Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng chuyên trách ở cơ sở tài chính – ngân hàng
16:54, ngày 22-02-2012
TCCSĐT - Để hệ thống tài chính, ngân hàng phát triển tốt đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập, trong thời gian tới cấp uỷ các cấp và các nhà quản lý hệ thống tài chính, ngân hàng cần tiếp tục chủ động, sáng tạo, hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng tinh gọn, chất lượng cao, chuyên nghiệp.
Gần 5 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, đã đem lại nhiều thành tích đáng ghi nhận đối với tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong các tổ chức tài chính – ngân hàng có vốn Nhà nước.
Về tổ chức đảng ở cơ sở tài chính - ngân hàng
Tổ chức đảng trong các tổ chức tín dụng, ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại có vốn chi phối của Nhà nước nói riêng có một số đặc điểm tạo nên những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động.
Thứ nhất, hiện nay, có 9 tổ chức đảng trực thuộc Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với 5.467 đảng viên(1). Là một ngành (lĩnh vực) yêu cầu có tính chuyên nghiệp cao, nhưng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng lại chưa xuyên suốt do các tổ chức đảng hoạt động trên khắp mọi miền của Tổ quốc nhưng chưa phải là tổ chức đảng toàn ngành.
Thứ hai, theo quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng, các chức danh bí thư, phó bí thư và các ban chuyên môn của cấp uỷ cơ sở phần lớn là kiêm nhiệm, dẫn đến quỹ thời gian dành cho công tác đảng bị chi phối. Bên cạnh đó cũng chưa có chính sách, chế độ khuyến khích, thu hút đối với cán bộ làm công tác đảng.
Thứ ba, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đóng trên địa bàn cùng lúc phải thực hiện nhiệm vụ chính trị do cấp uỷ địa phương giao, đồng thời phải thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn theo yêu cầu của ngành. Đây chính là đặc điểm tạo nên khó khăn nhất mà các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng phải vượt qua.
Thứ tư, trong tiến trình hội nhập quốc tế, các tổ chức đảng và phương thức lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp nói chung, trong các tổ chức tài chính, ngân hàng nói riêng, cần đổi mới phù hợp với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một số giải pháp thời gian tới
Thời gian tới, các cấp ủy đảng trong đơn vị tài chính, ngân hàng cần tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên...), gắn với mô hình kinh doanh theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. Đồng thời tiến hành xây dựng và thực hiện các quy định về mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với Hội đồng quản trị, tổng giám đốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng... Muốn làm tốt những nhiệm vụ trên, các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần quán triệt sâu sắc tinh thần “Đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Trong từng thời kỳ, xác định rõ những lĩnh vực, chương trình, dự án, sản phẩm quan trọng có ý nghĩa nền tảng của nền kinh tế và có hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, để có chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp thông qua tín dụng đầu tư của Nhà nước” (2). Và cần quan tâm, xử lý tốt các nội dung :
Đối với cấp uỷ cấp trên (Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương):
Là cấp uỷ đảng không có chính quyền cùng cấp (đây là đặc điểm riêng của các đảng uỷ trực thuộc Trung ương), nên Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương cần chủ động trong việc xây dựng tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ trực thuộc Khối theo hướng :
- Tham gia cùng với Ngân hàng Nhà nước, cấp uỷ đảng của từng ngân hàng... lựa chọn cán bộ có đủ phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn để đưa vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc phó Tổng Giám đốc ngân hàng thương mại ...).
- Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và cơ quan tham mưu của Đảng: thành lập tổ chức đảng trong toàn hệ thống từng ngân hàng thương mại cùng với từng bước hoàn thiện các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên...) trực thuộc Đảng uỷ Khối.
Xây dựng kết cấu về tổ chức, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực và tâm huyết làm công tác đảng trong tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng. Xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ từ các khâu: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cán bộ (bao gồm vật chất và tinh thần: tiền lương, tiền thưởng, các hình thức khen thưởng kèm theo...).
Chủ trì, phối hợp cùng Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan của Đảng đề xuất, tổ chức giao thí điểm một số quyền cấp trên cơ sở cho đảng uỷ cơ sở có vị trí quan trọng thuộc phạm vi các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối. Phối hợp với các cơ quan tham mưu của Đảng (Tổ chức, Tuyên giáo, Kiểm tra…) và Ngân hàng Nhà nước xây dựng giáo trình về công tác đảng, công tác chuyên môn, mở lớp bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong hệ thống ngân hàng. Định kỳ tổ chức giao ban do Đảng uỷ Khối chủ trì với đại diện cấp uỷ của các ngân hàng thành viên theo từng chuyên đề: triển khai nghị quyết của Trung ương; nghị quyết của Đảng uỷ Khối và nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong công tác đảng của các ngân hàng cũng như khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.
Đối với cấp uỷ các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước:
- Chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch về công tác xây dựng đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các tổ chức đảng, đảng viên.
- Phối hợp, chỉ đạo chính quyền làm tốt công tác xây dựng Đảng, chủ động quy hoạch đội ngũ cán bộ ở từng vị trí thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đối với đảng uỷ được giao một số quyền cấp trên cơ sở, cần chủ động đề xuất với Đảng uỷ Khối và các ban tham mưu về các tổ chức cơ sở đảng, số lượng cán bộ, đảng viên chuyên trách thuộc phạm vi quản lý.
- Thường xuyên kiện toàn tổ chức và mở lớp nghiệp vụ tập huấn về công tác đảng và công tác chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng cho đối tượng làm chuyên trách công tác đảng thuộc phạm vi quản lý.
- Hoàn thiện (xây dựng) Quy chế dân chủ ở cơ sở. Công khai những nội dung được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát đối với đảng viên, cán bộ, viên chức và người lao động. Các đơn vị thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xây dựng chương trình hoạt động, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc cụ thể hóa Quy chế dân chủ trong mọi lĩnh vực, mọi khâu về công tác tổ chức cán bộ, tài chính quản trị, chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động văn hóa thể thao, …
- Chủ động, phối hợp với cấp uỷ địa phương xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa đảng uỷ ngân hàng với cấp uỷ địa phương theo đúng tinh thần tại Quyết định số 197-QĐ/TW, ngày 24-11-2008, của Ban Bí thư (khoá X) ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa đảng uỷ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước với cấp uỷ địa phương.
Đối với đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở và tổ chức đảng trực thuộc:
Quan tâm bồi dưỡng nâng cao nhận thức cả về tư tưởng chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên. Bản thân công việc và những vấn đề nảy sinh, đòi hỏi phải có tri thức và quan điểm lập trường vững vàng, nếu không sẽ cản trở và trì hoãn đến mọi mặt hoạt động và là nguồn gốc nảy sinh mất ổn định nội bộ;
Tăng cường hơn nữa về công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở các đơn vị;
Xây dựng đồng bộ quy chế hoạt động của cấp ủy với quy chế điều hành của đơn vị, bảo đảm cho các hoạt động trong cơ quan, đơn vị vừa có sự phân công vừa có sự phối hợp chặt chẽ giữa tác động lãnh đạo của cấp uỷ với tác động điều hành của thủ trưởng đơn vị. Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng nhất là Công đoàn, Đoàn thanh niên cơ quan. Sự phối hợp đó phải được thể hiện rõ bằng quy chế và thực hiện đúng theo quy chế; các quy chế cũng phải được xem xét, bổ sung sửa đổi hàng năm và chi tiết.
Trong khi chưa sửa đổi kịp các quy định, quy chế hiện hành, đảng uỷ các ngân hàng thương mại có thể kiến nghị với Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp xem xét cử những cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm đến các tổ chức đảng thuộc đảng bộ quản lý để phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng theo quy định hiện hành. Trường hợp cần thiết có thể điều động, biệt phái cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức được Quốc hội (khoá XII), kỳ họp thứ tư thông qua ngày 13-11-2008 và có hiệu lực vào ngày 01-01-2010.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở TCCSĐ tài chính – ngân hàng cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết từ hoạt động thực tiễn để có cơ sở khoa học bổ sung, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong lĩnh vực này./.
Đưa nước Mỹ trở lại vị thế nhà sản xuất số 1 thế giới  (22/02/2012)
Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, bảo đảm tính thanh khoản  (22/02/2012)
"Lực lượng công an không được thiếu cảnh giác"  (21/02/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm