Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-5 đến 03-6-2018)
20:31, ngày 06-06-2018
TCCSĐT - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 1158/QĐ-NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%; Ngân hàng Chính sách có tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Không điều chỉnh giá điện, kiểm soát lạm phát cả năm dưới 4%
Dù đạt được nhiều kết quả kinh tế-xã hội trong 5 tháng đầu năm 2018 nhưng theo lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, để kiểm soát được lạm phát, từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện.
Thông tin tại phiên họp báo Chính phủ tối 02-6, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra cho năm 2018, Thủ tướng yêu cầu phải theo dõi sát diễn biến thị trường, cân đối cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng, đặc biệt, việc điều hành giá xăng dầu trong nước theo quy định, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá với liều lượng thích hợp giúp kiểm soát mặt bằng giá chung.
Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu các giải pháp điều hành để lạm phát dưới 4% phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương.
Theo đó, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế nếu điều kiện cho phép, thời điểm phù hợp. Cùng với đó, cần điều tiết lượng cung tiền và chính sách tài khóa phù hợp, không để gây sức ép tăng giá lớn.
Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, với những mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng đến sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng, cụ thể là giá điện, Thủ tướng chỉ đạo sẽ không điều chỉnh.
Trong khi đó, liên quan đến xăng dầu, đây là mặt hàng đã điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, thời gian qua đã làm rất tốt.
Theo đó, trong 5 tháng dù giá tính trung bình so với năm ngoái tăng khoảng 28-38% nhưng do điều chỉnh quỹ bình ổn (BOG) nên giá mặt hàng xăng dầu chỉ tăng 9,3% (chưa đến 1.000 đồng/lít).
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Hà Nội, Hải Phòng và Lâm Đồng
Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của 3 địa phương là thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể, theo quy hoạch, đến năm 2020 thành phố Hà Nội có 174.429 ha đất nông nghiệp, chiếm 51,93% diện tích đất toàn thành phố; đất phi nông nghiệp 159.716 ha, chiếm 47,55%; đất chưa sử dụng là 1.747 ha, chiếm 0,52%.
Đến năm 2020 thành phố Hải Phòng có 71.805 ha đất nông nghiệp, chiếm 45,76% diện tích đất toàn thành phố; đất phi nông nghiệp là 83.249 ha, chiếm 53,06%; đất chưa sử dụng là 1.855 ha, chiếm 1,18%.
Với tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020 tỉnh có 896.811 ha đất nông nghiệp, chiếm 91,67% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp 74.987 ha, chiếm 7,66%; đất chưa sử dụng 6.536 ha, chiếm 0,67%.
Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân 3 địa phương trên xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.
Bên cạnh đó, các địa phương quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất; khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và đã cho thuê; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường...
Đồng thời, các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích.
Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 1158/QĐ-NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%; Ngân hàng Chính sách có tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Các tổ chức tín dụng quy định tại Quyết định này trong trường hợp được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% đối với tất cả các loại tiền gửi không phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc theo quy định về dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau: Tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng VND kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Ngoài ra, tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Tổ chức tín dụng khác áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau: Tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 6-2018 và thay thế các Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24-02-2009, số 1925/QĐ-NHNN ngày 26-8-2011 và số 1972/QĐ-NHNN ngày 31-8-20111 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
EU chính thức tiến hành khiếu nại Mỹ và Trung Quốc lên WTO
Ngày 01-6, Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành các thủ tục pháp lý khiếu nại Trung Quốc và Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong bối cảnh nguy cơ một cuộc chiến tranh thương mại có thể nổ ra sau khi Mỹ quyết định áp mức thuế nhập khẩu mới đối với các mặt hàng nhôm và thép của EU, Mexico và Canada.
Phát biểu họp báo tại Brussels (Bỉ), Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom cho biết quyết định này nhằm bảo đảm các bên đều tuân thủ các quy tắc trong hệ thống thương mại toàn cầu.
Bà Malmstrom chỉ trích việc Mỹ áp thuế nhôm và thép mới với EU đang "làm suy yếu hơn nữa" mối quan hệ hai bờ Đại Tây Dương, gây thiệt hại cho ngành nhôm, thép của châu Âu. Quan chức này bác bỏ lập luận của Mỹ về việc đây là biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, cho rằng quyết định mới của Washington "thuần túy là chủ nghĩa bảo hộ" và đe dọa tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Về việc khiếu nại Trung Quốc lên WTO, bà Malmstrong cho biết quyết định này liên quan tới các tranh cãi xung quanh vấn đề sở hữu trí tuệ. Quan chức này khẳng định các phát minh và sáng kiến kỹ thuật là nền tảng của kinh tế châu Âu và EU sẽ kiên quyết hành động để bảo vệ lợi thế này.
Ngày 31-5, Mỹ tuyên bố chính thức áp mức thuế mới, 10% với nhôm nhập khẩu và 25% với thép nhập khẩu, nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico sau hai tháng tạm miễn. Đến nay, Mỹ đã công bố miễn vĩnh viễn áp mức thuế mới cho các nước Australia, Argentina, Brazil và Hàn Quốc, nhưng mỗi trường hợp đều kèm theo hạn ngạch nhập khẩu.
Quyết định mới của Washington đưa ra đã ngay lập tức vấp phải cảnh báo đáp trả từ các đối tác liên quan. Giới chuyên gia lo ngại động thái của Washington sẽ đẩy cao nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các quốc gia đối tác.
Ngày 01-6, cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Francis Maude đã chỉ trích quyết định của Mỹ áp thuế nhập khẩu 10% đối với mặt hàng nhôm và 25% đối với thép của Liên minh châu Âu (EU), cho rằng quyết định này là "dại dột" và phản tác dụng.
Ông Maude cũng kêu gọi EU tránh "ăn miếng trả miếng" với Mỹ mà thay vào đó gắn chặt với tự do thương mại.
Phát biểu của ông Maude được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cảnh báo khả năng tiến hành một cuộc chiến thương mại với Mỹ sau quyết định của Washington nhắm vào EU.
Ông Maude cũng cảnh báo những quốc gia đi theo con đường bảo hộ sản xuất rằng hậu quả nặng nề cuối cùng sẽ giáng vào chính nền kinh tế của nước đó bởi kết quả không thể tránh khỏi sau những quyết định tăng thuế nhập khẩu chính là giá hàng tiêu dùng cho người dân trong nước sẽ tăng cao.
Trong khi đó, hãng Volkswagen (VW) của Đức - nhà sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu - cũng cảnh báo quyết định của chính phủ Mỹ có thể tạo ra cuộc chiến mà không có người thắng, đồng thời đánh giá quyết định này là "đáng tiếc và đáng quan ngại."
VW cho rằng từ động thái này của Washington nảy sinh chuỗi những biện pháp đáp trả tiêu cực và bất tận, theo đó VW kêu gọi Mỹ cùng EU đối thoại trong khuôn khổ các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Cùng ngày, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Đức đã nhất trí với người đồng cấp nước chủ nhà Heiko Maas cùng bảo vệ tự do thương mại và chủ nghĩa đa phương.
Phát biểu tại cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Maas cho rằng 2 nước đều là những quốc gia lớn trong lĩnh vực thương mại và là đối tác thương mại quan trọng của nhau, vì vậy việc hai nước cùng bảo vệ hệ thống thương mại tự do và chống lại chủ nghĩa bảo hộ là cần thiết, góp phần bảo vệ lợi ích chung.
Đức cũng đánh giá cao các biện pháp của Trung Quốc cắt giảm thuế và mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi thương mại với các nước trong đó có Đức.
Sự cố thanh toán thẻ Visa tại châu Âu cơ bản được khắc phục
Ngày 01-6, công ty thanh toán thẻ Visa thông báo hệ thống thanh toán của hãng đã hoạt động trở lại "gần như bình thường" và sự cố trước đó khiến nhiều người dùng tại châu Âu bị ảnh hưởng là do "lỗi phần cứng".
Trong tuyên bố mới nhất, Visa đã gửi lời xin lỗi tới các khách hàng, đồng thời thừa nhận đã không thực hiện được cam kết đảm bảo hoạt động trơn tru, liên tục của các loại thẻ do hãng cung cấp.
Hãng cũng xác nhận sự cố "dịch vụ gián đoạn" trước đó không phải là hậu quả của một cuộc tấn công mạng hay một hành vi tiếp cận trái phép nào mà chỉ là lỗi của phần cứng.
Trước đó cùng ngày, hệ thống thanh toán bằng thẻ Visa tại châu Âu đã gặp trục trặc khiến "dịch vụ gián đoạn". Sự cố này đã khiến hàng triệu người không thể mua hàng hóa, dịch vụ tại các cửa hàng, cây xăng và các ga xe lửa trên toàn châu Âu bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Visa.
Với những xã hội hầu như không sử dụng tiền mặt, tỷ lệ sử dụng thẻ thanh toán chiếm tới 77% tổng số hàng bán lẻ ở Anh tính ở thời điểm tháng 10-2017, thì trục trặc hệ thống thanh toán thẻ ngân hàng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cuộc sống thường ngày của người dân và hoạt động kinh doanh bán lẻ.
Trong khi đó, với những nước như Thụy Điển, vốn được mệnh danh là "xã hội không sử dụng tiền mặt," sự cố của Visa đã gây quan ngại lớn./.
Dù đạt được nhiều kết quả kinh tế-xã hội trong 5 tháng đầu năm 2018 nhưng theo lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, để kiểm soát được lạm phát, từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện.
Thông tin tại phiên họp báo Chính phủ tối 02-6, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra cho năm 2018, Thủ tướng yêu cầu phải theo dõi sát diễn biến thị trường, cân đối cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng, đặc biệt, việc điều hành giá xăng dầu trong nước theo quy định, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá với liều lượng thích hợp giúp kiểm soát mặt bằng giá chung.
Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu các giải pháp điều hành để lạm phát dưới 4% phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương.
Theo đó, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế nếu điều kiện cho phép, thời điểm phù hợp. Cùng với đó, cần điều tiết lượng cung tiền và chính sách tài khóa phù hợp, không để gây sức ép tăng giá lớn.
Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, với những mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng đến sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng, cụ thể là giá điện, Thủ tướng chỉ đạo sẽ không điều chỉnh.
Trong khi đó, liên quan đến xăng dầu, đây là mặt hàng đã điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, thời gian qua đã làm rất tốt.
Theo đó, trong 5 tháng dù giá tính trung bình so với năm ngoái tăng khoảng 28-38% nhưng do điều chỉnh quỹ bình ổn (BOG) nên giá mặt hàng xăng dầu chỉ tăng 9,3% (chưa đến 1.000 đồng/lít).
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Hà Nội, Hải Phòng và Lâm Đồng
Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của 3 địa phương là thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể, theo quy hoạch, đến năm 2020 thành phố Hà Nội có 174.429 ha đất nông nghiệp, chiếm 51,93% diện tích đất toàn thành phố; đất phi nông nghiệp 159.716 ha, chiếm 47,55%; đất chưa sử dụng là 1.747 ha, chiếm 0,52%.
Đến năm 2020 thành phố Hải Phòng có 71.805 ha đất nông nghiệp, chiếm 45,76% diện tích đất toàn thành phố; đất phi nông nghiệp là 83.249 ha, chiếm 53,06%; đất chưa sử dụng là 1.855 ha, chiếm 1,18%.
Với tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020 tỉnh có 896.811 ha đất nông nghiệp, chiếm 91,67% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp 74.987 ha, chiếm 7,66%; đất chưa sử dụng 6.536 ha, chiếm 0,67%.
Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân 3 địa phương trên xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.
Bên cạnh đó, các địa phương quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất; khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và đã cho thuê; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường...
Đồng thời, các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích.
Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 1158/QĐ-NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%; Ngân hàng Chính sách có tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Các tổ chức tín dụng quy định tại Quyết định này trong trường hợp được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% đối với tất cả các loại tiền gửi không phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc theo quy định về dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau: Tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng VND kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Ngoài ra, tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Tổ chức tín dụng khác áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau: Tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 6-2018 và thay thế các Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24-02-2009, số 1925/QĐ-NHNN ngày 26-8-2011 và số 1972/QĐ-NHNN ngày 31-8-20111 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
EU chính thức tiến hành khiếu nại Mỹ và Trung Quốc lên WTO
Ngày 01-6, Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành các thủ tục pháp lý khiếu nại Trung Quốc và Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong bối cảnh nguy cơ một cuộc chiến tranh thương mại có thể nổ ra sau khi Mỹ quyết định áp mức thuế nhập khẩu mới đối với các mặt hàng nhôm và thép của EU, Mexico và Canada.
Phát biểu họp báo tại Brussels (Bỉ), Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom cho biết quyết định này nhằm bảo đảm các bên đều tuân thủ các quy tắc trong hệ thống thương mại toàn cầu.
Bà Malmstrom chỉ trích việc Mỹ áp thuế nhôm và thép mới với EU đang "làm suy yếu hơn nữa" mối quan hệ hai bờ Đại Tây Dương, gây thiệt hại cho ngành nhôm, thép của châu Âu. Quan chức này bác bỏ lập luận của Mỹ về việc đây là biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, cho rằng quyết định mới của Washington "thuần túy là chủ nghĩa bảo hộ" và đe dọa tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Về việc khiếu nại Trung Quốc lên WTO, bà Malmstrong cho biết quyết định này liên quan tới các tranh cãi xung quanh vấn đề sở hữu trí tuệ. Quan chức này khẳng định các phát minh và sáng kiến kỹ thuật là nền tảng của kinh tế châu Âu và EU sẽ kiên quyết hành động để bảo vệ lợi thế này.
Ngày 31-5, Mỹ tuyên bố chính thức áp mức thuế mới, 10% với nhôm nhập khẩu và 25% với thép nhập khẩu, nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico sau hai tháng tạm miễn. Đến nay, Mỹ đã công bố miễn vĩnh viễn áp mức thuế mới cho các nước Australia, Argentina, Brazil và Hàn Quốc, nhưng mỗi trường hợp đều kèm theo hạn ngạch nhập khẩu.
Quyết định mới của Washington đưa ra đã ngay lập tức vấp phải cảnh báo đáp trả từ các đối tác liên quan. Giới chuyên gia lo ngại động thái của Washington sẽ đẩy cao nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các quốc gia đối tác.
Ngày 01-6, cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Francis Maude đã chỉ trích quyết định của Mỹ áp thuế nhập khẩu 10% đối với mặt hàng nhôm và 25% đối với thép của Liên minh châu Âu (EU), cho rằng quyết định này là "dại dột" và phản tác dụng.
Ông Maude cũng kêu gọi EU tránh "ăn miếng trả miếng" với Mỹ mà thay vào đó gắn chặt với tự do thương mại.
Phát biểu của ông Maude được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cảnh báo khả năng tiến hành một cuộc chiến thương mại với Mỹ sau quyết định của Washington nhắm vào EU.
Ông Maude cũng cảnh báo những quốc gia đi theo con đường bảo hộ sản xuất rằng hậu quả nặng nề cuối cùng sẽ giáng vào chính nền kinh tế của nước đó bởi kết quả không thể tránh khỏi sau những quyết định tăng thuế nhập khẩu chính là giá hàng tiêu dùng cho người dân trong nước sẽ tăng cao.
Trong khi đó, hãng Volkswagen (VW) của Đức - nhà sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu - cũng cảnh báo quyết định của chính phủ Mỹ có thể tạo ra cuộc chiến mà không có người thắng, đồng thời đánh giá quyết định này là "đáng tiếc và đáng quan ngại."
VW cho rằng từ động thái này của Washington nảy sinh chuỗi những biện pháp đáp trả tiêu cực và bất tận, theo đó VW kêu gọi Mỹ cùng EU đối thoại trong khuôn khổ các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Cùng ngày, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Đức đã nhất trí với người đồng cấp nước chủ nhà Heiko Maas cùng bảo vệ tự do thương mại và chủ nghĩa đa phương.
Phát biểu tại cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Maas cho rằng 2 nước đều là những quốc gia lớn trong lĩnh vực thương mại và là đối tác thương mại quan trọng của nhau, vì vậy việc hai nước cùng bảo vệ hệ thống thương mại tự do và chống lại chủ nghĩa bảo hộ là cần thiết, góp phần bảo vệ lợi ích chung.
Đức cũng đánh giá cao các biện pháp của Trung Quốc cắt giảm thuế và mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi thương mại với các nước trong đó có Đức.
Sự cố thanh toán thẻ Visa tại châu Âu cơ bản được khắc phục
Ngày 01-6, công ty thanh toán thẻ Visa thông báo hệ thống thanh toán của hãng đã hoạt động trở lại "gần như bình thường" và sự cố trước đó khiến nhiều người dùng tại châu Âu bị ảnh hưởng là do "lỗi phần cứng".
Trong tuyên bố mới nhất, Visa đã gửi lời xin lỗi tới các khách hàng, đồng thời thừa nhận đã không thực hiện được cam kết đảm bảo hoạt động trơn tru, liên tục của các loại thẻ do hãng cung cấp.
Hãng cũng xác nhận sự cố "dịch vụ gián đoạn" trước đó không phải là hậu quả của một cuộc tấn công mạng hay một hành vi tiếp cận trái phép nào mà chỉ là lỗi của phần cứng.
Trước đó cùng ngày, hệ thống thanh toán bằng thẻ Visa tại châu Âu đã gặp trục trặc khiến "dịch vụ gián đoạn". Sự cố này đã khiến hàng triệu người không thể mua hàng hóa, dịch vụ tại các cửa hàng, cây xăng và các ga xe lửa trên toàn châu Âu bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Visa.
Với những xã hội hầu như không sử dụng tiền mặt, tỷ lệ sử dụng thẻ thanh toán chiếm tới 77% tổng số hàng bán lẻ ở Anh tính ở thời điểm tháng 10-2017, thì trục trặc hệ thống thanh toán thẻ ngân hàng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cuộc sống thường ngày của người dân và hoạt động kinh doanh bán lẻ.
Trong khi đó, với những nước như Thụy Điển, vốn được mệnh danh là "xã hội không sử dụng tiền mặt," sự cố của Visa đã gây quan ngại lớn./.
Hợp tác quốc tế về an ninh, quốc phòng của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI  (06/06/2018)
Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ trong xu thế hội nhập quốc tế  (06/06/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Liên bang Micronesia  (05/06/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada  (05/06/2018)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh: Các cụ cao niên là chỗ dựa về tinh thần cho chính quyền địa phương  (05/06/2018)
2000 vụ bạo lực trẻ em ở Việt Nam mỗi năm  (05/06/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên