Bắc Ninh: Chú trọng các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm
Bắc Ninh là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc. Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân ước đạt 12,58%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng khu vực dịch vụ ước đạt 22,5% GRDP; thu ngân sách nhà nước năm 2018 ước đạt 25.301 tỷ đồng…
Bắc Ninh cũng chủ động triển khai thực hiện liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trên tất cả các lĩnh vực. Để tăng cường mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm giữa Bắc Ninh và các tỉnh trong vùng, mới đây, tỉnh đã tổ chức Hội chợ Thương mại Bắc Ninh năm 2018.
Hội chợ Thương mại Bắc Ninh năm 2018
Hội chợ khai mạc ngày 20-9, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh) do Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần tổ chức sự kiện SHB Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm tỉnh Bắc Ninh. Đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh dự và cắt băng khai mạc.
Hội chợ Thương mại Bắc Ninh năm 2018 diễn ra từ ngày 20 đến 27-9 là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm và làm việc với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Với trên 300 gian hàng, chia làm 5 khu chức năng, Hội chợ giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của nông dân, hàng tiêu dùng, may mặc, dịch vụ thương mại, sinh vật cảnh, đá quý, gỗ lũa nghệ thuật… trong đó, có trên 50 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh.
Hội chợ giới thiệu các thành tựu phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, du lịch đặc biệt là các thành tựu phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu của tỉnh. Đây cũng là cơ hội giao lưu, thương mại, hợp tác giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong khu vực và cả nước, đồng thời, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Các địa phương tham gia Hội chợ năm nay với các sản phẩm nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng, phong phú mang nhiều nét đặc trưng vùng miền như: Khoai tây (Quế Võ); cà rốt, thủy sản (Lương Tài); rau, củ, quả sạch (Yên Phong); đồ gỗ Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn), gà Hồ (Thuận Thành)... thu hút đông đảo khách tham quan và mua sắm.
Tại Hội chợ cũng diễn ra các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến mại sản phẩm, văn hóa ẩm thực và chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật phục vụ nhân dân và du khách.
Xây dựng thương hiệu tỏi An Thịnh
Tỏi hun khô của gia đình ông Đỗ Danh Nhiệm, xã An Thịnh. Ảnh: bacninh.gov.vn
Cây tỏi từ lâu được người dân xã An Thịnh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh coi là cây màu chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tiếng thơm tỏi An Thịnh ngày càng được nhiều người biết tới và được UBND tỉnh lựa chọn là sản phẩm tiêu biểu để xây dựng chỉ dẫn địa lý đầu tiên tại Bắc Ninh.
Với chất đất thịt pha cát nhẹ nên tỏi ở đây củ to đều, nhánh mẩy bóng, đặc biệt, đây là loại cây không có sâu bệnh nên giữ được nguyên hương vị khi không bị phun tạp chất. Thứ làm nên đặc trưng của tỏi là mùi thơm nồng, cay, chất tinh dầu đậm đặc hơn các loại tỏi khác, ngoài làm dùng gia vị ăn hàng ngày có thể ngâm rượu để chữa các bệnh cảm mạo, viêm họng thông thường hoặc chế làm thuốc phòng sâu bệnh sinh học cho cây trồng.
Không chỉ có chất lượng tốt, tỏi An Thịnh còn có năng suất và giá trị kinh tế cao, từ 7 -8 tạ tỏi tươi/sào, sau khi hun, sấy, năng suất còn khoảng 3 tạ/sào, người dân có thể vừa bán tỏi tươi, vừa để dành bán khô. Bình quân thu nhập mang lại khoảng 3 - 5 triệu đồng/sào, lúc được giá có thể đạt đỉnh điểm từ 10 - 13 triệu đồng/sào.
Là cây màu truyền thống thế mạnh, diện tích trồng tỏi chiếm hơn 1 nửa diện tích sản xuất vụ đông của xã An Thịnh, với diện tích 80ha. Nhờ giá trị của cây tỏi, vụ đông ở An Thịnh trở thành vụ sản xuất thứ 3 trong năm. Thấy rõ tiềm năng của loại cây trồng này, đầu năm 2018, UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp và làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020, trong đó xây dựng chỉ dẫn địa lý cho tỏi An Thịnh.
Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đang cùng đơn vị tư vấn khảo sát và bước đầu xây dựng kế hoạch phát triển tỏi An Thịnh. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tỏi An Thịnh là hết sức cần thiết nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản. Nếu các chỉ dẫn địa lý được khai thác tốt sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn, thu hút doanh nghiệp về đầu tư, nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Để triển khai xây dựng thương hiệu tỏi An Thịnh, trong thời gian tới, xã An Thịnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về việc gìn giữ uy tín, nâng cao năng suất, chất lượng cây tỏi, tích cực sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Đi liền với đó là quy hoạch vùng sản xuất theo quy mô tập trung, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất thay đổi tư duy canh tác nhỏ lẻ, manh mún; tích cực tổ chức cho các hộ dân tham gia hoạt động xúc tiến thương mại góp phần quảng bá sản phẩm địa phương./.
Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng  (20/09/2018)
Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng  (20/09/2018)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ký Thoả thuận hợp tác toàn diện: Hướng tới sự ổn định của thị trường xăng dầu trong nước  (20/09/2018)
Kết hợp nguồn ngân sách trung ương và địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020  (20/09/2018)
Quyết sách mới cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2  (20/09/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển