Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 20 đến 26-3-2017)
23:08, ngày 28-03-2017
TCCSĐT - Ngân hàng Chính sách Xã hội căn cứ vào mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và căn cứ vào các ý kiến, đề xuất của người vay để đề nghị các bộ, ngành kiến nghị Chính phủ xem xét nâng mức cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ mức tối đa 6 triệu đồng/công trình lên tối đa 12 triệu đồng/công trình trong năm nay để phù hợp với chi phí và giá cả hiện nay.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ "biến đất công thành tư" tại Hà Nội
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, theo nội dung phản ánh của báo Thanh tra số 53 ra ngày 01-7-2016 với bài "Biến đất công thành tư, Chủ tịch huyện thoát tội".
Trước đó, báo Thanh tra số 53 ra ngày 01-7-2016 có bài "Biến đất công thành tư, Chủ tịch huyện thoát tội" phản ánh việc ông Lê Công Lộc tự ý san lấp gần 1.000m2 đất nông nghiệp thuê của thôn Lễ Pháp, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh cấp "sổ đỏ" đất ở lâu dài do bố mẹ để lại. Vụ việc bị phát giác, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" nhưng chỉ có một số cán bộ xã Tiên Dương bị truy tố, làm cho người dân bức xúc, cho rằng sai phạm là nghiêm trọng, có hệ thống, có sự bao che cho số cán bộ huyện Đông Anh có liên quan.
Để bảo đảm kỷ cương pháp luật và sự bình đẳng, công bằng trong tuân thủ pháp luật, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội điều tra làm rõ các hành vi vi phạm của các đối tượng nêu trên và xem xét hành vi vi phạm của ông Lê Công Lộc để xử lý nghiêm, đúng pháp luật.
Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng chỉ đạo một số trường hợp, cơ quan điều tra đã xác định hành vi có dấu hiệu "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" nhưng chỉ xử lý hành chính là không đúng quy định của pháp luật; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm túc, đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7718/VPCP-V.I ngày 15-6-2016 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo kết quả điều tra, xử lý vụ án lên Thủ tướng Chính phủ.
Kiến nghị tăng mức cho vay chương trình nước sạch lên 12 triệu đồng
Ngân hàng Chính sách Xã hội cho biết, hiện nay mức vay 6 triệu đồng/công trình/hộ nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn so với nhu cầu của các hộ vay vốn chưa đáp ứng được chi phí xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh đạt chuẩn.
Hiện tại, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã căn cứ vào mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và căn cứ vào các ý kiến, đề xuất của người vay để đề nghị các bộ, ngành kiến nghị Chính phủ xem xét nâng mức cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ mức tối đa 6 triệu đồng/công trình lên tối đa 12 triệu đồng/công trình trong năm nay để phù hợp với chi phí và giá cả hiện nay.
Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, mục tiêu đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.
Thời gian tới, để bảo đảm cho các hộ dân ở các khu vực nông thôn trên toàn quốc được sử dụng nước sạch và có nhà vệ sinh bảo đảm chất lượng, Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể tại các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền; phổ biến các chính sách tín dụng về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở khu vực nông thôn tiếp cận và vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng các công trình nước sạch và công trình vệ sinh. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh công tác thu nợ, thu lãi đúng kỳ hạn để nguồn vốn được tiếp tục xoay vòng, tạo cơ hội cho hộ khác được tiếp cận.
Sau gần 13 năm triển khai, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tính đến hết tháng Hai, dư nợ của chương trình đạt hơn 24.123 tỷ đồng với trên 2,5 triệu khách hàng đang vay vốn. Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách trong gần 13 năm qua đã giúp cho các hộ vay xây dựng được trên 8,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh (trong đó: gần 4,6 triệu công trình nước sạch và trên 4,3 triệu công trình vệ sinh), cho gần 5,2 triệu lượt hộ gia đình trên toàn quốc được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, góp phần đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng dân cư và nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn.
Công khai 13 cơ quan không báo cáo kết quả giám sát tài chính
Mười ba cơ quan đại diện chủ sở hữu không thực hiện báo cáo gồm Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam; tỉnh An Giang; tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; tỉnh Bắc Giang; tỉnh Cao Bằng; thành phố Cần Thơ; tỉnh Đắk Lắk; tỉnh Kon Tum; tỉnh Phú Yên; tỉnh Quảng Trị; tỉnh Sơn La. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Văn phòng Chính phủ công khai các cơ quan đại diện chủ sở hữu không thực hiện báo cáo kết quả giám sát tài chính theo quy định trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu không gửi báo cáo về Bộ Tài chính theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06-10-2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017: AIIB ủng hộ toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu và những ý kiến trái chiều không thể đảo chiều tiến trình này. Đây là quan điểm chung của các thành viên Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), được Chủ tịch Kim Lập Quần nêu ra tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017.
Phát biểu ngày 25-3 tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017 ở tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, Chủ tịch AIIB Kim Lập Quần khẳng định không có đối tượng bị thua thiệt trong một nền kinh tế toàn cầu hóa. Ông nhấn mạnh 57 thành viên sáng lập AIIB, cũng như của 13 thành viên mới và 15 thành viên khác đang hoàn tất tiến trình gia nhập, chia sẻ nhận thức chung rằng toàn cầu hóa là xu thế thời đại.
Chủ tịch AIIB cũng đề cao tầm quan trọng của việc đối thoại với những bên nhận hỗ trợ tài chính trước khi quyết định triển khai một dự án nhằm tăng cường lợi ích cho người dân. Theo ông, khi thúc đẩy dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, các nhà lãnh đạo AIIB có quan điểm phải đối thoại với chính phủ về cách thức đầu tư có thể mang lại lợi ích tối đa cho người dân. Chủ tịch Kim Lập Quần cũng đề cập đến "tầm nhìn rộng lớn", theo đó, chú trọng tới các yếu tố kinh tế - xã hội toàn cầu trong thúc đẩy sự kết nối và thịnh vượng tại châu Á.
Châu Âu đã sẵn sàng đàm phán chia tay nước Anh
Ngày 20-3, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã sẵn sàng cho tiến trình đàm phán đưa nước Anh rời khỏi EU, còn được gọi là Brexit. Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Anh Theresa May ấn định thời điểm chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, đánh dấu khởi động tiến trình này.
Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn của Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker, ông Margaritis Schinas cho biết EU đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị và đã sẵn sàng cùng Anh thảo luận các vấn đề. Ông Schinas cũng xác nhận EC đã nhận được thông báo từ Thủ tướng May về việc kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon vào ngày 29-3 tới.
Trong khi đó, trên tài khoản Twitter cá nhân, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk tuyên bố sẽ công bố bản dự thảo hướng dẫn về Brexit trong vòng 48 giờ sau khi Anh kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon. Việc London kích hoạt Điều khoản 50 Hiệp ước Lisbon là điều kiện bắt buộc để khởi động tiến trình đàm phán giữa Anh và EU liên quan đến Brexit. Tuy nhiên, hãng tin AFP dẫn một số nguồn tin EU cho biết các cuộc đàm phán chính thức nhiều khả năng sẽ phải đợi 6-8 tuần sau khi Anh kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon bởi lãnh đạo 27 nước thành viên EU (không có Anh) phải tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh để thông qua dự thảo hướng dẫn của Chủ tịch Tusk.
Theo một số quan chức, cuộc họp này có thể sẽ diễn ra vào đầu tháng Năm tới. Sau cuộc họp, Ủy ban châu Âu - cơ quan hành pháp của EU - sẽ ra đề xuất chính thức về việc khỏi động quá trình đàm phán. 27 quốc gia EU sẽ thông qua đề xuất này, từ đó trao quyền đàm phán cho người đứng đầu nhóm đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier - chính thức khởi động tiến trình thương lượng dự kiến kéo dài 2 năm./.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, theo nội dung phản ánh của báo Thanh tra số 53 ra ngày 01-7-2016 với bài "Biến đất công thành tư, Chủ tịch huyện thoát tội".
Trước đó, báo Thanh tra số 53 ra ngày 01-7-2016 có bài "Biến đất công thành tư, Chủ tịch huyện thoát tội" phản ánh việc ông Lê Công Lộc tự ý san lấp gần 1.000m2 đất nông nghiệp thuê của thôn Lễ Pháp, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh cấp "sổ đỏ" đất ở lâu dài do bố mẹ để lại. Vụ việc bị phát giác, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" nhưng chỉ có một số cán bộ xã Tiên Dương bị truy tố, làm cho người dân bức xúc, cho rằng sai phạm là nghiêm trọng, có hệ thống, có sự bao che cho số cán bộ huyện Đông Anh có liên quan.
Để bảo đảm kỷ cương pháp luật và sự bình đẳng, công bằng trong tuân thủ pháp luật, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội điều tra làm rõ các hành vi vi phạm của các đối tượng nêu trên và xem xét hành vi vi phạm của ông Lê Công Lộc để xử lý nghiêm, đúng pháp luật.
Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng chỉ đạo một số trường hợp, cơ quan điều tra đã xác định hành vi có dấu hiệu "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" nhưng chỉ xử lý hành chính là không đúng quy định của pháp luật; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm túc, đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7718/VPCP-V.I ngày 15-6-2016 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo kết quả điều tra, xử lý vụ án lên Thủ tướng Chính phủ.
Kiến nghị tăng mức cho vay chương trình nước sạch lên 12 triệu đồng
Ngân hàng Chính sách Xã hội cho biết, hiện nay mức vay 6 triệu đồng/công trình/hộ nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn so với nhu cầu của các hộ vay vốn chưa đáp ứng được chi phí xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh đạt chuẩn.
Hiện tại, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã căn cứ vào mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và căn cứ vào các ý kiến, đề xuất của người vay để đề nghị các bộ, ngành kiến nghị Chính phủ xem xét nâng mức cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ mức tối đa 6 triệu đồng/công trình lên tối đa 12 triệu đồng/công trình trong năm nay để phù hợp với chi phí và giá cả hiện nay.
Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, mục tiêu đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.
Thời gian tới, để bảo đảm cho các hộ dân ở các khu vực nông thôn trên toàn quốc được sử dụng nước sạch và có nhà vệ sinh bảo đảm chất lượng, Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể tại các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền; phổ biến các chính sách tín dụng về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở khu vực nông thôn tiếp cận và vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng các công trình nước sạch và công trình vệ sinh. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh công tác thu nợ, thu lãi đúng kỳ hạn để nguồn vốn được tiếp tục xoay vòng, tạo cơ hội cho hộ khác được tiếp cận.
Sau gần 13 năm triển khai, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tính đến hết tháng Hai, dư nợ của chương trình đạt hơn 24.123 tỷ đồng với trên 2,5 triệu khách hàng đang vay vốn. Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách trong gần 13 năm qua đã giúp cho các hộ vay xây dựng được trên 8,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh (trong đó: gần 4,6 triệu công trình nước sạch và trên 4,3 triệu công trình vệ sinh), cho gần 5,2 triệu lượt hộ gia đình trên toàn quốc được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, góp phần đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng dân cư và nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn.
Công khai 13 cơ quan không báo cáo kết quả giám sát tài chính
Mười ba cơ quan đại diện chủ sở hữu không thực hiện báo cáo gồm Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam; tỉnh An Giang; tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; tỉnh Bắc Giang; tỉnh Cao Bằng; thành phố Cần Thơ; tỉnh Đắk Lắk; tỉnh Kon Tum; tỉnh Phú Yên; tỉnh Quảng Trị; tỉnh Sơn La. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Văn phòng Chính phủ công khai các cơ quan đại diện chủ sở hữu không thực hiện báo cáo kết quả giám sát tài chính theo quy định trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu không gửi báo cáo về Bộ Tài chính theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06-10-2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017: AIIB ủng hộ toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu và những ý kiến trái chiều không thể đảo chiều tiến trình này. Đây là quan điểm chung của các thành viên Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), được Chủ tịch Kim Lập Quần nêu ra tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017.
Phát biểu ngày 25-3 tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017 ở tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, Chủ tịch AIIB Kim Lập Quần khẳng định không có đối tượng bị thua thiệt trong một nền kinh tế toàn cầu hóa. Ông nhấn mạnh 57 thành viên sáng lập AIIB, cũng như của 13 thành viên mới và 15 thành viên khác đang hoàn tất tiến trình gia nhập, chia sẻ nhận thức chung rằng toàn cầu hóa là xu thế thời đại.
Chủ tịch AIIB cũng đề cao tầm quan trọng của việc đối thoại với những bên nhận hỗ trợ tài chính trước khi quyết định triển khai một dự án nhằm tăng cường lợi ích cho người dân. Theo ông, khi thúc đẩy dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, các nhà lãnh đạo AIIB có quan điểm phải đối thoại với chính phủ về cách thức đầu tư có thể mang lại lợi ích tối đa cho người dân. Chủ tịch Kim Lập Quần cũng đề cập đến "tầm nhìn rộng lớn", theo đó, chú trọng tới các yếu tố kinh tế - xã hội toàn cầu trong thúc đẩy sự kết nối và thịnh vượng tại châu Á.
Châu Âu đã sẵn sàng đàm phán chia tay nước Anh
Ngày 20-3, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã sẵn sàng cho tiến trình đàm phán đưa nước Anh rời khỏi EU, còn được gọi là Brexit. Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Anh Theresa May ấn định thời điểm chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, đánh dấu khởi động tiến trình này.
Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn của Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker, ông Margaritis Schinas cho biết EU đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị và đã sẵn sàng cùng Anh thảo luận các vấn đề. Ông Schinas cũng xác nhận EC đã nhận được thông báo từ Thủ tướng May về việc kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon vào ngày 29-3 tới.
Trong khi đó, trên tài khoản Twitter cá nhân, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk tuyên bố sẽ công bố bản dự thảo hướng dẫn về Brexit trong vòng 48 giờ sau khi Anh kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon. Việc London kích hoạt Điều khoản 50 Hiệp ước Lisbon là điều kiện bắt buộc để khởi động tiến trình đàm phán giữa Anh và EU liên quan đến Brexit. Tuy nhiên, hãng tin AFP dẫn một số nguồn tin EU cho biết các cuộc đàm phán chính thức nhiều khả năng sẽ phải đợi 6-8 tuần sau khi Anh kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon bởi lãnh đạo 27 nước thành viên EU (không có Anh) phải tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh để thông qua dự thảo hướng dẫn của Chủ tịch Tusk.
Theo một số quan chức, cuộc họp này có thể sẽ diễn ra vào đầu tháng Năm tới. Sau cuộc họp, Ủy ban châu Âu - cơ quan hành pháp của EU - sẽ ra đề xuất chính thức về việc khỏi động quá trình đàm phán. 27 quốc gia EU sẽ thông qua đề xuất này, từ đó trao quyền đàm phán cho người đứng đầu nhóm đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier - chính thức khởi động tiến trình thương lượng dự kiến kéo dài 2 năm./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyundai Motor  (28/03/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh luôn ủng hộ Dự án xây dựng trường Đại học Fullbright Việt Nam  (28/03/2017)
Nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam  (28/03/2017)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Bắc Kinh tăng cường hợp tác  (28/03/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên