từ đó, phát huy tối đa sở trường, sở đoản của người lao động.
- Quan trọng hơn hết là nhận thức từ bản thân người lao động trong việc phải tự nâng cao chất lượng, trình độ lao động thông qua năng suất và hiệu quả hoạt động./.
Đầu tư hơn 100 tỉ đồng cho 20 dự án Khuyến nông Trung ương  (21/04/2011)
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống thất thoát nước sạch  (21/04/2011)
Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm việc với 22 tỉnh, thành phố phía Nam  (21/04/2011)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 161 (1-4-2011)  (21/04/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển