Huyện Chương Mỹ chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển
TCCS - Những năm qua, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội luôn chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, qua đó tạo đòn bẩy quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Những kết quả đạt được
Triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17-3-2021, của Thành ủy Hà Nội, về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025, Huyện ủy Chương Mỹ ban hành Chương trình 09-CTr/HU, ngày 18-3-2021, về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Chương Mỹ - Hà Nội thanh lịch, văn minh, giai đoạn 2021 - 2025”; Nghị quyết số 31-NQ/HU, ngày 15-9-2022, về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và các đề án, kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả công tác văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Chương Mỹ - Hà Nội thanh lịch, văn minh. Hội đồng nhân dân huyện ban hành 4 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; 20 nghị quyết về phê duyệt chủ trương, phê chuẩn kế hoạch đầu tư các dự án đầu tư công lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục hằng năm và giai đoạn. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng, ban hành 3 quyết định, 15 kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU, Chương trình 09-CTr/HU hằng năm, đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, ngành và các xã, thị trấn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án để tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của chương trình, kế hoạch tại địa phương, đơn vị.
Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp, các chương trình, kế hoạch của Thành ủy Hà Nội và huyện Chương Mỹ được triển khai bài bản, khoa học. Công tác tuyên truyền về nội dung của Chương trình 06 được thực hiện rộng khắp trên địa bàn huyện, với nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện được coi trọng, tạo sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.
Đối với lĩnh vực văn hóa: Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 93,7% (vượt 5,7% chỉ tiêu thành phố giao và vượt 1,7% so với chỉ tiêu nghị quyết hội đồng nhân dân huyện giao, tăng 2,2% so với cùng kỳ); tỷ lệ thôn (làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” đạt 93%; tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”, đạt 90,4%. Trên toàn huyện có 99% số đám cưới, 100% số đám tang tổ chức theo nếp sống văn minh (trong đó có 786 đám tang thực hiện hỏa táng, đạt 57,8%); 48/48 lễ hội truyền thống được tổ chức an toàn, văn minh, tiết kiệm. Công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa được tăng cường; thực hiện dự án đầu tư công tu bổ tôn tạo 13 di tích, tu sửa cấp thiết chống xuống cấp bằng nguồn vốn sự nghiệp văn hóa đối với 2 di tích, chỉ đạo sửa chữa chống xuống cấp 21 di tích. Công tác quản lý, phát triển du lịch được quan tâm thực hiện.
Việc chăm lo đời sống vật chất cho người lao động tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp luôn được duy trì thường xuyên. Đời sống tinh thần, môi trường văn hóa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được bảo đảm. Chất lượng giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện được nâng lên. Huyện luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển văn hóa. Các công trình văn hóa, trường học, trạm y tế được quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận, hưởng thụ, nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Chương Mỹ ngày càng được nâng cao. Tính đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt 74 triệu đồng/người/năm.
Đối với lĩnh vực kinh tế, năm 2023, huyện hoàn thành và hoàn thành vượt mức 13/15 chỉ tiêu thành phố giao; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 11,5%; các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều tăng so với 2022. Cơ cấu kinh tế của huyện Chương Mỹ chuyển dịch đúng định hướng. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng và môi trường được tăng cường và quản lý theo đúng quy định. Tính đến hết năm 2023, toàn huyện có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện nông thôn mới.
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, năm 2023, thành phố Hà Nội giao huyện Chuyên Mỹ xây dựng thêm 10 trường học đạt chuẩn quốc gia; huyện đã đề nghị kiểm tra công nhận mới 12 trường (đạt 120% chỉ tiêu thành phố giao), công nhận lại 6 trường, công nhận trước thời hạn lên mức độ 2 là 1 trường, đến nay tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia 83 trường, đạt 74,78% (trong đó có 14 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2). 38/38 trường tiểu học thực hiện học 2 buổi/ngày với tổng số 34.119/34.119 học sinh tham gia đạt 100%; 81 trường tổ chức học bán trú; 32/32 xã, thị trấn được công nhận chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ III, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ II và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ III. Kết thúc năm học 2022 - 2023, toàn huyện có 9.063 học sinh giỏi cấp huyện, 135 học sinh giỏi cấp thành phố, 395 học sinh giỏi cấp quốc gia, 112 học sinh giỏi cấp quốc tế. Tỷ lệ tốt nghiệp: 100% số học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học; tốt nghiệp trung học cơ sở, đạt 99,8%; tỷ lệ đỗ vào lớp 10 trường trung học phổ thông công lập đạt 85,6% so với tổng số học sinh dự thi; chất lượng giáo dục đại trà chuyển biến tích cực.
Huyện Chương Mỹ luôn chú trọng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh khối lớp 10 trung học phổ thông; tổ chức tốt kỳ thi nghề phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 98,21%. Ngành giáo dục huyện đã liên kết với trường trung cấp dạy nghề cho 33 lớp với 1.261 học sinh; tổ chức dạy nghề phổ thông cho 284 lớp với 10.201 học sinh các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh: Năm 2023, tỷ suất sinh thô thực hiện 13,25‰ (bảo đảm mức sinh thay thế, đạt so với chỉ tiêu nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện giao); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 11,58% (giảm 0,21% so với cùng kỳ, vượt 0,01% so với chỉ tiêu thành phố và nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện giao); tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh là 111,3 trẻ trai/100 trẻ gái; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 7,9% (giảm 0,4% so với cùng kỳ, vượt 0,3% chỉ tiêu thành phố và nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện giao); duy trì 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% số trạm y tế xã, thị trấn triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động theo nguyên lý y học gia đình; số bác sĩ/vạn dân đạt 9 bác sĩ; số giường bệnh/vạn dân 13 giường bệnh. Số lượt người khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện là 232.602 lượt người (tăng 39,9% so với cùng kỳ); công suất sử dụng giường bệnh đạt 108,49% (tăng 23,04% so với cùng kỳ); khám, chữa bệnh tại 32 trạm y tế xã, thị trấn và 2 phòng khám đa khoa khu vực đạt 173.804 lượt người (giảm 23.308 lượt người so với cùng kỳ). Tỷ lệ sàng lọc trước sinh 87,81% (tăng 1,81% so với cùng kỳ); tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 88,64% (tăng 2,64% so với cùng kỳ); tiêm đủ 8 loại vắc xin cho trẻ em đạt 94,4% (tăng 11,7% so với cùng kỳ); triển khai các biện pháp phòng, tránh thai cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đạt 111,8% (tăng 2,8% so với cùng kỳ). Huyện Chương Mỹ thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra; khống chế, kiểm soát kịp thời, hiệu quả dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác. Trong tháng 1 và 2-2024, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo triển khai đợt cao điểm tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện đăng ký tài khoản để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt; chi trả trợ cấp ưu đãi theo quy định.
Đối với công tác bảo hiểm xã hội, các chỉ tiêu đều thực hiện vượt kế hoạch giao, cụ thể: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,7% (vượt 0,2% chỉ tiêu thành phố và nghị quyết hội đồng nhân dân huyện giao; tăng 1,2% so với năm 2022); tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 43,4% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 39,7% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 2,3% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.
Tổng dư nợ 10 chương trình tín dụng chính sách đến ngày 31-12-2023 đạt 742,7 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, với 15.657 hộ gia đình đang còn dư nợ. Đến ngày 31-12-2023, nguồn ngân sách địa phương (thành phố và huyện) ủy thác triển khai cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chương Mỹ là 434 tỷ đồng, triển khai cho vay 2 chương trình (gồm cho vay tạo việc làm và duy trì mở rộng việc và cho vay hộ nghèo về nhà ở) với dư nợ 434 tỷ đồng (tăng 75,4 tỷ đồng so đầu năm), với hơn 8.000 hộ vay. Hiệu quả của đồng vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ tích cực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất - kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.
Triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2024, huyện đã phê duyệt danh sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cho 44 hộ gia đình, trong đó có 32 hộ xây mới và 12 hộ sửa chữa; thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội; tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chính sách, bảo trợ xã hội. Rà soát, lập danh sanh sách những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn huyện để tổ chức các đoàn cán bộ, lãnh đạo huyện đến thăm hỏi, tặng quà động viên nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024). Thực hiện tốt công tác trẻ em, bình đẳng giới; triển khai các kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động; giải quyết việc làm; ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm và phòng, chống tệ nạn xã hội tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện năm 2024.
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các nhà văn hóa, thiết chế văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và xây dựng, bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” ở một số xã, thị trấn còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh karaoke vẫn chưa thật sự quyết liệt. Tiến độ, chất lượng xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia chưa đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 còn thấp (14/83 trường). Chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến tích cực, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội ở các xã, thị trấn còn hạn chế. Việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn gặp khó khăn. Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng, nhưng còn thấp so với tiềm năng...
Thời gian tới, huyện Chương Mỹ sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch chuyên đề năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ sung địa điểm, diện tích các trường học, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, trung tâm văn hóa xã vào Quy hoạch xây dựng vùng huyện trình thành phố phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Huyện tập trung thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp phổ thông. Tăng cường chỉ đạo việc đầu tư, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 7 trường, công nhận lại 12 trường, nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia lên 90 trường, đạt 81,08%.
Bên cạnh đó, huyện chú trọng quản lý chặt chẽ gắn với việc nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chủ động triển khai các chương trình y tế. Triển khai hiệu quả biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, từng bước nâng cao chất lượng dân số. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, đặc biệt là với nông dân, học sinh, sinh viên các trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn để từng bước tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chú trọng nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Giữ gìn và phát huy nếp sống văn minh tại khu dân cư và cơ quan, công sở, trong việc tổ chức lễ hội, cưới hỏi, tang lễ, kết hợp với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; tiếp tục định kỳ rà soát, bổ sung hương ước, quy ước. Tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế. Đẩy mạnh phong trào toàn dân rèn luyện sức khỏe, phát triển thể dục thể thao quần chúng. Tăng cường, nâng cao chất lượng truyền thanh và các hình thức tuyên truyền khác.
Đẩy mạnh công tác dạy nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm, phấn đấu đạt 100% kế hoạch đề ra. Thực hiện hiệu quả các chính sách trợ giúp đối với người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Hoàn thành kế hoạch hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; rà soát, ban hành quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2024./.
Ứng dụng hệ thống các lý thuyết về di cư trong giải quyết vấn đề di cư tự do ở vùng Tây Nguyên hiện nay  (04/07/2024)
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay  (30/07/2023)
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay  (30/07/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay