Vĩnh Phúc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
TCCS - Ngày 20-8-2024, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Duy Đông có buổi làm việc với Sở Xây dựng về công tác quản lý, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, hết năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 13 dự án nhà ở xã hội, với tổng diện tích 65,4 ha, gồm 10.143 căn; trong đó có 732 căn nhà thấp tầng, 9.411 căn nhà chung cư. Các dự án nhà ở xã hội phù hợp với các quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và tập trung chủ yếu ở thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên. Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh mới có 6/13 dự án nhà ở xã hội được triển khai xây dựng, đưa vào sử dụng, với 2.082 căn, gồm: Khu nhà ở công nhân và người thu nhập thấp Khu công nghiệp Khai Quang; Dự án khu nhà ở thu nhập thấp Vinaconex Xuân Mai; Dự án nhà ở Công ty Honda Việt Nam; Dự án khu nhà ở xã hội phường Liên Bảo; Dự án khu nhà ở thu nhập thấp phường Phúc Thắng; Dự án khu nhà ở hỗn hợp và thu nhập thấp An Phú.
Đối với đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp theo Quyết định số 338 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ phải hoàn thành 8.800 căn hộ trong giai đoạn 2022 - 2025 và 19.500 căn hộ trong giai đoạn 2026 - 2030. Đây là chỉ tiêu cao, rất khó để hoàn thành vì nguồn lực đầu tư cho nhà ở xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp. Hơn nữa quy định của pháp luật hiện hành về nhà ở xã hội còn nhiều vướng mắc, nhất là chính sách ưu đãi chủ đầu tư.
Về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình nhà ở xã hội trong quỹ đất 20% của các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, hiện trên địa bàn tỉnh có 8 dự án nhà ở xã hội độc lập, quy mô sử dụng đất trên 65,1ha, với khoảng 9.500 căn; 16 dự án có dành diện tích để xây dựng nhà ở xã hội, quy mô khoảng 15.373 căn. Các dự án này cơ bản gặp khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Các đại biểu cho rằng, việc triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh khó khăn do những vướng mắc trong giải quyết thủ tục đầu tư; công tác lựa chọn nhà đầu tư và giám sát chủ đầu tư thực hiện dự án. Đồng thời, đề nghị tỉnh rà soát lại các dự án đầu tư, quy trình đấu thầu đầu tư dự án; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát đầu tư. Tăng cường đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng; thực hiện gia hạn cho các dự án. Do đó, cần sớm báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình nhà ở xã hội trong quỹ đất 20% của các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở; đồng thời tăng cường kiểm tra, rà soát và yêu cầu nhà đầu tư có cam kết thực hiện dự án.
Đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan trong công tác quản lý, phát triển nhà ở xã hội, đồng chí Trần Duy Đông nhấn mạnh, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm đến việc đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội nhằm giúp công nhân, lao động, người có thu nhập thấp “an cư lạc nghiệp”.
Trước những khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu về xây dựng nhà ở xã hội, đồng chí Trần Duy Đông yêu cầu Sở Xây dựng tiếp tục là cơ quan đầu mối, chủ công trong rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội, phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 2 dự án nhà ở xã hội được khởi công. Cùng với đó, nghiên cứu, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực này; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Kế hoạch số 238 về thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai dự án.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành rà soát các dự án đầu tư; tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án theo quy định. Sở Tài chính rà soát lại việc ứng tiền đối với các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai các dự án; xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng nếu có. Các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư sớm hoàn thiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện dự án. Tăng cường giám sát việc triển khai đầu tư xây dựng, bảo đảm theo chấp thuận chủ trương đầu tư và quy hoạch được phê duyệt.
Đồng chí Trần Duy Đông chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho từng nhóm dự án nhà ở xã hội, nhất là các dự án có thể khởi công ngay trong năm 2024./.
Vĩnh Phúc xây dựng các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa vững vàng hội nhập  (20/08/2024)
Tỉnh Vĩnh Phúc: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử  (19/08/2024)
Nông dân Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu  (18/08/2024)
Nhà ở xã hội cho công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay  (28/05/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm