Chính trường Italy trước cuộc bầu cử Quốc hội
Ngày 13-4, gần 50 triệu cử tri Italy bước vào cuộc bầu cử Quốc hội. Đây là cuộc bầu cử quan trọng, xác định khuôn mặt chính phủ mới của Italy cũng như người kế nhiệm cho Thủ tướng tạm quyền Romano Prodi, người đã phải ra đi hồi phải tháng 1 vừa qua.
Hiện nay, các cuộc thăm dò dư luận đều nghiêng về phía ứng cử viên cánh hữu Berlusconi. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính phủ mới của Italy nhiều khả năng sẽ là một chính phủ liên minh, vì sẽ không có phe nào giành đủ số phiếu để một mình lãnh đạo đất nước.
Hai ứng cử viên chủ chốt trong cuộc bầu cử Quốc hội lần này là ông Berlusconi, 71 tuổi, là một triệu phú, nguyên là cựu Thủ tướng Italy (thủ lĩnh phe trung hữu) và và ông Veltroni, 52 tuổi, nguyên là Thị trưởng thành phố Roma (thủ lĩnh đảng Dân chủ, phe trung tả). Đây là hai gương mặt nổi bật trong số 4 ứng cử viên Thủ tướng, từ 3 phe trung tả, trung hữu và trung dung. Cả hai đều là những chính khách dày dạn kinh nghiệm và đã có nhiều năm làm việc trên chính trường.
Theo các nhà phân tích, cuộc bầu cử ngày mai thực chất vẫn là cuộc đối đầu giữa hai quan điểm, đại diện cho hai lực lượng chính trị truyền thống ở Italy. Ông Berlusconi, vẫn tiếp tục đường lối của phe trung hữu với chủ trương vực dậy nền kinh tế, đưa Italy trở thành “tâm điểm” của châu Âu. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng chiến lược tranh cử của ông Berlusconi- người ra tranh ghế Thủ tướng lần thứ 5 trong 14 năm qua không có gì mới, vẫn đi theo đường lối bảo thủ, bảo hộ thị trường, một chính sách thân Mỹ có thể gây chia rẽ EU.
Hơn nữa, tuổi 71 của ông còn là một trở ngại khi cử tri Italy không muốn nhìn thấy một nhà lãnh đạo già nua, cũ kỹ. Diễn văn tranh cử của ông Berlusconi ngoài nội dung chỉ trích Chính phủ mới sụp đổ của ông Romano Prodi là bất lực, kém cỏi và "làm hại" đất nước, chỉ là lời kêu gọi các cử tri không bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ với lập luận rằng đảng này thực chất do Thủ tướng Romano Prodi thành lập.
Trong khi đó, ông Veltroni được đánh giá là một ứng cử viên khá kín đáo, có tham vọng, hoài bão, sức trẻ và chiến lược theo xu hướng cải cách. Thậm chí, có người còn ví ứng cử viên này là một “Obama” mới của Italy.
Thế nhưng, theo các nhà phân tích, ông Veltroni đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi là ứng cử viên của phe trung tả, đảng cầm quyền đã gặp thất bại trong thời gian hơn 20 tháng qua.
Cần phải nhắc lại rằng, Thủ tướng Romano Prodi đã phải ra đi chỉ trong thời gian 20 tháng khi Chính phủ của ông bị cáo buộc là bất lực trong việc vực dậy nền kinh tế, không có các chính sách can thiệp kịp thời để cải thiện tốc độ phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, và tình trạng lạm phát tăng nhanh. Trong thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Romano Prodi, chỉ số lòng tin của người dân vào Chính phủ đã xuống thấp nhất.
Hơn nữa, sự cố về pho mát tươi Morela của Italy bị nhiễm dioxin, rượu vang Italy kém phẩm chất trong hai tuần qua cũng là một đòn mạnh giáng vào Liên minh Trung tả cầm quyền, khiến uy tín của Liên minh này sụt giảm nghiêm trọng. Chính vì thế, các nhà phân tích cho rằng nhiều khả năng ông Berlusconi và phe Trung hữu sẽ vượt qua Liên minh Trung tả cầm quyền trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày mai. Tuy nhiên, phe này chưa chắc đã giành đủ đa số phiếu để một mình đứng ra thành lập chính phủ.
Câu hỏi đặt ra là liệu có khả năng chính phủ mới của Italy sẽ là một chính phủ liên minh giữa cánh tả và cánh hữu? Theo nhà phân tích chính trị Ezio Mauro, đây là khả năng ít xảy ra khi ông Berlusconi đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích phe trung tả và khẳng định sẽ không liên minh với đảng này. Hiện, ông Berlusconi đang tính đến khả năng lôi kéo một số đảng nhỏ thuộc phe trung tả về phe trung hữu để thành lập chính phủ liên minh trong trường hợp phe này giành thắng lợi.
Tuy nhiên, dù đảng nào giành thắng lợi thì cũng sẽ phải đối mặt với những nhiệm vụ nặng nề. Dó là sự tụt hậu về kinh tế, một nền chính trị bất ổn và sự sụt giảm lòng tin nghiêm trọng. Một cuộc thăm dò dư luận hồi đầu năm nay cho biết có khoảng 88% người dân Italy được hỏi cho rằng nền chính trị nước này đã quá bê bối và già cỗi. 75% không tin rằng một chính phủ mới sẽ đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng.
Dịch vụ giáo dục đại học xuyên biên giới và những tác động đến giáo dục đại học Việt Nam  (13/04/2008)
Huy động hết các nguồn, đáp ứng tối đa nhu cầu điện mùa khô 2008  (13/04/2008)
Kinh nghiệm chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Kim Bôi  (13/04/2008)
Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay - Bài toán không dễ giải  (12/04/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên