Đâm lao phải theo lao
TCCSĐT - Cuối cùng thì EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã đạt được thỏa thuận giải ngân 44 tỷ euro cứu trợ Hy Lạp. Hy Lạp cần phần lớn trong số tiền này ngay trong tháng tới để tránh bị vỡ nợ. Đương nhiên, EU và IMF phải áp đặt điều kiện mới đối với Hy Lạp, nhưng thật ra thì EU và IMF đâu có sự lựa chọn nào khác ngoài phải tiếp tục giải cứu Hy Lạp và Hy Lạp dẫu có không muốn cũng vẫn phải chấp nhận điều kiện mới của EU và IMF để được cứu trợ mà rồi có ngày được cứu thoát.
EU và IMF cho Hy Lạp thêm thời gian 2 năm để đáp ứng đầy đủ tất cả những điều kiện đã đặt ra. Nhưng Hy Lạp chưa được xóa một phần nợ và phải tiếp tục chịu mất chủ quyền quốc gia về chính sách kinh tế và tài chính. Bộ ba bao gồm EU, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục cùng nhau kiểm soát và giám sát việc Hy Lạp thực hiện những điều kiện của họ.
Tiết kiệm chi tiêu ngân sách và cải cách kinh tế, mất quyền tự chủ về sử dụng các nguồn thu và tăng độ tuổi về hưu đều là những điều kiện của EU, IMF và ECB mà Hy Lạp buộc phải chấp nhận mặc dù đó đều là những cái giá rất đắt cả về đối nội lẫn đối ngoại trong thời gian qua. Bây giờ có được thêm thời gian nhưng điều kiện cũng thêm ngặt nghèo đối với Hy Lạp. Những tác động lại càng thêm tồi tệ đối với người dân và họ rồi sẽ tiếp tục thể hiện sự thất vọng và phẫn uất của họ bằng những hình thức và mức độ biểu tình, đình công, bãi công và phản đối chính phủ mà đồng thời cũng còn bất lợi đối với cả EU và IMF.
Thỏa thuận nói trên của EU và IMF về cứu trợ Hy Lạp vẫn chỉ là một giải pháp tình thế, chưa thể đủ và chưa thể bảo đảm để giúp Hy Lạp nhanh chóng tự chủ được về tài chính, tự trang trải được chi phí cho hoạt động của nhà nước và nợ nần. Việc cứu trợ càng kéo dài thì chi phí càng cao đối với EU và IMF, cái giá phải trả càng đắt đối với Hy Lạp. Tất cả đều biết nhưng vẫn phải hành xử như vậy vì không thể bỏ mặc nhau và bởi đã đâm lao thì phải theo lao.
Nếu không cứu nổi Hy Lạp thì IMF tự thể hiện là mình đã “không hữu dụng” trong việc đối phó khủng hoảng. Uy tín và ảnh hưởng, vai trò và tương lai của IMF cũng được quyết định ở cả trong việc tham gia cứu trợ Hy Lạp. Nếu không cứu được Hy Lạp thì EU không cứu được đồng euro, sự phân hoá nội bộ sẽ làm EU chỉ còn là một tổ chức hữu danh vô thực trong tương lai.
IMF và Hy Lạp muốn EU xóa nợ cho Hy Lạp bởi đó là giải pháp tốt nhất cho họ. Nhưng EU không thể làm được việc đó cả về phương diện chính trị lẫn pháp lý. Xóa nợ cho Hy Lạp đồng nghĩa với việc dùng nguồn tiền chung để tài trợ cho ngân sách riêng của thành viên và điều đó bị cấm trong luật pháp chung của EU.
Xóa nợ cho Hy Lạp sẽ tạo tiền lệ trong EU, khích lệ những thành viên EU khác bị khủng hoảng không cần phải nghiêm chỉnh tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo mà EU, IMF và ECB áp đặt để được cứu trợ tài chính. Một khi đã không kiên định về nguyên tắc và nhất quán trong hành động thì EU và IMF sẽ mất thiêng. Từ đó có thể thấy biện pháp cứu trợ tài chính mới này kéo theo không ít rủi ro về nhiều phương diện đối với tất cả các bên liên quan.
Nhìn từ góc độ khác, cho dù biện pháp cứu trợ Hy Lạp được vận dụng cho tới nay chưa đưa lại kết quả như mong đợi, EU vẫn theo cách tiếp cận cũ khi thỏa thuận với IMF về biện pháp cứu trợ mới. Điều kiện ngặt nghèo được áp đặt để tạo tác dụng và áp lực răn đe nhưng khi điều kiện không được đáp ứng đầy đủ thì lại cho thêm thời gian và đi cùng một vài điều kiện mới. Tất cả những đối tác này không những không thể bỏ nhau mà còn phải tiếp tục cùng nhau theo lao. Và như thế thì hiện chưa thể biết đến khi nào mới được dừng lại./.
Lễ tổng kết và trao thưởng giải báo chí Việt Nam về HIV/AIDS lần thứ 3  (04/12/2012)
Cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tiếp tục bế tắc  (03/12/2012)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay