Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
Một là, sự nghiệp giải phóng phụ nữ trước hết phải gắn liền với giải phóng dân tộc. Trên con đường đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, tình cảnh người phụ nữ Việt Nam, phụ nữ các dân tộc bị áp bức là nỗi đau trăn trở đối với Bác. Trong hàng loạt bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác man rợ của chế độ thực dân đối với người phụ nữ. Trong bài “Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của Pháp” đăng trên báo Lơ Paria (Người cùng khổ) ngày 1-8-1922, Người viết: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa” (1). Người gọi chế độ thực dân là chế độ “ăn cướp và hiếp dâm”. Vì vậy, chỉ khi nào đánh đuổi được bọn thực dân cướp nước, giành độc lập dân tộc, người phụ nữ mới được giải phóng.
Hai là, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đời sống xã hội con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ nhiều nguồn gốc, trong đó có truyền thống văn hóa phương Đông và văn hóa Việt Nam. Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những Di sản đó để làm giàu thêm vốn tri thức của mình. Nhưng người cũng phê phán những tư tưởng lạc hậu kìm hãm sự phát triển của lịch sử xã hội, trong đó có những định kiến sai lầm về người phụ nữ.
Cũng như C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lê-nin, Hồ Chí Minh cũng không chỉ dừng lại ở sự tố cáo tội ác của chế độ thực dân - phong kiến đối với người phụ nữ mà còn động viên, tổ chức cho người phụ nữ tham gia công cuộc giải phóng dân tộc, cứu nước. Trong tác phẩm: “Đường Kách mệnh” được tập hợp từ những bài giảng tại các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc), giữa những năm 20 (thế kỷ XX), người viết: “Ông C.Mác nói rằng: “Ai biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế nào?”. Ông Lê-nin nói: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”(2).
Ba là, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong xã hội. Trong công tác và cuộc sống hằng ngày, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nữ và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của người phụ nữ. Giữa những năm 20, trong số 8 thiếu niên Việt Nam được giới thiệu sang Quảng Châu (Trung Quốc) học tập, Người chú ý đến hai bạn nữ là Lý Phương Thuận và Lý Phương Đức. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai được Người dìu dắt từ đầu những năm 30, đã vượt qua nhiều thử thách và trở thành một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng.
Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn toàn dân ta phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”(3).
Đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng nước ta, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã có Nghị quyết về công tác vận động phụ nữ và xác định giải phóng phụ nữ là một bộ phận của cách mạng Việt nam. Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, các tầng lớp phụ nữ nước ta đã góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hăng hái và dũng cảm cùng cả nước chiến đấu chống giặc ngoại xâm suốt 30 năm trường kỳ kháng chiến, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong thế kỷ XX dành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam gánh nặng trên đôi vai mảnh dẻ của mình hầu như toàn bộ công việc ở hậu phương để động viên chồng, con ra tiền tuyến; hình ảnh người phụ nữ miền Nam đi đầu trong các cuộc đấu tranh chính trị của “Đội quân tóc dài” khiến kẻ thù khiếp sợ... vẫn còn khắc sâu trong tâm thức người Việt Nam, để lại ấn tượng đẹp đẽ về lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và tính nhân văn cao cả đối với con người. Phụ nữ Việt Nam thật xứng đáng với 8 chữ vàng mà Đảng và Bác Hồ phong tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện để phụ nữ cả nước không ngừng phát triển, ngày nay phụ nữ Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và toàn diện. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, phụ nữ đang gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp diễn ra trong lao động nữ. Nhiều người do thiếu được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho nên bị loại khỏi dây chuyền sản xuất, cơ may kiếm được việc làm rất khó khăn, nhiều chị em buộc phải làm cả những việc nặng nhọc, độc hại để nuôi gia đình. Sức khỏe của nhiều phụ nữ giảm sút, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao; nghèo, thiếu và mù chữ còn là nỗi xót xa của chị em phụ nữ vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tệ nạn xã hội phát triển, những hủ tục lạc hậu tái diễn ở nhiều nơi, rồi tệ trọng nam khinh nữ, phân biệt đối xử vẫn diễn ra ở nhiều nơi trong xã hội; bản thân nhiều chị em cũng tự ti, an phận, thiếu ý chí vươn lên. Mặc dù Đảng ta có đường lối nhất quán và xuyên suốt về công tác vận động phụ nữ, Nhà nước đã thể chế hóa đường lối đó bằng pháp luật và các chính sách, chế độ; song việc thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Ở nhiều nơi công tác vận động phụ nữ thường được giao khoán cho Hội phụ nữ, hoặc chỉ thực hiện một cách hình thức qua một vài sự việc cụ thể chứ chưa được đặt trong toàn bộ chiến lược con người… Đó là những tồn tại chẳng những làm ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển và bình đẳng phụ nữ mà còn tác động không tốt đến việc thực hiện các mục tiêu tiến bộ xã hội, nên chúng ta cần phải ra sức khắc phục trong thời gian tới.
Với sự quan tâm và quí trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với phụ nữ, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, để phụ nữ Việt Nam không ngừng phát huy tài năng, trí tuệ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua: “Vì một gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững”./.
------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995, Tr.96
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995, Tr.228
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995, Tr.504
Chủ tịch QH tiếp Đại sứ Anh và Trưởng phái đoàn EU  (18/10/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri  (18/10/2011)
Việt Nam dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới  (18/10/2011)
Cố vấn quân sự của Mỹ hiện diện ở Trung Phi  (18/10/2011)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hải quân và tuyến vận tải chiến lược đường biển  (18/10/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên