Xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm
Ngày 18-6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã họp dưới sự chủ trì của Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.
Các đại biểu dự cuộc họp thống nhất đánh giá, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, trực tiếp là tỉnh ủy, ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, Tây Nguyên đã và đang giữ vững ổn định chính trị, xã hội và đạt được nhiều kết quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân.
Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh vô hiệu hóa, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu phục hồi tổ chức, phát triển lực lượng của bọn phản động fulro; tập trung bảo đảm an ninh nông thôn, xử lý kịp thời một số vụ việc phức tạp về tranh chấp, khiếu kiện đất đai, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Hệ thống chính trị cơ sở có chuyển biến tích cực trong việc tổ chức bám dân, nắm tình hình, đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, giữ gìn an ninh, trật tự…
Đồng chí Trần Đại Quang nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quán triệt, thực hiện các nghị quyết của Đảng, Chính phủ về Tây Nguyên, nhất là Kết luận số 12 - KL/TW ngày 24-10-2011 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2020 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
Đồng chí Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh, cần giải quyết tốt vấn đề đất đai, việc làm nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập; hỗ trợ cây, con giống, làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm để đồng bào phát triển sản xuất, cải thiện đời sống; làm tốt công tác định canh, định cư và ổn định đời sống với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới và đồng bào kinh tế mới, số di cư tự do đang gặp khó khăn, để hạn chế và tiến tới chấm dứt việc di dân tự do.
Về phương hướng công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên thời gian tới, đồng chí Trần Đại Quang nêu rõ, để giữ vững an ninh, trật tự, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, phải tổ chức tốt công tác nắm tình hình, phân tích và dự báo đúng tình hình, đặc biệt là nắm tình hình từ xa, từ bên ngoài và tại cơ sở để kịp thời đề xuất các chủ trương, giải pháp, đối sách chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Cùng với đó, cần khẩn trương giải quyết các vụ việc tranh chấp khiếu kiện đất đai có liên quan đến tôn giáo, dân tộc; kiên quyết xử lý các hoạt động lợi dụng khiếu kiện để gây rối, phá hoại. Phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Tây Nguyên với các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo; thực hiện nghiêm túc Kết luận số 160/KL - TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 01/2005/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với đạo Tin Lành, từng bước đưa sinh hoạt của đạo Tin Lành vào quản lý bằng pháp luật, góp phần làm thất bại âm mưu tuyên truyền, xuyên tạc, lợi dụng của các thế lực thù địch.
Đồng chí Trần Đại Quang chỉ rõ, cần tập trung xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, gần dân, sát dân, hoạt động ngày càng có chất lượng, hiệu quả, động viên được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong phát triển sản xuất, xây dựng buôn làng, chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh từ cơ sở.
Trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác cán bộ là người dân tộc thiểu số; duy trì tỷ lệ thích đáng và bảo đảm cơ cấu cán bộ người dân tộc thiểu số trong bộ máy Đảng, chính quyền từ các tỉnh đến cơ sở, đồng thời quy hoạch tạo nguồn, chuẩn bị đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, bảo đảm có đội ngũ kế cận trong 5 - 10 năm. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số theo phương châm: Kết hợp vừa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng bổ sung kiến thức phổ thông để bảo đảm chuẩn về văn hóa, vừa đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị.
Đồng chí Trần Đại Quang khẳng định, việc ổn định, phát triển Tây Nguyên phải đặt trong tổng thể chung của cả nước, gắn với khu vực trọng điểm miền Trung, Đông Nam Bộ, khu vực “tam giác phát triển” Việt Nam - Lào - Campuchia. Phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững phải trên nền tảng bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.
Từ nay đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc, đời sống văn hóa, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc được cải thiện, chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững./.
Kinh tế thế giới cần 70 nghìn tỉ USD để phát triển  (19/06/2012)
Hy Lạp công bố kết quả cuối cùng cuộc bầu cử Quốc hội  (19/06/2012)
Điện mừng Thủ tướng Vương quốc Lesotho  (19/06/2012)
Phát động giải báo chí "Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ 10 - năm 2012  (19/06/2012)
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020  (19/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay