Công bố một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình phát triển doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016
TCCSĐT - Ngày 11-4-2017, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức Họp báo công bố một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình phát triển doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016.
Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16-5-2016, của Chính phủ về việc “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng và công bố bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; định kỳ hằng năm khảo sát, đánh giá, xếp hạng và công khai kết quả trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Ngày 31-3-2017, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra Quyết định số 435/QĐ-BKHĐT thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Tổng cục Thống kê chủ trì xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp đối với các bộ, ngành.
Tại buổi họp báo, đồng chí Phạm Quang Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Tổng số doanh nghiệp trên phạm vi cả nước tính đến thời điểm ngày 31-12-2016 là 477.808 doanh nghiệp, tăng 8% so với năm 2015. Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới cả nước năm 2016 đạt kỷ lục 110.100, tăng 16,2% so với năm 2015. Riêng vùng Trung du và miền núi phía Bắc tăng 20,2%; đồng bằng sông Hồng tăng 18,3%; Đông Nam Bộ tăng 15,4%.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký trên phạm vi cả nước cũng rất lớn, 19.917 doanh nghiệp, tăng 27,3% so với năm 2015. Có 55/63 số tỉnh, thành phố có số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2016 tăng so với năm 2015, còn lại chỉ có 8 tỉnh, thành phố có số doanh nghiệp ngừng hoạt động giảm hoặc không tăng.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, cả nước có 26.689 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2016 sau một thời gian ngừng hoạt động. Ngoài ra, cả nước cũng có 12.478 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể, tăng 31,8% so với năm 2015.
Tổng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động tính đến thời điểm ngày 31-12-2015 trên phạm vi cả nước là 442.485 doanh nghiệp, bình quân giai đoạn 2000 - 2015 mỗi năm tăng 17,6%. Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp tại thời điểm này là 12,86 triệu người, bình quân giai đoạn 2000 - 2015 mỗi năm khu vực doanh nghiệp thu hút lao động tăng thêm 9,4%.
Tổng vốn thu hút vào khu vực doanh nghiệp cả nước tại thời điểm 31-12-2015 đạt 23.656,7 nghìn tỷ đồng. Bình quân giai đoạn 2000 - 2015 mỗi năm khu vực doanh nghiệp thu hút tăng thêm 22,8% vốn cho sản xuất, kinh doanh. Năm 2015, tổng số doanh thu theo giá hiện hành của khu vực doanh nghiệp đạt 14.949,2 nghìn tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2000 - 2015 mỗi năm tăng 21,6%; lợi nhuận trong giai đoạn này cũng tăng 19%; đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp năm 2015 là 746,4 nghìn tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2000 - 2015 mỗi năm khu vực này đóng góp tăng 18,2%./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng thống Hungary  (11/04/2017)
Nhận thức khoa học - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI  (11/04/2017)
Chuyến thăm Séc của Chủ tịch Quốc hội nhìn từ góc độ kinh tế  (11/04/2017)
Việt Nam mong muốn tăng xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh sang Qatar  (11/04/2017)
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp với Myanmar  (10/04/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương  (10/04/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay