PHÁT BIỂU ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC: “Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững”
Kính thưa quý vị đại biểu, khách quý!
Đại hội XIII của Đảng đã tạo dấu ấn đậm nét khi đề cập đến vấn đề phát triển văn hóa, con người trong tổng thể đường lối phát triển chung của đất nước. Văn hóa được coi là một trong các trụ cột phát triển, là nền tảng tinh thần, là động lực, và nguồn lực cho phát triển. Tuy nhiên, để phát huy được các giá trị văn hóa, con người thực sự trở thành nguồn lực cho phát triển, nhất là đối với các địa phương, trước hết phải trên cơ sở nhận diện đúng, trúng, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện các giá trị văn hóa, con người phù hợp bối cảnh, điều kiện từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, lợi thế từng địa phương. Từ những căn cứ, cơ sở lý luận, từ những yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đó, hôm nay Tỉnh ủy Quảng Ninh và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững”.
Trước tiên, thay mặt Ban Tổ chức, trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các vị khách quý, các nhà khoa học, các quý vị đại biểu đã có mặt trong Hội thảo ngày hôm nay.
Thưa các đồng chí,
Được nhìn nhận ở vai trò “nguồn lực” là một bước ngoặt quan trọng trong nhận thức về văn hóa và phát triển.
Nguồn lực là tổng thể các giá trị vật chất và phi vật chất để phục vụ cho mục tiêu phát triển. Nguồn lực văn hóa là một nguồn lực đặc biệt, trong khi các nguồn lực tự nhiên không tái tạo, như than, dầu, sắt... là hữu hạn, càng khai thác, càng cạn kiệt, thì nguồn lực văn hóa là vô tận, trên cơ sở có chủ trương đúng đắn, có đường lối và cách thức phát triển phù hợp thì các nguồn lực văn hóacàng khai thác, khơi dậy, phát huy càng gia tăng. Và Quảng Ninh, với những lợi thế ít địa phương có được, được thừa hưởng cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực văn hóa rất dồi dào, đa dạng, phong phú. Nguồn lực tự nhiên - nổi bật nhất là nguồn khoáng sản than, trong mỗi chúng ta cũng như người dân cả nước đều thân thương, quen thuộc gọi Quảng Ninh là vùng đất mỏ. Nguồn lực văn hóa - là nguồn lực được kết tinh bởi vốn tài nguyên thiên nhiên. Quảng Ninhđã hình thành nên một hệ thống giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, giàu bản sắc và nhân văn. Quảng Ninh hiện có kho di sản văn hóa lớn với hơn 600 di sản văn hóa vật thể; gần 3.000 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể. Đó là các sản phẩm vật chất chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể (bao gồm di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh; các làng nghề; đền, chùa…), các giá trị văn hóa phi vật thể (bao gồm các phong tục, tập quán, các nét văn hóa truyền thống độc đáo của 22 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh, của những đặc trưng văn hóa, con người vùng Đông Bắc, của văn hóa biển, văn hóa tâm linh,… Quảng Ninh có cả ba không gian văn hóa: không gian văn hóa núi đồi, không gian văn hóa đồng bằng và không gian văn hóa biển đảo,
Đặc biệt, hiện nay, nguồn lực văn hóa đang được nhận diện với các ngành công nghiệp văn hóa. Trong số 13 ngành công nghiệp văn hóa (theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030), tiềm năng, lợi thế của Quảng Ninh hiện diện ở nhiều ngành, và đặc biệt hiện diện nổi bật ở ngành du lịch văn hóa,... Đây được xác định là nguồn lực quan trọng vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần cho nhân dân trong tỉnh và khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Quảng Ninh, là “con đường” ngắn nhất quảng bá hình ảnh Quảng Ninh với nhân dân cả nước và hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế, bởi, Quảng Ninh có vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và năm 2000 - Di sản này không chỉ mang ý nghĩa lớn đối với tỉnh mà còn là niềm tự hào của đất nước Việt Nam, là tài sản quốc gia, là một trong những đặc trưng nhận diện của du lịch Việt Nam. Nếu trở thành một “điểm đến” hấp dẫn bền vững đối với du khách quốc tế, Vịnh Hạ Long sẽ trở thành một nguồn lực to lớn không chỉ cho Quảng Ninh mà cho cả đất nước, hiệu ứng không chỉ là thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch văn hóa phát triển mà giá trị gia tăng sẽ hiện diện ở các lĩnh vực khác, từ công nghiệp dịch vụ, thương mại, đầu tư nước ngoài,…
Quảng Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong tập trung đầu tư trọng điểm phát triển đồng bộ, hiện đại hạ tầng thiết chế văn hóa. Việc tập trung xây dựng dự án thiết chế văn hóa của Quảng Ninh ở cấp tỉnh được đánh giá là ngang tầm với phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, cũng là tỉnh kêu gọi đầu tư, nhất là thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư xây dựng một số hạ tầng thiết yếu, hiện đại, như sân bay, bến cảng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, casino, khách sạn từ 5 đến 7 sao, các resort cao cấp...; xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư khu vui chơi giải trí phức hợp cao cấp, đường giao thông, hạ tầng về cung cấp điện, nước, các công viên chuyên đề, trung tâm thương mại... tạo ra sự đồng bộ trong phát triển du lịch.
Quảng Ninh là tỉnh có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, con người Quảng Ninh cũng thể hiện những đặc trưng chung, đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, kết hợp với bản sắc rất riêng của vùng đất được coi là “cái nôi” của giai cấp công nhân Việt Nam, truyền thống công nhân vùng Mỏ, “Kỷ luật và Đồng tâm” đã được hình thành, vun bồi thành một di sản tinh thần của công nhân vùng mỏ, trở thành một đặc trưng của con người vùng mỏ. Trải qua quá trình phát triển, các đặc trưng “Năng động - Sáng tạo - Hào sảng - Lành mạnh - Văn minh - Thân thiện” đã được nhận diện là những đặc trưng của con người Quảng Ninh (Nghị quyết số 11-NQ/TU năm 2018 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”).
Về tiềm năng nguồn lực văn hóa, con người, tại buổi làm việc với Ban Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhân dịp thăm tỉnh ngày 06/4/2022, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá “Các tiềm năng về lịch sử, văn hóa, con người Quảng Ninh được khơi dậy, phát huy; nhiều di tích văn hóa được đầu tư bảo tồn, tôn tạo; có cơ chế thích hợp để chuyển hóa thành nguồn lực phục vụ trực tiếp cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội”.
Tuy nhiên, xu thế vận động và phát triển tiếp tục đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi Quảng Ninh không chỉ tiếp cận những nhận thức mới về phát triển bền vững, nhận diện mới về các giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh hiện tại đồng thời đặt trong tầm nhìn trung hạn và dài hạn, mà còn phải có giải pháp thực tế hiệu quả để chuyển hóa các giá trị này thực sự trở thành nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển là tất yếu.
Trong Hội thảo hôm nay, với mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn nhận diện, khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh hiện nay đối với Quảng Ninh, Ban Tổ chức rất mong các đại biểu tập trung vào 5 nội dung cơ bản:
Thứ nhất, nhận diện và những căn cứ, cơ sở khoa học, lịch sử, cơ sở chính trị, pháp lý,… để nhận diện các giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh thời kỳ hiện nay đồng thời đặt trong tầm nhìn trung hạn và dài hạn.
Thứ hai, làm rõ hơn các phương thức, hình thức khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa, con người phù hợp với đặc điểm đặc thù, với tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Ninh; vai trò của các chủ thể trong quá trình này.
Thứ ba, đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được, những tồn tại trong quá trình khơi dậy các giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh thời gian qua; phân tích nguyên nhân thành công và hạn chế.
Thứ tư, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nhanh, bền vững với phát triển con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh.
Thứ tư, những gợi mở giải pháp cho Quảng Ninh để nhận diện được đầy đủ, toàn diện, sâu sắc, và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, con người thực sự trở thànhnguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững.
Thứ năm, gợi mở các kiến nghị chính sách của tỉnh với Trung ương; kiến nghị cơ chế, chính sách cụ thể của các địa phương với tỉnh.
Kính thưa toàn thể Hội nghị,
Trong quá trình chuẩn bị Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 80 báo cáo tham luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn. Ban Tổ chức hy vọng Hội thảo khoa học lần này là dịp để chúng ta trao đổi, thảo luận sâu về chủ đề trên, từ đó góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn để Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững.
Thay mặt Ban Tổ chức kính chúc các quý vị đại biểu, các nhà khoa học cùng toàn thể các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Chúc Hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô  (30/09/2023)
Kỳ họp thứ tám của Hội đồng Lý luận Trung ương  (30/09/2023)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp