Quảng Ninh thắt chặt mức đánh giá an toàn phòng, chống dịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch
TCCS - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa có chỉ đạo điều chỉnh hướng dẫn tạm thời đánh giá an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đối với các cơ sở kinh doanh du lịch theo hướng thắt chặt hơn. Đây là lần thứ hai Quảng Ninh thực hiện đánh giá an toàn dịch COVID-19 đối với các cơ sở kinh doanh du lịch.
Theo đó, các cơ sở kinh doanh du lịch đạt mức độ an toàn cao và an toàn phải đạt đủ 23 nội dung cơ bản, thiết yếu (giảm 1 nội dung) hoặc thực hiện đủ hay ít hơn 12 nội dung khuyến khích.
Các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ không đạt mức độ an toàn nếu không đạt 1 trong 23 nội dung cơ bản, thiết yếu. Mặc dù, các nội dung mang tính cơ bản, thiết yếu bắt buộc phải thực hiện giảm 1 nội dung song các điều kiện để cơ sở kinh doanh du lịch đạt mức độ an toàn lại được thắt chặt hơn.
Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị kinh doanh du lịch phải tổ chức đo thân nhiệt đối với khách đến sử dụng dịch vụ và người đến liên hệ, làm việc, người cung cấp vật tư, hàng hóa. Các cơ sở này cũng phải cung cấp khẩu trang cho khách khi có nhu cầu và được khuyến khích lắp đặt vách ngăn bàn ăn.
Các nội dung cơ bản, thiết yếu khác vẫn tiếp tục được thực hiện: Cơ sở có kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh; có tổ, đội, phòng ban phòng, chống dịch; niêm yết mã QR và bảng thông tin hướng dẫn bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; trên 95% người lao động tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.
Cùng với đó, lập đường dây “nóng”; lắp đặt vách ngăn tại khu vực lễ tân, quầy bán vé, quầy thanh toán, bàn ăn uống; có phòng, khu vực cách ly tạm thời; thường xuyên thực hiện quy trình vệ sinh, khử trùng khu vực công cộng, nơi tổ chức dịch vụ đông người...
Việc tự đánh giá được thực hiện định kỳ, thường xuyên với tần suất 1 lần/tuần và công bố trước 12 giờ thứ 6 hằng tuần thông tin cập nhật, điều chỉnh mức độ an toàn của các cơ sở.
Sở Du lịch phải ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết việc đánh giá an toàn phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với các quy mô, loại hình... cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh trước ngày 5-12-2021.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh giao Sở Du lịch, chính quyền các địa phương hướng dẫn, đánh giá và dán nhãn hoặc treo biển nhận diện mức độ an toàn phòng, chống dịch với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn.
Đồng thời, thường xuyên giám sát hợp lý, không kiểm tra thường xuyên gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở; khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất để cơ sở kinh doanh du lịch đạt yêu cầu an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, việc đánh giá mức độ an toàn của các cơ sở kinh doanh du lịch được tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ cuối tháng 10-2021, ngay sau khi tỉnh quyết định mở cửa lại các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ và văn hóa xã hội khác để trở lại trạng thái bình thường mới, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Theo đó, 24 nội dung cơ bản, thiết yếu mà các cơ sở dịch vụ du lịch phải đáp ứng đầy đủ mới bảo đảm an toàn như: Có kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh tại cơ sở; có tổ, đội, phòng ban phòng, chống dịch; niêm yết mã QR và bảng thông tin hướng dẫn bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; trên 95% người lao động tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19; lập đường dây “nóng”.
Việc bố trí bồn khách sử dụng dịch vụ phải bảo đảm đúng nguyên tắc khoảng cách, giãn cách tại mọi không gian; lắp đặt vách ngăn tại khu vực lễ tân, quầy bán vé, quầy thanh toán, bàn ăn uống…; có phòng, khu vực cách ly tạm thời; thường xuyên thực hiện quy trình vệ sinh, khử trùng khu vực công cộng, nơi tổ chức dịch vụ đông người…
Ngoài ra, còn có 11 nội dung khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện như: Phát động phong trào thi đua khen thưởng đối với cá nhân chấp hành tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19; bố trí dự phòng phương tiện phòng hộ cá nhân; test nhanh xét nghiệm SARS-CoV-2 khi có trường hợp nghi nhiễm; xây dựng quy trình nội bộ, yêu cầu phương thức, ý thức, tác phong làm việc của người lao động trong phòng, chống dịch; bố trí người chuyên theo dõi công tác y tế hoặc bộ phận y tế phối hợp y tế địa phương xử trí khi có trường hợp mắc…
Những cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có mức độ an toàn, an toàn cao đều phải thực hiện đầy đủ 24 nội dung cơ bản, thiết yếu và thực hiện một phần hoặc đầy đủ các nội dung khuyến khích. Cơ sở không an toàn là những cơ sở không đạt một trong số 24 nội dung cơ bản, thiết yếu.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh giao Sở Du lịch, chính quyền các địa phương triển khai hướng dẫn, đánh giá và dán nhãn hoặc treo biển nhận diện mức độ an toàn phòng, chống dịch với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát, khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất để cơ sở kinh doanh du lịch đạt yêu cầu an toàn phòng, chống dịch COVID-19./.
Kim Huế (tổng hợp)
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Đông Triều quyết tâm thực hiện thành công “mục tiêu kép” năm 2021  (16/12/2021)
Thành phố Cẩm Phả: Nỗ lực cải cách hành chính, hướng tới xây dựng Cẩm Phả trở thành đô thị loại I  (16/12/2021)
Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Phú Yên  (14/12/2021)
Xây dựng nông thôn mới ở huyện Hải Hà: Kết quả đạt được và giải pháp  (12/12/2021)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp