Hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình ở Bắc Giang
Công tác phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Bắc Giang được đẩy mạnh từ những năm 90 của thế kỷ trước, ban đầu chỉ là một nội dung trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Sau khi có Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21-2-2005, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đặc biệt sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang phê duyệt Kế hoạch thực hiện chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2010, công tác gia đình đã được quan tâm triển khai từ cấp tỉnh đến cơ sở.
Các lực lượng cùng vào cuộc
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2008 đến hết năm 2011, toàn tỉnh xảy ra gần 2.700 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, có nhiều vụ bạo hành để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, với hành vi dã man. Trước thực trạng trên, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở đã cùng vào cuộc. Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, quy định rõ trách nhiệm của các ngành liên quan, ủy ban nhân dân các cấp trong việc thi hành Luật.
Bước đầu, tỉnh chủ trương thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng, chống BLGĐ, CLB gia đình phát triển bền vững từ cơ sở. Lúc mới phát động (năm 2009), chỉ có những CLB điểm ở một số huyện, sau 3 năm, mô hình này đã được tổ chức ở tất cả 10 huyện, thành phố với 520 CLB, thu hút 1.400 hội viên tham gia.
Theo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, công tác tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ đã được triển khai khá tốt: phòng văn hóa - thông tin, các huyện, thành phố, các đơn vị chức năng đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức: pa-nô, áp-phích, khẩu hiệu, tuyên truyền lưu động, tổ chức hội thi, hội diễn,…; Sở Tư pháp tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý (mỗi năm tổ chức trên 200 đợt trợ giúp pháp lý lưu động); Hội Phụ nữ tỉnh cấp phát hàng nghìn cuốn sách Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, sổ tay tuyên truyền về cơ sở. Tổ chức tập huấn cho 230 cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn; hơn 500 chủ nhiệm, phó chủ nhiệm CLB phòng, chống BLGĐ trong toàn tỉnh; nhiều cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên trang, chuyên mục tìm hiểu pháp luật phòng, chống BLGĐ, kinh nghiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Bên cạnh việc đẩy mạnh, coi công tác vận động, tỉnh cũng luôn xác định phải triển khai đồng thời các biện pháp cứng với cơ sở là hành lang pháp lý. Công an tỉnh đã chỉ đạo tuyến cơ sở thường trực tiếp nhận tin báo 24/24h, chủ động thực hiện các biện pháp buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực, trực tiếp bảo vệ nạn nhân và yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Đối với các vụ việc vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phối hợp với chính quyền địa phương giáo dục, răn đe, xử lý nghiêm về hành chính. Tỉnh cũng giao cho lực lượng công an xã, phường, thị trấn trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, giáo dục các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ. Từ khi thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, ngành kiểm sát tỉnh đã thụ lý giải quyết 15 vụ án về tội "Giết người"; 17 vụ án về tội "Cố ý gây thương tích"; 2 vụ án về tội "Hành hạ vợ" có liên quan đến BLGĐ.
Xây dựng mô hình điểm
Thông qua Dự án “Xây dựng năng lực địa phương phòng, chống bạo lực gia đình” từ nguồn viện trợ của Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam, tỉnh đã xây dựng mô hình điểm về phòng, chống BLGĐ tại 2 xã Tân Thịnh và Tân Dĩnh (huyện Lạng Giang) trong năm 2010, 2011. Sau 2 năm triển khai, không chỉ số vụ BLGĐ giảm mà 2 xã trên còn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Hai xã đã thành lập 10 CLB, với 379 thành viên tham gia (Tân Dĩnh: 189 thành viên; Tân Thịnh 190 thành viên), có ban chủ nhiệm, có quy chế hoạt động. Hằng tháng, tổ chức sinh hoạt theo các chủ đề về gia đình, phòng, chống BLGĐ; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe sinh sản; phương pháp nuôi dạy con, định hướng nghề nghiệp, bạn bè cho con; trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình; hỗ trợ, giúp nhau khi khó khăn… Ban điều hành 2 xã cũng đã lựa chọn cán bộ cơ sở thành lập nhóm phòng, chống BLGĐ gồm 10 thành viên, do trưởng công an xã làm nhóm trưởng; xây dựng quy chế, phân công địa bàn, rà soát số gia đình có nguy cơ bạo lực cao, phân công từng thành viên theo dõi nắm bắt tình hình, can thiệp kịp thời khi có xung đột; hằng tháng nhóm họp giao ban trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong ngăn ngừa, phòng chống BLGĐ tại thôn.
Theo thống kê năm 2009, toàn huyện Lạng Giang xảy ra 550 vụ BLGĐ, chủ yếu là bạo lực thân thể và bạo lực tinh thần; năm 2011 giảm còn 290 vụ. Riêng đối với 2 xã dự án, năm 2009 xảy ra 98 vụ, đến năm 2011 chỉ còn 23 vụ. Có thể nói, sau hơn 5 năm triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2008), công tác phòng, chống BLGĐ ở Bắc Giang đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Bài học được rút ra ở đây là tăng cường công tác tuyên truyền kết hợp với áp dụng các biện pháp phòng ngừa, răn đe, nghiêm khắc xử lý khi có vi phạm ngay từ cơ sở.
Kết quả đạt được và kinh nghiệm
Một là, nhận thức của người dân về phòng, chống BLGĐ được nâng cao. Khi từng người dân hiểu được giá trị của mối quan hệ bình đẳng, giá trị của một gia đình hạnh phúc mà trong đó mỗi thành viên đều biết sẻ chia và cảm thông thì đó chính là nền tảng quan trọng và bền vững của việc phòng, chống BLGĐ.
Hai là, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, chống BLGĐ. Việc lồng ghép phòng, chống BLGĐ vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống gia đình, giữ gìn an ninh, trật tự,… đã giúp khắc phục tình trạng tuyên truyền chung chung, gắn trách nhiệm vào lãnh đạo từng ngành, từng cấp, góp phần hạn chế BLGĐ.
Ba là, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương được tăng cường thông qua việc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể nắm chắc tình hình ở cơ sở, làm tốt công tác hòa giải từ cơ sở, ngăn chặn, giải quyết tốt các mâu thuẫn, xung đột, không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng./.
Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị quán triệt các nghị quyết và kết luận của Hội nghị Trung ương 6, khóa XI  (28/02/2013)
Thêm nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (27/02/2013)
Thêm nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (27/02/2013)
"Nắm bắt, giải quyết khó khăn cho người lao động"  (27/02/2013)
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô  (27/02/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay