Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 11 đến 17-6-2018)
21:43, ngày 20-06-2018
TCCSĐT - Sáng 12-6, với 465 phiếu tán thành (tương đương 95,48%), kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.
Thủ tướng trả lời chất vấn về chính sách thúc đẩy liên kết vùng
Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) về các chính sách thúc đẩy, triển khai liên kết vùng. Văn bản cho biết thời gian qua Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy, triển khai liên kết vùng, kết quả ban đầu đã mang lại với nhiều chuyển biến tích cực.
Cụ thể, về khung khổ pháp lý, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 quyết định về: Thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25-6-2015); Thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 2059/QĐ-TTg ngày 24-11-2015); Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 2360/QĐ-TTg ngày 22-12-2015).
Gần đây, Luật Quy hoạch đã được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 4 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2019, theo đó quy hoạch vùng sẽ được lập để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.
Trên cơ sở bộ máy hoạt động được thành lập, các vùng đã chủ động lên kế hoạch điều phối cho từng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và đang triển khai kế hoạch này hằng năm.
Các vùng đã có các hoạt động thiết thực, phối hợp cùng nhau trong phát triển kinh tế, xã hội cụ thể: phối hợp lập danh sách các dự án ưu tiên đầu tư có tính liên vùng (vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc); tổ chức các hội thảo về vấn đề liên kết hậu cần của vùng, liên kết các khu công nghiệp, khu kinh tế (vùng kinh tế trọng điểm miền Trung); thành lập các tổ điều phối chuyên đề cấp vùng (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam); thống nhất thông qua kế hoạch liên kết phối hợp toàn vùng giai đoạn 2016 - 2020 (vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long). Thông qua các hoạt động trên, các vùng và các địa phương đã nâng cao nhận thức rõ rệt về vai trò của liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Về thí điểm liên kết vùng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016 về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2220/QĐ-TTg ngày 17-11-2016 về kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016.
Hiện nay, các địa phương và các bộ, ngành đang tích cực triển khai, xây dựng và ban hành kế hoạch hành động để thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể trên các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, sản xuất, liên kết ứng phó với biến đổi khí hậu, xúc tiến đầu tư.
Vấn đề về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 29-4-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long” với tổng mức đầu tư là 384,979 triệu USD, vay vốn Ngân hàng Thế giới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao thực hiện “Đề án phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long” nằm trong Hợp phần 1 của Dự án với tổng mức vốn đầu tư của Tiểu dự án 6 là 10,5 triệu USD.
Thông qua đề án này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030 theo phương pháp tích hợp đa ngành.
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long mới sẽ tạo ra một khung chiến lược toàn diện cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm cơ sở để triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất cũng như việc khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Thời gian hoàn thành quy hoạch theo phương pháp tích hợp đa ngành vùng đồng bằng sông Cửu Long dự kiến trong năm 2019.
Trên cơ sở kết quả của Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26 và 27-9-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nghị quyết đã đề cập khá toàn diện các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương.
Nghị quyết này là cơ sở pháp lý để các bộ, ngành cụ thể hóa bằng kế hoạch hành động cụ thể, giúp việc liên kết Vùng được triển khai hiệu quả và thực chất hơn.
Ngoài ra, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng Nghị định về phát triển vùng kinh tế động lực (theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21-02-2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01-11-2016 và Nghị quyết Quốc hội số 24/2016/QH14 ngày 08-11-2016).
Nghị định này sẽ tạo thêm cơ chế cho các vùng có điều kiện, lợi thế đặc thù để phát triển kinh tế vùng và thực hiện liên kết vùng.
Thông qua mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2016 là 248.728 tỷ đồng
Sáng 12-6, với 465 phiếu tán thành (tương đương 95,48%), kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016. Theo đó, Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.407.572 tỷ đồng (một triệu, bốn trăm linh bảy nghìn, năm trăm bảy mươi hai tỷ đồng), bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2015 sang năm 2016, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2015, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002.
Cùng với đó, tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.574.448 tỷ đồng (một triệu, năm trăm bảy mươi tư nghìn, bốn trăm bốn mươi tám tỷ đồng), bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2016 sang năm 2017.
Bội chi ngân sách nhà nước là 248.728 tỷ đồng, bằng 5,52% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước gồm: vay trong nước 197.165 tỷ đồng và vay ngoài nước 51.563 tỷ đồng.
Phó Tổng Thư ký Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, để thực hiện Nghị quyết trên, Quốc hội yêu cầu công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời chỉ đạo các cơ quan trung ương, địa phương kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và nghiên cứu, thực hiện các đề xuất được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.
Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) về các chính sách thúc đẩy, triển khai liên kết vùng. Văn bản cho biết thời gian qua Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy, triển khai liên kết vùng, kết quả ban đầu đã mang lại với nhiều chuyển biến tích cực.
Cụ thể, về khung khổ pháp lý, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 3 quyết định về: Thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25-6-2015); Thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 2059/QĐ-TTg ngày 24-11-2015); Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 (Quyết định số 2360/QĐ-TTg ngày 22-12-2015).
Gần đây, Luật Quy hoạch đã được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 4 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2019, theo đó quy hoạch vùng sẽ được lập để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.
Trên cơ sở bộ máy hoạt động được thành lập, các vùng đã chủ động lên kế hoạch điều phối cho từng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và đang triển khai kế hoạch này hằng năm.
Các vùng đã có các hoạt động thiết thực, phối hợp cùng nhau trong phát triển kinh tế, xã hội cụ thể: phối hợp lập danh sách các dự án ưu tiên đầu tư có tính liên vùng (vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc); tổ chức các hội thảo về vấn đề liên kết hậu cần của vùng, liên kết các khu công nghiệp, khu kinh tế (vùng kinh tế trọng điểm miền Trung); thành lập các tổ điều phối chuyên đề cấp vùng (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam); thống nhất thông qua kế hoạch liên kết phối hợp toàn vùng giai đoạn 2016 - 2020 (vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long). Thông qua các hoạt động trên, các vùng và các địa phương đã nâng cao nhận thức rõ rệt về vai trò của liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Về thí điểm liên kết vùng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016 về Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2220/QĐ-TTg ngày 17-11-2016 về kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06-4-2016.
Hiện nay, các địa phương và các bộ, ngành đang tích cực triển khai, xây dựng và ban hành kế hoạch hành động để thực hiện các nhiệm vụ được giao để thực hiện liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể trên các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, sản xuất, liên kết ứng phó với biến đổi khí hậu, xúc tiến đầu tư.
Vấn đề về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 29-4-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long” với tổng mức đầu tư là 384,979 triệu USD, vay vốn Ngân hàng Thế giới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao thực hiện “Đề án phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long” nằm trong Hợp phần 1 của Dự án với tổng mức vốn đầu tư của Tiểu dự án 6 là 10,5 triệu USD.
Thông qua đề án này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030 theo phương pháp tích hợp đa ngành.
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long mới sẽ tạo ra một khung chiến lược toàn diện cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm cơ sở để triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất cũng như việc khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Thời gian hoàn thành quy hoạch theo phương pháp tích hợp đa ngành vùng đồng bằng sông Cửu Long dự kiến trong năm 2019.
Trên cơ sở kết quả của Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26 và 27-9-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nghị quyết đã đề cập khá toàn diện các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương.
Nghị quyết này là cơ sở pháp lý để các bộ, ngành cụ thể hóa bằng kế hoạch hành động cụ thể, giúp việc liên kết Vùng được triển khai hiệu quả và thực chất hơn.
Ngoài ra, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng Nghị định về phát triển vùng kinh tế động lực (theo Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21-02-2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01-11-2016 và Nghị quyết Quốc hội số 24/2016/QH14 ngày 08-11-2016).
Nghị định này sẽ tạo thêm cơ chế cho các vùng có điều kiện, lợi thế đặc thù để phát triển kinh tế vùng và thực hiện liên kết vùng.
Thông qua mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2016 là 248.728 tỷ đồng
Sáng 12-6, với 465 phiếu tán thành (tương đương 95,48%), kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016. Theo đó, Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.407.572 tỷ đồng (một triệu, bốn trăm linh bảy nghìn, năm trăm bảy mươi hai tỷ đồng), bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2015 sang năm 2016, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2015, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002.
Cùng với đó, tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.574.448 tỷ đồng (một triệu, năm trăm bảy mươi tư nghìn, bốn trăm bốn mươi tám tỷ đồng), bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2016 sang năm 2017.
Bội chi ngân sách nhà nước là 248.728 tỷ đồng, bằng 5,52% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước gồm: vay trong nước 197.165 tỷ đồng và vay ngoài nước 51.563 tỷ đồng.
Phó Tổng Thư ký Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, để thực hiện Nghị quyết trên, Quốc hội yêu cầu công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời chỉ đạo các cơ quan trung ương, địa phương kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và nghiên cứu, thực hiện các đề xuất được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khẩn trương rà soát, phê duyệt quyết toán các dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đã hoàn thành. Có biện pháp khẩn trương chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công và khắc phục triệt để, không để tiếp diễn tình trạng tồn đọng các dự án đầu tư công hoàn thành, chậm phê duyệt quyết toán.
Về giám sát, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
"Kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và báo cáo cụ thể với Quốc hội về danh sách, mức độ sai phạm, hình thức xử lý, kết quả xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước năm 2016 khi trình Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017," Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ.
IMF: Các chính sách thương mại của ông Trump làm tổn hại nền kinh tế
Ngày 14-6, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo các chính sách thương mại mang tính gây hấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như việc giảm thuế mạnh vào thời điểm nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tăng trưởng tốt, tạo ra những nguy cơ có thể làm tổn hại nền kinh tế trong nước lẫn toàn cầu.
Trong bản đánh giá thường niên đối với kinh tế Mỹ, IMF nêu rõ việc cắt giảm thuế sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn, song cũng làm tăng thêm các nguy cơ đối với kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Trong khi đó, việc Mỹ đe dọa và áp các mức thuế nhập khẩu cao có thể làm tổn hại sự phục hồi kinh tế thế giới do kích động vòng xoáy đáp trả lẫn nhau, làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu.
Phát biểu với báo giới, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh "không có bên nào thắng cuộc trong chiến tranh thương mại". Theo bà, nếu các đối tác thương mại của Mỹ tiến hành biện pháp trả đũa đúng như họ đe đọa thì cả hai bên sẽ "cùng thua". Điều này sẽ dẫn tới hậu quả kinh tế nghiêm trọng đối với kinh tế Mỹ lẫn toàn cầu, trong đó có việc đẩy lạm phát lên cao.
Mặc dù khó tính toán tác động kinh tế trực tiếp vì còn phụ thuộc vào quy mô và thời điểm phản ứng, song xung đột thương mại có thể làm suy yếu lòng tin và khiến các doanh nghiệp hoãn đầu tư. Những dấu hiện này đã xuất hiện ở châu Âu.
Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh các biện pháp thương mại đơn phương có thể tác động tiêu cực và thậm chí là phản tác dụng. Bà Christine Lagarde cảnh báo việc chính quyền Mỹ lấy lý do an ninh quốc gia để tiến hành áp thuế cao đối với nhôm, thép nhập khẩu có thể mở đường cho các quốc gia khác hành động tương tự, qua đó sẽ làm suy yếu hệ thống thương mại toàn cầu hoạt động trên nền tảng pháp lý.
Do đó, IMF khuyến khích Mỹ hợp tác tích cực với các đối tác thương mại nhằm giải quyết các bất đồng thương mại và đầu tư mà không phải viện đến việc áp thuế hay dùng hàng rào phi thuế quan.
Các chuyên gia kinh tế của IMF phân tích rằng việc Tổng thống Trump tập trung giảm thâm hụt thương mại với một số nước nhất định là không phù hợp. Thay vào đó, các đối tác thương mại nên tập trung duy trì các thỏa thuận thương mại và đầu tư song phương và đa phương.
Tuy nhiên, Washington cũng không nên phớt lờ những lợi ích của người lao động Mỹ bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa, mà nên nỗ lực giảm bớt mặt tiêu cực thông qua việc đào tạo kỹ năng, hỗ trợ thu nhập tạm thời và giúp tìm việc làm.
IMF đánh giá dù Tổng thống Trump nhiều lần khẳng định sự vững mạnh của nền kinh tế Mỹ và những tác động tích cực từ quyết định giảm mạnh thuế được thông qua vào tháng 12-2017, song những cải cách này sẽ làm giảm ngân sách và có thể khiến lạm phát tăng.
Điều này sẽ khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất, dẫn đến hiệu ứng chuỗi đối với kinh tế toàn cầu và các thị trường tài chính, đặc biệt là các thị trường mới nổi.
Bà Lagarde cũng lưu ý rằng các gói kích thích kinh tế gần đây của Mỹ có thể giúp tăng lượng hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, khiến đồng USD tăng giá, từ đó tác động xấu đến thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai.
IMF dự báo biện pháp của Fed sẽ làm lạm phát của Mỹ tăng 2,8% trong năm nay, 2,4% trong năm tới, với các mức tăng trưởng kinh tế của hai năm lần lượt là khoảng 2,9% và 2,7%. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại còn 1,9% vào năm 2020. Các con số này cao hơn dự báo của Fed song lại thấp hơn của Bộ Tài chính Mỹ. Bên cạnh đó, IMF cũng đánh giá cao một số khía cạnh của cải cách thuế Mỹ, theo đó giúp đơn giản hóa thủ tục, giảm lãi suất cho vay đối với các công ty.
Tuy nhiên, trái với những gì Nhà Trắng khẳng định, IMF cho rằng một số quy định trong cải cách này chỉ làm lợi cho tầng lớp giàu có, điều này đi ngược lại mục tiêu của Chính phủ Mỹ là tăng sự công bằng.
Theo IMF, Mỹ nên phân chia lại cơ chế đánh thuế nhằm giảm bớt gánh nặng cho những người có thu nhập gần bằng hoặc dưới mức trung bình.
Colombia chính thức đề nghị xin gia nhập Hiệp định CPTPP
Ngày 15-6, Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cho biết Colombia đã chính thức đề nghị xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Phát biểu tại hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Liên minh Thái Bình Dương lần thứ 19 tại thủ đô Mexico, ông Guajardo đưa ra thông báo trên, đồng thời nhấn mạnh việc Colombia, quốc gia thành viên của Liên minh Thái Bình Dương xin gia nhập CPTPP, sẽ giúp gắn kết hai khối thương mại.
CPTPP được ký kết hôm 08-3 được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.
Với cam kết mở cửa thị trường, CPTPP được xem là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ hiện nay trên thế giới. Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới.
Nhật Bản giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng vì lạm phát thấp
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 15-6 đã quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng trong bối cảnh lạm phát vẫn “lẹt đẹt” dưới mức mục tiêu, dù các điều kiện kinh tế đã được củng cố.
Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, BoJ đã quyết định không thay đổi cả lãi suất ngắn hạn và dài hạn, cũng như quy mô chương trình mua tài sản của mình.
BoJ cũng giữ nguyên đánh giá rằng kinh tế Nhật Bản đang “tăng trưởng vừa phải,” phản ánh sự khởi sắc trong xuất khẩu và chi tiêu/đầu tư, trong khi tiêu dùng tư nhân lại tỏ ra khá “dè dặt”.
GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giảm nhẹ trong quý 1 năm nay, sau khi tăng trưởng 8 quý liên tiếp trước đó, chuỗi tăng trưởng dài nhất trong hơn 30 năm qua, và nhiều chuyên gia dự đoán hoạt động kinh tế của Nhật Bản sẽ hồi phục trở lại.
BoJ đang nỗ lực đưa lạm phát lên 2%, mức mà ngân hàng này cho là phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng vững. Nhưng mục tiêu này dường như vẫn còn xa vời, khi giá tiêu dùng cốt lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm tươi sống vốn dễ biến động) chi tăng 0,7% trong tháng Tư so với cùng kỳ năm ngoái.
Với quyết định trên, BoJ đã đi trên lộ trình khác với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), hiện đang dần thu hẹp chương trình kích thích kinh tế được ban hành sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 10 năm qua trong bối cảnh tình hình kinh tế cải thiện, còn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 14/6 cho biết sẽ chấm dứt chương trình mua tài sản vào cuối năm nay./.
Về giám sát, Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
"Kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và báo cáo cụ thể với Quốc hội về danh sách, mức độ sai phạm, hình thức xử lý, kết quả xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước năm 2016 khi trình Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017," Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ.
IMF: Các chính sách thương mại của ông Trump làm tổn hại nền kinh tế
Ngày 14-6, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo các chính sách thương mại mang tính gây hấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như việc giảm thuế mạnh vào thời điểm nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tăng trưởng tốt, tạo ra những nguy cơ có thể làm tổn hại nền kinh tế trong nước lẫn toàn cầu.
Trong bản đánh giá thường niên đối với kinh tế Mỹ, IMF nêu rõ việc cắt giảm thuế sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn, song cũng làm tăng thêm các nguy cơ đối với kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Trong khi đó, việc Mỹ đe dọa và áp các mức thuế nhập khẩu cao có thể làm tổn hại sự phục hồi kinh tế thế giới do kích động vòng xoáy đáp trả lẫn nhau, làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu.
Phát biểu với báo giới, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh "không có bên nào thắng cuộc trong chiến tranh thương mại". Theo bà, nếu các đối tác thương mại của Mỹ tiến hành biện pháp trả đũa đúng như họ đe đọa thì cả hai bên sẽ "cùng thua". Điều này sẽ dẫn tới hậu quả kinh tế nghiêm trọng đối với kinh tế Mỹ lẫn toàn cầu, trong đó có việc đẩy lạm phát lên cao.
Mặc dù khó tính toán tác động kinh tế trực tiếp vì còn phụ thuộc vào quy mô và thời điểm phản ứng, song xung đột thương mại có thể làm suy yếu lòng tin và khiến các doanh nghiệp hoãn đầu tư. Những dấu hiện này đã xuất hiện ở châu Âu.
Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh các biện pháp thương mại đơn phương có thể tác động tiêu cực và thậm chí là phản tác dụng. Bà Christine Lagarde cảnh báo việc chính quyền Mỹ lấy lý do an ninh quốc gia để tiến hành áp thuế cao đối với nhôm, thép nhập khẩu có thể mở đường cho các quốc gia khác hành động tương tự, qua đó sẽ làm suy yếu hệ thống thương mại toàn cầu hoạt động trên nền tảng pháp lý.
Do đó, IMF khuyến khích Mỹ hợp tác tích cực với các đối tác thương mại nhằm giải quyết các bất đồng thương mại và đầu tư mà không phải viện đến việc áp thuế hay dùng hàng rào phi thuế quan.
Các chuyên gia kinh tế của IMF phân tích rằng việc Tổng thống Trump tập trung giảm thâm hụt thương mại với một số nước nhất định là không phù hợp. Thay vào đó, các đối tác thương mại nên tập trung duy trì các thỏa thuận thương mại và đầu tư song phương và đa phương.
Tuy nhiên, Washington cũng không nên phớt lờ những lợi ích của người lao động Mỹ bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa, mà nên nỗ lực giảm bớt mặt tiêu cực thông qua việc đào tạo kỹ năng, hỗ trợ thu nhập tạm thời và giúp tìm việc làm.
IMF đánh giá dù Tổng thống Trump nhiều lần khẳng định sự vững mạnh của nền kinh tế Mỹ và những tác động tích cực từ quyết định giảm mạnh thuế được thông qua vào tháng 12-2017, song những cải cách này sẽ làm giảm ngân sách và có thể khiến lạm phát tăng.
Điều này sẽ khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất, dẫn đến hiệu ứng chuỗi đối với kinh tế toàn cầu và các thị trường tài chính, đặc biệt là các thị trường mới nổi.
Bà Lagarde cũng lưu ý rằng các gói kích thích kinh tế gần đây của Mỹ có thể giúp tăng lượng hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, khiến đồng USD tăng giá, từ đó tác động xấu đến thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai.
IMF dự báo biện pháp của Fed sẽ làm lạm phát của Mỹ tăng 2,8% trong năm nay, 2,4% trong năm tới, với các mức tăng trưởng kinh tế của hai năm lần lượt là khoảng 2,9% và 2,7%. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại còn 1,9% vào năm 2020. Các con số này cao hơn dự báo của Fed song lại thấp hơn của Bộ Tài chính Mỹ. Bên cạnh đó, IMF cũng đánh giá cao một số khía cạnh của cải cách thuế Mỹ, theo đó giúp đơn giản hóa thủ tục, giảm lãi suất cho vay đối với các công ty.
Tuy nhiên, trái với những gì Nhà Trắng khẳng định, IMF cho rằng một số quy định trong cải cách này chỉ làm lợi cho tầng lớp giàu có, điều này đi ngược lại mục tiêu của Chính phủ Mỹ là tăng sự công bằng.
Theo IMF, Mỹ nên phân chia lại cơ chế đánh thuế nhằm giảm bớt gánh nặng cho những người có thu nhập gần bằng hoặc dưới mức trung bình.
Colombia chính thức đề nghị xin gia nhập Hiệp định CPTPP
Ngày 15-6, Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cho biết Colombia đã chính thức đề nghị xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Phát biểu tại hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Liên minh Thái Bình Dương lần thứ 19 tại thủ đô Mexico, ông Guajardo đưa ra thông báo trên, đồng thời nhấn mạnh việc Colombia, quốc gia thành viên của Liên minh Thái Bình Dương xin gia nhập CPTPP, sẽ giúp gắn kết hai khối thương mại.
CPTPP được ký kết hôm 08-3 được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.
Với cam kết mở cửa thị trường, CPTPP được xem là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ hiện nay trên thế giới. Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới.
Nhật Bản giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng vì lạm phát thấp
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 15-6 đã quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng trong bối cảnh lạm phát vẫn “lẹt đẹt” dưới mức mục tiêu, dù các điều kiện kinh tế đã được củng cố.
Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, BoJ đã quyết định không thay đổi cả lãi suất ngắn hạn và dài hạn, cũng như quy mô chương trình mua tài sản của mình.
BoJ cũng giữ nguyên đánh giá rằng kinh tế Nhật Bản đang “tăng trưởng vừa phải,” phản ánh sự khởi sắc trong xuất khẩu và chi tiêu/đầu tư, trong khi tiêu dùng tư nhân lại tỏ ra khá “dè dặt”.
GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giảm nhẹ trong quý 1 năm nay, sau khi tăng trưởng 8 quý liên tiếp trước đó, chuỗi tăng trưởng dài nhất trong hơn 30 năm qua, và nhiều chuyên gia dự đoán hoạt động kinh tế của Nhật Bản sẽ hồi phục trở lại.
BoJ đang nỗ lực đưa lạm phát lên 2%, mức mà ngân hàng này cho là phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng vững. Nhưng mục tiêu này dường như vẫn còn xa vời, khi giá tiêu dùng cốt lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm tươi sống vốn dễ biến động) chi tăng 0,7% trong tháng Tư so với cùng kỳ năm ngoái.
Với quyết định trên, BoJ đã đi trên lộ trình khác với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), hiện đang dần thu hẹp chương trình kích thích kinh tế được ban hành sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trong tuần này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 10 năm qua trong bối cảnh tình hình kinh tế cải thiện, còn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 14/6 cho biết sẽ chấm dứt chương trình mua tài sản vào cuối năm nay./.
Kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Italia  (20/06/2018)
Một số lý thuyết về lãnh đạo, quản lý trên thế giới  (20/06/2018)
Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích với việc giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay  (20/06/2018)
Học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính và Công nghệ Thái Nguyên học tập và thực hành theo phong cách Hồ Chí Minh  (20/06/2018)
Học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính và Công nghệ Thái Nguyên học tập và thực hành theo phong cách Hồ Chí Minh  (20/06/2018)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm chính thức CHDCND Lào  (19/06/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển